Đưa vào hoạt động Trường đại học Việt – Đức 200 triệu USD tại Bình Dương
Trường đại học Việt – Đức được thiết kế theo mô hình campus với nhiều tòa nhà đồng bộ, trong khuôn viên rộng rãi lên tới 50,5ha, lô góc giữa hai trục đường giao thông quan trọng kết nối TP.HCM – Bình Dương là quốc lộ 13 và vành đai 4 TP.HCM
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Trường đại học Việt – Đức (trường công lập thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo) cho biết sẽ chính thức đưa trụ sở chính của nhà trường vào hoạt động kể từ năm học 2022 – 2023. Đây là sự kiện quan trọng với nhà trường, sau nhiều năm trường đại học này phải đi mượn trụ sở, nay đã “an cư lạc nghiệp”.
Dự án Trường đại học Việt – Đức được khởi công từ tháng 10-2016 tại khu đất rộng tới 50,5ha nằm mặt tiền quốc lộ 13 giao với đường vành đai 4 TP.HCM, tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Tổng mức đầu tư dự án lên tới 200 triệu USD (gần 5.000 tỉ đồng – tính theo tỉ giá hiện tại), trong đó phần lớn là vốn vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng diện tích sàn xây dựng lên tới 154.000m 2.
Khuôn viên trụ sở chính của Trường Đại học Việt – Đức được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái đô thị đại học, bao gồm đầy đủ các hạng mục: khu giảng đường, các tòa nhà học thuật của các khoa, ngành; 21 phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và các công trình phục vụ sinh viên, giảng viên như: thư viện, hội trường, nhà điều hành, trung tâm thể thao, ký túc xá…
Là trường đại học có các giáo sư Đức trực tiếp tới giảng dạy cùng giảng viên Việt Nam, Trường đại học Việt – Đức có tỉ lệ sinh viên quốc tế đến học cao, chiếm tới 4,6% tổng sinh viên.
Cơ sở vật chất của Trường đại học Việt – Đức đáp ứng quy mô đào tạo mức 6.000 sinh viên vào năm 2030 theo tiêu chuẩn của các đại học Đức và quốc tế. Hiện trường đang đào tạo khoảng 2.400 sinh viên Việt Nam và 70 sinh viên các nước.
TS Hà Thúc Viên – phó hiệu trưởng Trường đại học Việt – Đức, cho biết là trường đại học hợp tác giữa Việt Nam và Đức nên chương trình đào tạo, chất lượng được đảm bảo theo các tiêu chuẩn khắt khe của Đức và có sự giao lưu với quốc tế cao. Trong hơn 14 năm kể từ khi hoạt động, Trường đại học Việt – Đức đã có hơn 1.500 lượt giáo sư từ các đại học Đức sang trực tiếp giảng dạy, có tỉ lệ sinh viên quốc tế đến trường tham gia học tập cao (từ 20 quốc gia), chiếm tới 4,6% tổng số sinh viên.
Sinh viên theo học tại Trường đại học Việt – Đức có tới 40% được học kỳ cuối cùng tại các đại học tại Đức thông qua các suất học bổng mà nhà trường hợp tác với các qũy, hiệp hội và doanh nghiệp tài trợ.
Hội trường lớn được thiết kế với kiến trúc hiện đại, có thể bố trí sân khấu, ghế linh hoạt để đáp ứng các sự kiện khác nhau của sinh viên, giảng viên
Video đang HOT
Với sự đầu tư bài bản của Nhà nước, cùng sự hỗ trợ của các giáo sư, các trường đại học Đức nên mở ra cơ hội “du học tại chỗ” cho nhiều sinh viên Việt Nam
Trường có các khối nhà học thuật và ký túc xá rộng rãi cho các giảng viên từ các nơi tới giảng dạy và sinh viên, học viên ở lại trường
Các máy móc hiện đại được đầu tư bài bản để phục vụ nghiên cứu
Nhà thi đấu thể thao trong khuôn viên nhà trường
Trường đại học Việt – Đức được quan tâm dành qũy đất lớn nên đủ rộng để vừa xây dựng các công trình phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, vừa có các mảng xanh mát ngay trong khuôn viên nhà trường
Chàng trai mở lớp học tình thương, hỗ trợ cả trẻ em châu Phi
Bốn năm qua, Trí bỏ tiền túi mở lớp học tình thương, quyết đem con chữ đến với những đứa trẻ không được đến trường.
