Đức ngừng cấp visa cho hộ chiếu Indonesia do thiếu chỗ ký tên của người sở hữu
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, giới chức Indonesia đang phối hợp giải quyết vấn đề dẫn tới việc Đại sứ quán Đức tại nước này từ chối cấp visa cho một số hộ chiếu do thiếu chỗ để người mang hộ chiếu ký tên.
Trong một thông cáo ngày 14/8, Tổng cục Nhập cư thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia cho biết Bộ này cùng Bộ Ngoại giao Indonesia đang thảo luận về vấn đề này với Đại sứ quán Đức tại Jakarta. Để giải quyết tạm thời, Tổng cục Nhập cư đã chỉ đạo các văn phòng nhập cư hướng dẫn người mang hộ chiếu bổ sung chữ ký vào các trang “Bị chú”, vốn đôi khi được sử dụng để ghi thay đổi họ tên sau khi kết hôn hoặc ly hôn.
Theo Vụ trưởng Giao thông thuộc Tổng cục Nhập cư Amran Aris, người mang hộ chiếu muốn thêm chữ ký vào các trang “Bị chú” có thể gửi yêu cầu đến các văn phòng nhập cư hoặc Đại sứ quán Indonesia ở nước ngoài và sẽ không phải trả chi phí.
Trong khi đó, trang web của Đại sứ quán Đức tại Jakarta cho hay “hộ chiếu không có phần ghi chữ ký” của Indonesia sẽ không được cấp visa cho đến khi có thông báo mới và chính phủ hai nước vẫn đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Cơ quan đại diện ngoại giao Đức ở Indonesia cũng lưu ý rằng chữ ký được bổ sung trên các trang “Bị chú” của hộ chiếu “không được công nhận để thay thế phần chữ ký bắt buộc”.
Trước đó, ngày 12/8, Bộ Ngoại giao Indonesia đã gửi công hàm đề nghị Đại sứ quán Đức ở Jakarta chấp nhận đơn xin thị thực của những người Indonesia mang hộ chiếu không có chữ ký.
Theo công hàm trên, Chính phủ Indonesia ban hành loại hộ chiếu này từ năm 2019 đến năm 2020, trước khi quay trở lại sử dụng mẫu hộ chiếu có phần ghi chữ ký của người sở hữu hộ chiếu vào năm 2021.
Hiện chưa rõ liệu các quốc gia khác có từ chối công nhận hộ chiếu thiếu phần ghi chữ ký của người mang hộ chiếu hay không. Indonesia đứng thứ 76 thế giới theo xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henley 2022 của công ty tư vấn nhập cư Henley & Partners. Công dân Indonesia có thể đến 72 quốc gia mà không cần xin thị thực.
Đức: Đưa quy định bắt buộc nhân viên y tế tiêm ngừa COVID-19 vào Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp CHLB Đức ngày 19/5 đã phán quyết rằng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 là bắt buộc đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, và điều này được quy định trong Hiến pháp Đức.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác bỏ các khiếu nại đối với quy định tiêm chủng bắt buộc, khẳng định rằng việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương được đặt lên hàng đầu. Phán quyết của tòa án nêu rõ các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện, nhà dưỡng lão cũng như các phòng khám, dịch vụ cấp cứu, trung tâm phẫu thuật và cơ sở cho người khuyết tật đều phải thực hiện quy định này.
Tòa án thừa nhận rằng với luật vừa được chính thức ban hành, những người làm việc trong các lĩnh vực y tế hoặc chăm sóc sức khỏe mà không muốn tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ phải tự giải quyết vấn đề bằng cách đổi việc làm hoặc nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên y tế hoặc chăm sóc sức khỏe là biện pháp duy nhất để bảo vệ người cao tuổi và người bệnh, nhóm có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 và có nhiều khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach đã hoan nghênh phán quyết trên của Tòa án Hiến pháp và cảm ơn các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng trên toàn quốc. Ông khẳng định: "Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương".
Trên thực tế, từ giữa tháng 3 vừa qua, các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe ở Đức đều phải chứng minh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc chứng nhận mới khỏi bệnh, nếu không muốn đối mặt với hình thức phạt tiền, thậm chí cấm làm việc.
Nổ súng tại trường học ở Đức Ngày 19/5, cảnh sát Đức thông báo xảy ra một vụ nổ súng tại trường học ở thành phố Bremerhaven miền Bắc nước này. Cụ thể, cảnh sát xác nhận vụ nổ súng tại trường học đã khiến một người bị thương và một đối tượng tình nghi đã bị bắt giữ. Hiện cảnh sát địa phương đang tiếp tục điều tra vụ...