Đức cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine, nhưng dập tắt hy vọng sớm gia nhập NATO
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 22/6 đã cam kết đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine nhưng đã dập tắt hy vọng của Kiev về việc nhanh chóng trở thành thành viên NATO.
Các đồng minh phương Tây tranh luận căng thẳng về hình thức “bảo đảm an ninh” cho Ukraine. Ảnh: EPA
“Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ quân sự bền vững cho Kiev, bao gồm cả vũ khí hiện đại của phương Tây và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Ukraine”, ông Scholz nói với các nghị sĩ Đức trong một bài phát biểu trước quốc hội.
Ông Scholz cũng cho biết Berlin và các đối tác trong G7 và EU đang nỗ lực đảm bảo an ninh lâu dài cho Kiev, đồng thời thừa nhận rằng các cuộc đàm phán về vấn đề này đang diễn ra.
“Nhưng khi nghĩ đến việc Ukraine gia nhập NATO, chúng ta phải có một cái nhìn tỉnh táo về tình hình hiện tại”, Thủ tướng Scholz nói.
Video đang HOT
Ông Scholz đề nghị tập trung vào ưu tiên hàng đầu cho hội nghị thượng đỉnh NATO, cụ thể là tăng cường sức mạnh chiến đấu của Ukraine, đồng thời nhắc lại lập trường của Đức là phản đối bất kỳ sự hậu thuẫn cụ thể nào nhằm đưa Kiev chính thức gia nhập NATO.
Các thành viên NATO đã đồng ý trong tuyên bố Bucharest năm 2008 rằng một ngày nào đó Ukraine sẽ gia nhập liên minh này. Nhưng Ukraine, nước đã chính thức nộp đơn vào mùa Thu năm ngoái, hy vọng về một cam kết mới và một mốc thời gian cụ thể.
Hiện tại, các nước phương Tây đang tranh cãi về những gì sẽ cung cấp cho Ukraine khi các nhà lãnh đạo của liên minh quân sự này gặp nhau ở Vilnius vào giữa tháng 7 tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang kêu gọi các đối tác đảm bảo an ninh và đưa một tín hiệu cụ thể rằng Ukraine một ngày nào đó sẽ gia nhập NATO.
Cụ thể, Ukraine kỳ vọng sẽ nhận được ít nhất là các đảm bảo an ninh của NATO, thay vì chỉ là một cam kết mơ hồ khác về “chính sách mở cửa”.
Trong khi đó, việc trao cho Ukraine đảm bảo an ninh – nghĩa là dưới sự bảo vệ của NATO – là điều không thể xảy ra khi xung đột vẫn đang tiếp diễn. Do đó, các nhà ngoại giao trong NATO chỉ cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ Ukraine về trang thiết bị quân sự.
“Đưa ra bảo đảm an ninh” cho Ukraine có nghĩa là cam kết hỗ trợ lâu dài, Thứ trưởng Ngoại giao Litva Mantas Adomėnas lưu ý tại một sự kiện ở Vilnius tuần này.
Các nhà ngoại giao NATO hy vọng động thái này sẽ mang lại cho Ukraine đủ sức mạnh quân sự và năng lực để ngăn chặn và tự bảo vệ trước bất kỳ hành động gây hấn nào.
Kiev và các đối tác ở Đông Âu đang kêu gọi thực hiện các bước cụ thể với một lộ trình để đưa Ukraine đến gần hơn với những gì họ coi là tư cách thành viên cuối cùng sau khi xung đột kết thúc.
Nhưng các chính phủ phương Tây như Mỹ và Đức cảnh giác với bất kỳ động thái nào có thể đưa liên minh tiến gần hơn đến xung đột với Nga, do đó từ chối vạch ra bất kỳ mốc thời gian nào cho việc gia nhập NATO của Kiev.
Thủ tướng Đức nói Ukraine sẽ bị ngăn gia nhập NATO trong 30 năm
Thủ tướng Đức cho biết ông đã tìm cách đảm bảo với Tổng thống Nga rằng Ukraine sẽ không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp nhau tại Moskva, Nga ngày 15/2. Ảnh: Global Look Press
Theo đài RT (Nga), phát biểu với giới truyền thông tại Văn phòng Thủ tướng vào cuối tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz phủ nhận rằng NATO đã phớt lờ lợi ích an ninh của Nga. Khi hai nhà lãnh đạo thảo luận về triển vọng Ukraine gia nhập NATO, ông Scholz cam kết với Tổng thống Putin rằng Ukraine sẽ bị ngăn gia nhập NATO trong 30 năm tới, trong nỗ lực đảm bảo với Moskva về ý định tích cực của liên minh quân sự này. Ông nói: "Điều đó sẽ không xảy ra trong 30 năm tới".
Ông Scholz cũng nhấn mạnh với ông Putin rằng NATO chưa từng là mối đe dọa đối với Nga. Nhà lãnh đạo Đức nói rằng ông sẽ không từ bỏ đối thoại với Nga nhưng đã nghiêm khắc hơn khi đánh giá động cơ của Moskva. Ông cho rằng Tổng thống Putin bắt đầu cuộc xung đột vì những lý do "hoàn toàn vô lý".
Cuối tuần qua, nhà lãnh đạo Đức đã tiết lộ một số chi tiết về cuộc hội đàm của ông với Tổng thống Putin trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, Scholz không nói rõ ông đang đề cập đến cuộc hội đàm nào với nhà lãnh đạo Nga, bởi hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Moskva hồi giữa tháng 2.
Đức đã lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và bày tỏ tình đoàn kết với Kiev. Quốc gia này đã tham gia áp đặt các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, cung cấp cho lực lượng Ukraine một lượng vũ khí đáng kể, bao gồm tên lửa chống tăng di động và pháo tự hành.
Những tiết lộ mới nhất về vụ tấn công phá hủy đường ống Nord Stream của Nga CIA đã gây sức ép với Ukraine nhiều tuần trước khi các vụ nổ phá hoại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu. Bản đồ xảy ra các vụ nổ đường ống Nord Stream của Nga (chấm đỏ). Ảnh: WSJ Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ ngày 13/6, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)...