9X cũng hỗ trợ một số trẻ em khó khăn tại châu Phi.
Gieo chữ
Chiều tối, khi ánh đèn trên con đường số 18 (phường Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM) bật sáng, Ninh Việt Trí (26 tuổi, tỉnh Bình Dương) lại chuẩn bị đến lớp học tình thương do mình tổ chức. Anh đã gắn bó với những lớp học như thế suốt 4 năm qua.
Học trò của Trí đa số là những em nhỏ theo cha mẹ ở các tỉnh đến TP.HCM mưu sinh. Vì hoàn cảnh khó khăn, các em hầu hết không được đến trường. Thậm chí, có em dù còn nhỏ nhưng đã phải phụ giúp gia đình bằng công việc bán vé số, nhặt ve chai...
Vốn là người yêu thích công việc thiện nguyện, các hoạt động xã hội, Việt Trí luôn ấp ủ ước mơ mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường. Sau đó, Trí quyết định hiện thực hóa ước mơ này khi còn là một sinh viên.
Chàng trai chia sẻ: "4 năm trước, khi còn là sinh viên, tôi thường tham gia các hoạt động thiện nguyện. Những lần ấy, tôi đều đi xa khỏi thành phố. Sau đó, tôi thấy để các hoạt động hỗ trợ cộng động của mình không bị gián đoạn thì nên thực hiện ở gần, khu vực lân cận nơi mình sống.
Như thế, mình sẽ hỗ trợ được nhiều hơn, đều hơn, hiệu quả hơn. Tôi có quan niệm thay vì xách một thùng nước đi tưới cho một cái cây ở xa, mình cũng có thể dùng chén nhỏ để tưới mỗi ngày cho cái cây ở gần".
Trí và các em học sinh của mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Với quan niệm này, Trí quyết định thực hiện dự án mở lớp học miễn phí, hỗ trợ các lớp học tình thương xung quanh khu vực mình sinh sống. Trí bắt đầu bằng việc bỏ tiền túi mở lớp học tình thương tại phòng sinh hoạt văn hóa đường số 18, phường Linh Trung, TP.Thủ Đức.
Mỗi tuần, Trí đều cố gắng đến đây để dạy học miễn phí cho các em nhỏ. Anh cũng vận động sinh viên, người có tâm tham gia giảng dạy vào các buổi tuối.
Ngoài ra, Trí cũng đến từng gia đình để vận động các em nhỏ đến tuổi đi học nhưng không đủ điều kiện đến trường tham gia các lớp học tình thương. Khi lớp học đi vào ổn định, Trí nghĩ đến việc hỗ trợ thêm cho các lớp học tình thương khác trên địa bàn.
"Tôi đến các lớp học này để hỏi họ xem cần giúp gì. Nếu trong khả năng, tôi sẽ cố gắng hỗ trợ. Ví dụ như lớp thiếu người giảng dạy, tôi sẽ vận động các bạn sinh viên, người có tâm đến dạy, lớp thiếu mặt bằng, tôi sẽ cố liên hệ, tìm mặt bằng để lớp có thể hoạt động...", Trí nói.
Những niềm vui nhỏ
Hiện nay, Trí và các tình nguyện viên của mình đang hỗ trợ 4 lớp học tình thương. Mỗi tuần, Trí đều cố gắng vận động thêm nhiều người tham gia các hoạt động dạy học tại những lớp học này.
Trí chia sẻ: "Việc dạy học cho các em ở lớp học tình thương cũng gặp nhiều khó khăn. Các em thường xuất phát từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không được đến trường. Thậm chí, có nhiều em chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức nên bướng bỉnh, quậy phá".
