Đức công bố báo cáo về dấu tích của sự cố hạt nhân Chernobyl sau 30 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 8/10, cơ quan an toàn thực phẩm Đức cho biết mặc dù không vượt quá giới hạn cho phép, nhưng khoảng 95% các mẫu nấm dại thu thập tại Đức trong 6 năm qua cho thấy tình trạng nhiễm phóng xạ từ thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 vẫn tồn tại.
Phóng xạ không thoát và vẫn lưu lại trong các khu rừng. Ảnh minh họa: Reuters
Báo cáo của Văn phòng liên bang về an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng (BVL) xác nhận nồng độ cao của các đồng vị cesium-137 và cesium-134 mang dấu hiệu đặc trưng của vụ nổ Chernobyl, đặc biệt là ở miền Nam nước Đức. Tuy nhiên, không có mẫu nào trong số 74 mẫu được thử nghiệm vượt quá giới hạn cho phép là 600 becquerels phóng xạ/kg (1 becquerel là cường độ phóng xạ của vật khi vật đó phân rã trong 1 giây).
BVL cho biết chất phóng xạ ngấm lâu lại trong các khu rừng là do hệ sinh thái của rừng luân chuyển, khiến phóng xạ không thoát và vẫn lưu lại. Điều này cho thấy là nấm hoang dã bị ô nhiễm lâu hơn nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp khác.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 tại Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã phát nổ, gây ra vụ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử với một lượng lớn chất phóng xạ thải ra ngoài môi trường, phát tán nhiều khu vực tại châu Âu.
Vụ nổ lò phản ứng trong quá trình thử nghiệm an toàn này đã trực tiếp cướp đi sinh mạng của khoảng 30 người. Tuy nhiên, có tới hàng nghìn người được cho là đã tử vong sau đó do nhiễm độc phóng xạ trên khắp Ukraine cũng như nước láng giềng Belarus ở phía Bắc và Nga ở phía Đông
Hậu quả của vụ nổ kéo dài trong hàng chục năm qua, đặc biệt là đối với sức khỏe con người. Theo giới chức khoa học, tình trạng các bệnh ung thư gia tăng đột biến trong nhiều năm qua ở những khu vực gần đó, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.
Hiện con số nạn nhân chính thức trong thảm họa này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Một báo cáo của Liên hợp quốc hồi năm 2005 ước tính khoảng 4.000 người đã tử vong do nhiễm độc phóng xạ ở các nước Ukraine, Nga và Belarus. Trong khi đó, nghiên cứu của tổ chức môi trường Greenpeace một năm sau đó cho thấy khoảng 100.000 người đã mất đi mạng sống do thảm họa này. Hàng trăm nghìn người đã được sơ tán khỏi khu vực xảy ra thảm họa và Vùng Cấm Chernobyl vẫn là “vùng đất chết”.
Video đang HOT
Giải pháp để trẻ nhỏ được đi lại khi không có thẻ xanh
Không phải quốc gia nào cũng triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em. Do đó, để được phép tham gia các hoạt động xã hội, trẻ cần một số điều kiện khác thay thế thẻ xanh.
Thẻ xanh được xem là "hộ chiếu" với người dân khi nhiều nước đang dần mở cửa. Điều kiện được cấp thẻ xanh thường là đã khỏi Covid-19 hoặc tiêm đủ liều vaccine.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, trẻ em chưa được tiêm chủng, muốn tham gia các hoạt động xã hội, đến trường, trung tâm thương mại, sử dụng dịch vụ công cộng, ngành y tế các nước đưa ra một số điều kiện khác thay thế.
Các điều kiện thay thế
Thẻ xanh được sử dụng lần đầu tiên tại Israel , dưới dạng giấy in cứng hoặc ứng dụng tích hợp trên điện thoại, nhằm chứng minh một người đã được tiêm phòng vaccine Covid-19 đầy đủ hoặc khỏi bệnh. Nó cho phép họ vào các nhà hàng, quán bar, tiệm cà phê, trung tâm thương mại và những địa điểm, không gian trong nhà khác.
Trên trang chính thức của Bộ Y tế nước này, thẻ xanh mới có hiệu lực từ ngày 3/10 và có giới hạn thời gian sử dụng.
4 nhóm đủ điều kiện cấp thẻ xanh gồm: (1) Người đã khỏi Covid-19 (căn cứ bằng xét nghiệm) và được tiêm một mũi vaccine Covid-19; (2) Người đã tiêm đủ 3 liều vaccine (sau một tuần tiêm liều thứ 3); (3) Người đã tiêm đủ 2 liều vaccine (sau một tuần tiêm liều thứ 2, hai tuần nếu tiêm Moderna); (4) Người đã khỏi Covid-19 có chứng nhận hồi phục. Thời gian sử dụng của các loại thẻ này là 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi vaccine cuối cùng hoặc ngày trên giấy chứng nhận khỏi bệnh.
Đặc biệt, thẻ xanh không được cấp cho trẻ từ 12 tuổi trở xuống ở nước này. Nếu muốn tham gia các hoạt động xã hội, các em cần có xét nghiệm rRT-PCR âm tính, giá trị 7 ngày. Đây cũng là một quy định trong chương trình giáo dục để trẻ quay trở lại trường học.
Nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức..., đã phê duyệt vaccine Covid-19 cho trẻ 12 tuổi trở lên. Ảnh: The Economic Times.
Trong khi đó, tại EU, theo Ủy ban châu Âu , trẻ em cũng có thể được nhận chứng chỉ điện tử (EU Digital Covid-19 Certificate - EDCC). Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt sử dụng vaccine Pfizer và Moderna cho trẻ 12-17 tuổi. Do đó, trẻ em trong độ tuổi này đều sẽ được cấp thẻ xanh như những người lớn khác theo diện tiêm đủ liều vaccine.
Trẻ em dưới 12 tuổi nếu muốn tham gia các hoạt động xã hội cần phiếu xét nghiệm Covid-19 rRT-PCR với kết quả âm tính trong vòng 72 giờ. Ngoài ra, trẻ em từng mắc Covid-19 và có chứng nhận hồi phục cũng được đến trường, tới trung tâm thương mại, sử dụng dịch vụ công cộng như tất cả người lớn.
Các chứng chỉ này có thể tích hợp vào điện thoại hoặc giao cho cha mẹ, người giám hộ của trẻ lưu giữ. Tại EU, các quốc gia thành viên cũng đồng ý với việc trẻ vị thành niên sẽ được miễn cách ly nếu cha mẹ đi cùng cũng không bắt buộc quy định này.
Khi đi máy bay, du lịch, trẻ em dưới 12 tuổi phải sử dụng kết quả xét nghiệm để làm căn cứ được phép di chuyển.
Italy cũng sử dụng hình thức thẻ xanh "3 in 1" và không áp dụng với trẻ dưới 12 tuổi. Theo The Local, từ 6/8, người dân Italy cần thẻ xanh khi ra vào, ăn uống trong nhà hàng, quán bar, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, phòng gym, hồ bơi, công viên, spa, trung tâm chăm sóc sức khỏe, lễ hội, hội chợ, nhà thi đấu. Trẻ dưới 12 tuổi muốn được phép vào những địa điểm trên cần đeo khẩu trang, đi cùng cha mẹ có thẻ xanh.
Tại Ấn Độ, người dưới 18 tuổi chưa tiêm vaccine Covid-19 vẫn được vào các trung tâm thương mại, theo Times of India . Tuy nhiên, người lớn vẫn bắt buộc tiêm đủ hai liều vaccine. Điều kiện để trẻ em, thanh, thiếu niên vào các khu vực công cộng là bắt buộc mang theo căn cước nhân dân để chứng minh dưới 18 tuổi. Trong suốt quá trình tham gia các hoạt động này, trẻ cần phải đeo khẩu trang.
Tại Mỹ , trẻ em dưới 12 tuổi thuộc nhóm chưa được tiêm vaccine Covid-19. Do đó, khi tham gia vào các hoạt động xã hội, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo trẻ cần phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 m, nhất là ở những nơi công cộng, hoạt động trong nhà.
Vào tháng 6, Trung Quốc tiêm cho trẻ từ 3 đến 17 tuổi bằng vaccine Sinovac, trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt sử dụng vaccine đối với nhóm tuổi này. Khi đất nước mở lại, các trường học bắt đầu đón học sinh, trẻ em tại nước này cũng cần tiêm vaccine mới được đến trường. Việc tham gia các hoạt động xã hội cũng tương tự.
Ở một số nước, trẻ em chưa tiêm chủng vẫn được phép vào siêu thị, trung tâm thương mại với nhiều điều kiện thay thế. Ảnh: Freepik.
Bảo vệ trẻ em khỏi lây nhiễm nCoV thế nào?
Theo NPR , trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng ít mắc Covid-19 hơn người lớn. Song, chúng vẫn có thể bị nhiễm nCoV và lây truyền virus cho người khác. Ngoài ra, một số trẻ em gặp biến chứng nghiêm trọng, phải nhập viện, thậm chí tử vong sau khi mắc Covid-19. Chưa kể, đây cũng là nhóm gặp nhiều vấn đề dai dẳng hậu Covid-19.
Do đó, trẻ em là nhóm được các nước quam tâm sau khi tỷ lệ bao phủ vaccine ở người lớn tốt. Dù vậy, chỉ số ít các nước phê duyệt vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Rất ít nước như Trung Quốc, Cuba, tiêm vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Trong khi chưa được tiêm chủng, phụ huynh cần bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm. CDC khuyến cáo tất cả trẻ từ 2 tuổi trở lên chưa được tiêm phòng "nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng và khi gần người khác không phải thành viên trong gia đình".
Ngoài ra, phụ huynh cần dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân như giữ khoảng cách tối thiểu 2 m, hạn chế tới những nơi đông người, rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Nếu trẻ gặp phải tình trạng ho, sốt, mệt mỏi, mất khứu giác, vị giác, chúng ta cần cho con tự cách ly và báo ngay cho cơ quan y tế để được làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19.
Viện nghiên cứu tại Đức cảnh báo dịch bệnh có thể sớm bùng phát trở lại Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Viện nghiên cứu Robert Koch (RKI) dự báo thời gian lắng dịu dịch COVID-19 có thể sớm thay đổi vào mùa Thu và mùa Đông năm nay, bất chấp việc số ca mắc mới COVID-19 ở Đức tiếp tục ở mức thấp vài tuần qua. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho binh sĩ tại Bottrop, miền Tây...