Đức đặt mục tiêu ’sổ lồng’ vào tháng 8
Đức sẽ dỡ bỏ các hạn chế xã hội và kinh tế nhằm ngăn nCoV sau khi toàn bộ dân chúng được tiêm vaccine, dự kiến vào tháng sau.
“Khi tất cả dân Đức đã được tiêm vaccine, sẽ không còn lời biện minh nào về mặt pháp lý hay chính trị cho bất cứ loại hạn chế nào nữa”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết ngày 6/7 và dự kiến điều này sẽ diễn ra vào khoảng tháng 8.
Khoảng 56,5% dân Đức đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và gần 39% hoàn thành liệu trình, Bộ Y tế Đức cho biết. Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó nói rằng muốn tiêm cho toàn bộ dân Đức trước ngày 21/9.
Ngoại trưởng Đức Heiko Mass phát biểu tại cuộc họp của các bộ trưởng NATO ngày 1/6. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mass hồi tháng 1 kêu gọi chính phủ Đức nới lỏng các hạn chế đối với người được tiêm vaccine, đề xuất cho phép họ tới rạp chiếu phim hoặc dùng bữa trong nhà hàng. Tuy nhiên, các bộ trưởng khác phản đối đề xuất miễn trừ đặc biệt cho người được tiêm vaccine do Ngoại trưởng Mass đưa ra.
Một số quốc gia đang xem xét cách thức dỡ các hạn chế để giúp hệ thống y tế bị quá tải bởi số ca nhiễm tăng vọt.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 5/7 vạch kế hoạch chấm dứt các hạn chế trong hai tuần, động thái được coi là phép thử liệu việc triển khai tiêm vaccine Covid-19 thần tốc có đủ để bảo vệ dân Anh trước biến chủng Delta dễ lây lan hay không.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 185 triệu ca nhiễm, hơn 4 triệu ca tử vong và hơn 169 triệu người đã bình phục. Đức là vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và thứ 6 châu Âu, ghi nhận hơn 3,7 triệu ca nhiễm và gần 92.000 ca tử vong.
Bộ trưởng Y tế Đức bị kêu gọi từ chức vì bê bối khẩu trang
Bộ trưởng Y tế Đức đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức vì cáo buộc cho rằng cơ quan của ông đã lên kế hoạch phân phối khẩu trang "loại 2", không đủ bảo vệ chống lại COVID-19 cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Bộ trưởng Y tế Jens Spahn là chủ đề của một cuộc tranh luận gay gắt tại Quốc hội Đức hôm 9/6. Ảnh: EPA
Theo trang The Guardian (Anh), Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt tại Quốc hội liên bang nước này vào chiều ngày 9/6 với cáo buộc phân phối cho cộng đồng dễ bị tổn thương loại khẩu trang không đạt tiêu chuẩn an toàn để bảo vệ sức khoẻ trong dịch COVID-19.
Trước đó, một viện dưỡng lão đã nhận được những chiếc khẩu trang này và phát hiện chúng rất nặng mùi và cần được xử lý trước khi sử dụng.
Những chiếc khẩu trang này thuộc loại FFP2, có chức năng lọc khí dung lỏng và rắn, thường thích hợp cho môi trường y tế, được nhập khẩu từ một nhà sản xuất Trung Quốc với trị giá ước tính hơn 1,2 tỉ USD.
Ông Spahn, thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã phủ nhận các cáo buộc trên và cho rằng những chiếc khẩu trang đã được Bộ Y tế kiểm tra theo đúng quy trình.
Vào quý đầu tiên của năm 2020, giới chức đã đặt hàng lô khẩu trang này trong bối cảnh tình trạng khan hiếm khẩu trang đang diễn ra trên toàn thế giới. Theo một báo cáo trên tạp chí Der Spiegel, Bộ Y tế Đức đã lên kế hoạch phân phát loại khẩu trang này cho người vô gia cư, người khuyết tật và những người nhận trợ cấp. Tuy nhiên, Bộ Lao động nước này đã từ chối phê duyệt việc sử dụng chúng.
Trong cuộc tranh luận tại Quốc hội, các đại biểu thuộc đảng đối lập Die Linke cũng công kích hàng loạt sai phạm mà ông Spahn mắc phải, bao gồm không chuẩn bị kỹ càng cho việc đối phó với đại dịch mặc dù đã được cảnh báo. Bộ trưởng Y tế cũng bị cáo buộc không tác động Liên minh châu Âu (EU) mua và dự trữ vaccine mặc dù Đức giữ vị trí chủ tich Hội đồng châu Âu. Đồng thời, ông Spahn cũng cho phép nhiều trung tâm ở Đức thử nghiệm vaccine mà thiếu sự giám sát chặt chẽ.
Ông Carsten Schneider của Đảng Dân chủ Xã hội Đức cho biết ông "rất tức giận khi các nhóm dễ bị tổn thương đã được phân phối khẩu trang hạng 2". Ông đánh giá hoạt động của bộ y tế trong thời kỳ đại dịch là "dưới mức trung bình".
Đảng Dân chủ Tự do cũng đã kêu gọi một ủy ban điều tra đặc biệt tìm hiểu rõ về vụ việc này.
Israel bắn rơi "máy bay không người lái Iran" áp sát không phận Israel tuyên bố đã bắn rơi một máy bay không người lái (UAV) của Iran khi nó tiếp cận gần không phận của nhà nước Do Thái, giữa lúc chiến sự giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine leo thang. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho Ngoại trưởng Đức Heiko Maas xem một vật thể được cho là mảnh UAV của Iran...