Đức bảo vệ người dân và doanh nghiệp trước tác động của giá khí đốt tăng vọt
Ủy ban chuyên gia của Đức chịu trách nhiệm lên kế hoạch để giảm bớt tác động của tình trạng giá khí đốt tiêu dùng tăng vọt đang ủng hộ cơ chế thanh toán một lần trong năm nay và giảm giá từ tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN
Theo dự thảo kế hoạch, ủy ban trên ủng hộ việc chính phủ cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp thanh toán một lần tương đương với hóa đơn khí đốt của 1 tháng trong năm nay. Hiện ủy ban đang tiếp tục thảo luận về cơ chế riêng đối với những khách hàng tiêu thụ khí đốt lớn trong lĩnh vực công nghiệp.
Ở giai đoạn tiếp theo, chính phủ có thể trợ giá 80% lượng khí tốt tiêu thụ dự kiến, 20% còn lại người tiêu dùng phải trả theo giá thị trường. Giá trợ cấp có thể là khoảng 14 cent/kWh. Tuy nhiên, Chính phủ Đức vẫn khuyến nghị người dân nên sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Các chuyên gia cho rằng ưu điểm của cơ chế thanh toán một lần là cung cấp hỗ trợ ngay lập tức, nhưng nhược điểm là sẽ không khuyến khích tiết kiệm năng lượng dù ước tính cần giảm ít nhất 20% lượng khí đốt tiêu thụ để tránh nguy cơ thiếu hụt. Trong khi đó, việc giảm giá khí đốt mất nhiều thời gian hơn để thực hiện.
Nếu được thông qua, kế hoạch trên sẽ được chi trả thông qua gói cứu trợ 200 tỷ euro (gần 194 tỷ USD) mà chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz công bố hồi cuối tháng trước nhằm giảm bớt tác động của tình trạng giá năng lượng tăng cao ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Hôm 30/9 vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng nước này đang trong tình trạng “cực kỳ căng thẳng” về nguồn cung năng lượng. Cơ quan quản lý thị trường điện, khí đốt, viễn thông, bưu chính và đường sắt tại Đức (BNetzA) cũng đã ban bố cảnh báo khẩn, kêu gọi người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm khí đốt ngay cả khi thời tiết lạnh giá.
BNetzA nêu rõ mặc dù các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã được lấp đầy khoảng 91,5% trước mùa Đông, nhưng người dân vẫn cần tiết kiệm hơn nữa. BNetzA cho biết thêm thời tiết hiện đã lạnh hơn đáng kể so với cùng thời điểm của những năm trước, nhưng dù nhiệt độ thấp hơn, Đức vẫn cần phải đảm bảo giảm ít nhất 20% lượng tiêu thụ khí đốt để tránh tình trạng thiếu nguồn nhiên liệu sưởi ấm trong mùa Đông.
Đức cáo buộc Mỹ áp giá khí đốt quá cao
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 5/10 cáo buộc các nước, trong đó có Mỹ, áp giá khí đốt quá cao trong khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang vật lộn để tái cân bằng năng lượng trong bối cảnh không có nguồn cung từ Nga.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh: AP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của báo Neue Osnabruecker Zeitung, ông Habeck khẳng định: "Một số nước, kể cả những nước bạn hữu, đang áp mức giá quá cao trong một số trường hợp. Điều này đặt ra nhiều vấn đề".
Xung đột tại Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng tại Đức, nước trước đó phụ thuộc vào Moskva để đáp ứng 55% nhu cầu năng lượng của mình. Để bù đắp khoản thiếu hụt do Nga ngừng cung cấp khí đốt, Berlin đang đầu tư vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vốn đắt đỏ hơn. Đức và các nước châu Âu khác vì vậy đã chuyển hướng sang Mỹ, nước hiện cung cấp 45% lượng LNG nhập khẩu của châu Âu, tăng từ mức 28% trong năm 2021.
Bộ trưởng Kinh tế Đức kêu gọi EU hợp tác mua khí tự nhiên nhằm giảm giá cả. Theo ông, khối này nên "tập hợp sức mạnh thị trường của mình và đặt lệnh mua một cách thông minh, kết hợp giữa các quốc gia để từng nước thành viên không phải trả giá cao hơn nước khác".
Tuần trước, Đức đã thông báo quỹ 200 tỷ euro (199 tỷ USD) để hỗ trợ người tiêu dùng trước tình hình giá năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự chỉ trích của Pháp và các thành viên chủ chốt trong Ủy ban châu Âu (EC).
Người dân Đức bất an khi giá cả tăng cao Giá năng lượng tăng cao đang khiến người dân Đức hết sức lo lắng. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng cảm thấy bất an trước nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông và có 35% số người được hỏi cho biết đã phải tự mua máy sưởi hoặc lò sưởi để giữ ấm trong nhà, phòng trường hợp nguồn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Pakistan: Tìm cách đảm bảo nguồn cung thuốc sau khi cắt quan hệ thương mại với Ấn Độ

Israel đánh chặn thành công tên lửa và UAV phóng từ Yemen

Xung đột Nga - Ukraine: Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán

Ấn Độ, Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Tổng thống Estonia tiết lộ nội dung trao đổi riêng với Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ

Nga mất kiểm soát vệ tinh trong chương trình vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh?

Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis

Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận

Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

Không có quà, ông Trump vẫn muốn mừng sinh nhật phu nhân thật lãng mạn
Có thể bạn quan tâm

Gặp khó khi chăm con ốm, Chu Thanh Huyền vợ Quang Hải cầu cứu mẹ chồng, hội mẹ bỉm sữa cũng đồng cảm
Sao thể thao
19:00:45 27/04/2025
"Kiều nữ" quê Vũng Tàu nổi tiếng cả nước: Sở hữu biệt thự khắp nơi, 43 tuổi chưa chồng, bao kẻ si mê
Netizen
18:58:17 27/04/2025
Thông tin mới vụ bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm
Pháp luật
17:34:05 27/04/2025
Khám phá tình yêu của cung Kim Ngưu: Chung thủy và kiên định
Trắc nghiệm
17:32:38 27/04/2025
"Công chúa mùa hè" đẹp nhất Hàn Quốc: Nhan sắc tưới mát tâm hồn, phim lãng mạn mới chưa gì đã thấy hay muốn xỉu
Phim châu á
16:05:03 27/04/2025
Bí mật hậu trường của diễn viên Thanh Loan trong 'Biệt động Sài Gòn'
Hậu trường phim
15:40:41 27/04/2025
Siêu sao hết thời bị yêu cầu giải nghệ ngay lập tức, nhảy như robot vô hồn khiến netizen ngao ngán
Nhạc quốc tế
14:32:05 27/04/2025
vivo V50 Lite ra mắt tại Việt Nam, trang bị pin 'siêu khủng' 6.500 mAh
Đồ 2-tek
14:30:54 27/04/2025