Đức kêu gọi người dân tiết kiệm khí đốt trước lo ngại Nga cắt nguồn cung
Lo ngại Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Đức đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới.
Trạm tiếp nhận khí đốt của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, hệ thống đường ống chạy dưới Biển Baltic từ Nga đến Đức. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, hôm 2/7, Giám đốc Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức Klaus Mueller đã kêu gọi các hộ gia đình kiểm tra và điều chỉnh các lò hơi, bộ tản nhiệt khí đốt để tối ưu hóa hiệu quả của những thiết bị này. Ông nói với tạp chí Funke Mediengruppe của Đức: “Việc bảo trì có thể giúp giảm lượng tiêu thụ khí đốt từ 10 đến 15%”. Ông Mueller cũng khuyến khích các hộ gia đình nên bắt đầu bàn về việc tiết kiệm khí đốt ngay lúc này, trước khi mùa đông kéo đến.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi Nga cắt giảm 60% nguồn cung khí đốt tự nhiên đến Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 1 vào đầu tháng này. Công ty năng lượng Gazprom của Nga giải thích rằng động thái này được đưa ra sau khi công ty Siemens Energy của Đức đã không trả thiết bị đúng hạn cho một trạm nén khí. Trước đó, Siemens Energy gửi các thiết bị đó đến Canada để sửa chữa.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Đức đã bác bỏ lời giải thích trên. Họ coi việc cắt giảm này là động thái chính trị nhằm phản ứng lại các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga, sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Video đang HOT
Ông Robert Habeck – Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng kinh tế và Bảo vệ Khí hậu, người chịu trách nhiệm về các vấn đề năng lượng của Đức – cho biết Nga có thể dừng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc bắt đầu từ ngày 11/7 để tiến hành bảo trì thường kỳ. Trong những năm trước, hoạt động này đã khiến tuyến đường ống này phải đóng cửa trong khoảng 10 ngày.
Theo ông Mueller, trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt, các hộ gia đình, cũng như các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão, sẽ được ưu tiên hàng đầu, song không loại trừ khả năng giới chức sẽ phải cắt điện để đảm bảo nguồn cung.
“Tôi cam kết rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tránh xảy ra kịch bản các hộ gia đình không có khí đốt. Chúng tôi đã rút ra bài học sâu sắc từ cuộc khủng hoảng COVID-19 rằng không nên hứa điều gì, nếu không hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi có thể thực hiện điều đó”, ông nói.
Cũng trong ngày 2/7, Công ty Hóa chất và Hàng tiêu dùng Đức Henkel cho biết họ đang cân nhắc khuyến khích nhân viên của mình làm việc tại nhà vào mùa đông để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra.
Thượng nghị sĩ về môi trường của chính quyền bang Hamburg cũng bày tỏ lo ngại tương tự. Chính trị gia này cho biết ông không thể loại trừ việc Hamburg sẽ cần hạn chế sử dụng nước nóng cho các hộ gia đình trong trường hợp thiếu khí đốt.
Ông Jens Kerstan nói với tờ Welt am Sonntag: “Trong trường hợp khẩn cấp về tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng, chúng tôi chỉ có thể cung cấp nước nóng vào một số thời điểm nhất định trong ngày”.
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Kinh tế Habeck đã kích hoạt giai đoạn 2 trong kế hoạch khẩn cấp gồm 3 giai đoạn của Đức về nguồn cung khí đốt tự nhiên. Ông cảnh báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu có nguy cơ phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng” và các mục tiêu dự trữ cho mùa đông đang gặp rủi ro.