"Các em có độ tuổi, trình độ khác nhau nên chúng tôi không thể đứng bảng, dạy chung cho toàn bộ lớp học. Thông thường, tôi và các bạn tình nguyện viên phải chia nhau mỗi người kèm cặp, hướng dẫn một vài em trong lớp. Mọi người dạy dỗ các em theo cách người anh, người chị kèm cặp, hướng dẫn cho em, cháu của mình".
Mỗi đêm, Trí đều cố gắng bớt thời gian của mình để "gieo chữ" cho trẻ em không có điều kiện đến trường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Vấp phải nhiều khó khăn nhưng trên hành trình gieo chữ của mình, Trí cũng có được "những niềm vui nho nhỏ, giản đơn". Đó là lần Trí gặp lại những đứa bé trước đó đã quyết định rời bỏ lớp học tình thương mà anh đang hỗ trợ để về quê vì cha mẹ không thể trụ lại TP.HCM.
"Tôi cũng cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được cha mẹ các em quý mến. Có lần, tôi được họ thân tình mời ăn cơm cùng gia đình như một lời cám ơn giản dị khi biết tôi đến nhà để vận động con em họ đến lớp học miễn phí", chàng trai chia sẻ.
Ngoài hoạt động dạy học tại các lớp tình thương, Trí cũng cố gắng trích một phần thu nhập cá nhân để hỗ trợ những học trò đặc biệt của mình. Thời điểm dịch bệnh bùng phát, lớp học không thể tiếp tục, Trí giúp các em một số nhu yếu phẩm cần thiết.
Trí cũng cố gắng vận động, thậm chí bỏ tiền túi để mua trang thiết bị cho các em học online. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các em được đến lớp, Trí và các tình nguyện viên ngoài việc dạy chữ còn cố gắng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để học trò của mình "vừa học vừa thư giãn".
Cũng trong nỗ lực tìm kiếm cách thức thực hiện những hoạt động xã hội hiệu quả nhất, Ninh Việt Trí có cơ duyên kết nối và hỗ trợ thêm một số trẻ em ở châu Phi. Hai năm trước, trong một lần lang thang trên mạng để học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động xã hội, Trí vô tình bắt gặp, kết nối với một người đàn ông châu Phi.
Thời điểm đó, người này đang quản lý một mái ấm dành cho trẻ em cơ nhỡ tại Kenya. Trí kết nối và học tập được từ người này nhiều điều thú vị, bổ ích. Đổi lại, Trí cũng quan sát rồi ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ trẻ em của mái ấm này trong điều kiện có thể của mình.
Những lúc có điều kiện, Trí và các cộng tác viên đều tổ chức vui chơi cho các học sinh của mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Ngay khi biết mái ấm khó khăn, Trí đã gửi tặng nơi này một số tiền nho nhỏ. Anh cũng quan sát xem mái ấm cần gì, thiếu gì và mình có khả năng hỗ trợ hay không để tìm cách giúp đỡ kịp thời.
Đầu năm 2022, Trí nhận thấy mái ấm trên thiếu nhiều máy tính cho việc giảng dạy, học tập. Anh đã lên kế hoạch gửi một số máy tính cũ sang hỗ trợ.
Tuy nhiên, chi phí cho việc vận chuyển quá cao. Cuối cùng, Trí quyết định chuyển tiền đến mái ấm và luôn theo dõi, đồng hành cùng cơ sở này thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội.
Nam thanh niên chia sẻ: "Từ nhỏ, thấy những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tôi thấy mình thật may mắn. Cũng từ đó, tôi luôn có ý định sẽ giúp đỡ trẻ em nghèo khi có điều kiện".
"Có rất nhiều cách để giúp các em, để làm thiện nguyện nhưng tôi chọn cách dạy cách em con chữ. Bởi chỉ có biết đọc, biết viết các em mới có thể tiếp cận tri thức, vươn lên trong cuộc sống", Trí nói thêm.
Bình Dương trao học bổng cho học sinh, sinh viên, trẻ em khó khăn Bình Dương trao học bổng cho học sinh, sinh viên, trẻ em khó khăn Ngày 9/9, tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Bình Dương, Hội đồng bảo trợ, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình 'Ngày hội Trung thu - Trao học bổng cho học sinh, sinh viên, trẻ em khó khăn lần thứ 21 và...