Đức cấm biểu tình chống Hồi giáo, lo nguy cơ khủng bố
Cảnh sát cấm tổ chức biểu tình và tụ tập đông người ở thành phố Dresden, miền đông nước Đức, vì lo ngại kích động các cuộc tấn công khủng bố.
Lãnh đạo của phong trào PEGIDA bị coi là mục tiêu ám sát của những kẻ khủng bố. Ảnh minh họa: AP
Trong thông báo cấm cuộc biểu tình chống Hồi giáo dự kiến diễn ra hôm nay, cảnh sát thành phố Dresden hôm qua cho biết họ nhận được thông tin cảnh báo về “mối đe dọa cụ thể” nhằm vào nhóm Người châu Âu chống Hồi giáo hóa phương Tây (PEGIDA), theo AFP.
Thông báo nói rõ, những kẻ cực đoan kêu gọi “kẻ ám sát trà trộn vào đám đông biểu tình và sát hại người thuộc nhóm tổ chức của PEGIDA”. Điều này cũng có thể có liên hệ với dòng trên mạng xã hội Twitter bằng tiếng Arab gọi các cuộc biểu tình của PEGIDA là “kẻ thù của Hồi giáo”.
Tờ Der Spiegel của Đức cho biết các cơ quan tình báo nước ngoài có thông tin về “những chiến binh quốc tế” đề cập đến việc chúng thảo luận khả năng tấn công các cuộc biểu tình của PEGIDA.
Video đang HOT
Theo báo Bild, Lutz Bachmann, lãnh đạo nổi bật nhất của PEGIDA, “nằm trong tầm ngắm” của những kẻ quá khích. Phát ngôn viên của tổ chức này cũng xác nhận thông tin.
Các cuộc tuần hành do PEGIDA tổ chức biểu lộ sự tức giận với Hồi giáo và “những kẻ tội phạm tìm kiếm nơi ẩn nấp”, bắt đầu ở Dresden hồi tháng 10 năm ngoái với sự tham gia của hàng trăm người và con số cũng tăng dần lên. Phong trào thu hút đến 25.000 người tham gia tuần hành hôm 12/1, sau các cuộc tấn công ở Paris, Pháp, trong đó 17 người thiệt mạng.
Cảnh sát Pháp, Đức và Bỉ cuối tuần qua bắt hàng chục nghi phạm trong cuộc đột kích chống khủng bố, khi chính quyền các nước châu Âu đang ráo riết phá âm mưu của những kẻ có liên hệ với phiến quân Hồi giáo ở Trung Đông.
Khánh Lynh
Theo VNE
Nga lo ngại Mỹ cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố rằng việc Ukraine và công ty Westinghouse của Mỹ ký thỏa thuận cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine là hiểm họa đối với sự an toàn của Kiev và châu Âu, theo Itar-Tass.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Rivne, Ukraine - Ảnh: Reuters
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga nêu: "Moscow quan ngại trước tuyên bố của Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày 30.12 về việc ký thỏa thuận với công ty Westinghouse của Mỹ nhằm cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân Ukraine".
Động thái nói trên của Ukraine nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về năng lượng hạt nhân Nga bằng việc ký kết thỏa thuận gây tranh cãi mới với công ty Mỹ. Điều này không chỉ là mối quan ngại đối với các nhà cung cấp năng lượng Nga mà còn đối với các nhà chức trách nước này, theo Itar-Tass.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhắc nhở rằng: "Có vẻ như bi kịch Chernobyl đã không dạy cho giới chức Kiev bài học nào liên quan đến phương pháp tiếp cận khoa học, có tính khả thi để sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình. Có thể trong thực tế, sự an toàn hạt nhân đã bị hy sinh vì lợi ích của những tham vọng chính trị hay thậm chí nhiều hơn là lợi ích hữu hình khác".
Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Ukraine - Ảnh: Reuters
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy này đã lan rộng ra nhiều vùng thuộc Ukraine, Belarus và Nga gây ô nhiễm nghiêm trọng và nhiều người phải sơ tán.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: "Trên nguyên tắc, bước đi nhằm chinh phục các thị trường nhiên liệu hạt nhân mới không trái với thông lệ đã xác lập. Tuy nhiên, trường hợp của Westinghouse là không thể chấp nhận do sự vội vã, phớt lờ những cân nhắc an toàn hạt nhân".
Bộ Ngoại giao Nga lưu ý những nỗ lực sử dụng nhiên liệu của Mỹ cho nhà máy điện hạt nhân Temelin của Cộng hòa Séc, do Liên Xô xây dựng, đã dẫn tới sự cố nghiêm trọng, cũng như một loạt sự cố khi đưa nhiên liệu này vào các lò phản ứng điện hạt nhân của Ukraine. Và hậu quả khả năng xảy ra tai nạn hoàn toàn thuộc trách nhiệm của giới chức Ukraine và nhà cung cấp nhiên liệu Mỹ, theo Itar-Tass.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngay sau khi công ty năng lượng nguyên tử Ukraine Energoatom và công ty lớn của Mỹ Westinghouse ký thỏa thuận ngày 30.12 với nội dung "tăng mạnh cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân Ukraine từ nay đến năm 2020".
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Obama: 'Ông Tập củng cố quyền lực nhanh khiến láng giềng lo ngại' Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực nhanh chóng, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Tổng thống Obama trong buổi nói chuyện với các đại diện doanh nghiệp Mỹ hôm qua. Ảnh: Reuters "Ông ấy củng cố quyền lực nhanh hơn và toàn diện hơn hầu như bất cứ ai...