Đức trở thành nước đóng góp lớn nhất ở châu Âu cho NATO
Phát biểu ngày 28/6 khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7), Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết đầu tư của Đức cho quốc phòng do cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ đưa Đức trở thành quốc gia đóng góp lớn nhất ở châu Âu cho NATO.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Lâu đài Elmau, Đức, ngày 28/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn lời Thủ tướng Scholz cho biết, cùng với Mỹ, Đức chắc chắn sẽ là nước châu Âu đóng góp lớn nhất cho NATO và nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện đang trong quá trình tạo ra một quân đội thông thường lớn nhất trong khuôn khổ NATO ở châu Âu. Theo Thủ tướng Scholz, Đức sẽ chi trung bình hằng năm từ 70-80 tỷ euro cho quốc phòng trong vài năm tới, đồng nghĩa với việc Đức là quốc gia đầu tư nhiều nhất cho quốc phòng.
Chỉ vài ngày sau khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Scholz đã tuyên bố thành lập một quỹ đặc biệt cho quân đội trị giá 100 tỷ euro (105 tỷ USD) nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quân đội Đức, bù đắp tình trạng thiếu hụt kinh phí kéo dài hàng thập kỷ qua. Cam kết đáp ứng mục tiêu chi 2% cho quốc phòng của NATO của Thủ tướng Scholz được xem là sự thay đổi chính sách lớn từ cách tiếp cận quốc phòng thận trọng truyền thống của Đức do những vấn đề sau chiến tranh. Đức đã giảm dần quy mô quân đội kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, từ mức khoảng 500.000 quân vào thời điểm thống nhất nước Đức năm 1990 xuống chỉ còn 200.000 quân.
Liên quan kế hoạch củng cố sườn phía Đông NATO, kế hoạch "sự hiện diện tăng cường phía trước" theo thuật ngữ của NATO sẽ giúp củng cố lực lượng ở Litva, Estonia, Latvia và Ba Lan bằng một lữ đoàn bổ sung từ 3.000 đến 5.000 binh sĩ. Do việc đóng quân thường xuyên rất tốn kém, trong khi những nước cung cấp lực lượng hàng đầu như Đức (ở Litva), Anh (ở Estonia) và Canada (ở Latvia) cũng phải đối mặt với những vấn đề thực tế do thiếu quân lực, Thủ tướng Scholz đã đưa ra một đề xuất thỏa hiệp.
Theo báo Thế giới (Welt), sẽ chỉ có bộ phận nhỏ của lữ đoàn mới được đóng quân tại chỗ. Quân số này bao gồm các nhân viên, một số lực lượng làm quân báo, bảo dưỡng cũng như tại các kho đạn và nhiên liệu. Trong khi đó, phần lớn binh sĩ vẫn ở lại trong nước. Với trường hợp ở Litva, một lữ đoàn của quân đội Đức sẽ ở chế độ sẵn sàng, luyện tập trong nước và trong thời gian này cũng hoàn thành các cuộc diễn tập ở Litva để làm quen với địa điểm triển khai tiềm năng. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, Anh và Canada cũng sẽ được thuyết phục theo mô hình này. Lực lượng Mỹ chịu trách nhiệm ở Ba Lan đã có lực lượng quy mô lữ đoàn tại chỗ đồn trú ở nước này.
Lần đầu tiên kể từ năm 2010, 30 quốc gia thành viên NATO có kế hoạch thông qua về một khái niệm chiến lược mới tại Madrid. Đây sẽ là văn kiện quan trọng của liên minh xuyên Đại Tây Dương, xác định các mối đe dọa đối với tình hình chính sách an ninh hiện tại và đưa ra các hướng dẫn hoạt động trong vài năm tới.
Bộ trưởng Kinh tế Đức tiết lộ mức độ khủng hoảng khí đốt Khủng hoảng thiếu hụt khí đốt hiện nay khiến Đức chịu hậu quả nghiêm trọng hơn cú sốc về dầu mỏ năm 1973 - Bộ trưởng Kinh tế nước này Robert Habeck nhìn nhận. Hệ thống đường ống dẫn khí trên đất liền từ Nga sang Đức Nord Stream 2 ở Lubmin, Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Habeck, Đức đang phải...