Dựa vào dấu hiệu bệnh sởi để phân biệt với sốt phát ban, Rubella và thuỷ đậu
Dấu hiệu bệnh sởi rất dễ bị nhầm lẫn với Rubella, sốt phát ban hay thuỷ đậu do có những triệu chứng tương tự. Việc tìm hiểu kỹ các dấu hiệu bệnh sởi giúp phát hiện bệnh, điều trị và chăm sóc dễ dàng, hiệu quả hơn.
Một trong những căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát thành đại dịch là sởi. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hiểu các dấu hiệu bệnh sởi giúp bạn phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị dễ dàng hơn.
1. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng
Dấu hiệu bệnh sởi là vấn đề đáng được quan tâm nhất khi tìm hiểu. Về cơ bản, bất cứ ai khi bị virus sởi tấn công đều xuất hiện các triệu chứng giống nhau. Chúng phát triển thành từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát bệnh lại có dấu hiệu đặc trưng riêng biệt.
Một số dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng là: Sốt, phát ban, viêm kết mạc,… Khi tình trạng nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị nôn mửa, sốt cao liên tục, tiêu chảy, kén ăn,… Dấu hiệu bệnh sởi sẽ rõ ràng hơn trong từng giai đoạn.
Sau thời kỳ ủ bệnh người bị sởi sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng hơn. Để phát hiện những biến chuyển của từng giai đoạn bạn cần theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể.
Sốt là một trong những dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng nhất – Ảnh: Internet
2. Dấu hiệu bệnh sởi từng giai đoạn
Tiến trình phát triển của bệnh sởi chia thành 4 giai đoạn là: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi. Mỗi giai đoạn lại có các dấu hiệu bệnh đặc trưng.
- Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài trong khoảng từ 10 -12 ngày. Bắt đầu từ khi tiếp xúc với virus sởi đến lúc xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trong giai đoạn này người bệnh hầu như không có biểu hiện gì rõ ràng ngoài sốt nhẹ, biếng ăn, cơ thể luôn mệt mỏi và lười vận động.
- Giai đoạn khởi phát: Dấu hiệu bệnh sởi giai đoạn này là phát sốt. Người bệnh có thể bị sốt cao từ 38,5 – 40 độ C. Kèm theo sốt là các triệu chứng đau, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, ho khan hoặc có đờm.
Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể bị xuất huyết niêm mạc dẫn đến đau mắt đỏ nặng. Trên da mặt bắt đầu xuất hiện các chấm đỏ li ti. Đây là giai đoạn bệnh nhân sởi dễ gặp các biến chứng về đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn.
- Giai đoạn toàn phát: Trong giai đoạn toàn phát, các ban sởi xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Ban phát bắt đầu từ mặt sau đó lan nhanh ra các vùng da xung quanh. Cuối cùng lan ra toàn cơ thể.
Ban phát khiến người bệnh bị ngứa, rát khó chịu. Kèm theo đó là sốt cao liên tục và khó thở. Trong trường hợp này nếu không được hạ sốt kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng bị mê sảng hoặc co giật.
Video đang HOT
- Giai đoạn phục hồi: Sau khi kết thúc giai đoạn toàn phát, sức khỏe của người bệnh sẽ phục hồi dần. Các dấu hiệu bệnh sởi dẫn biến mất, vết ban đỏ mờ đi, sau đó bong vảy và trở thành vết thâm. Trong giai đoạn phục hồi, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cần được duy trì để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
3. Phân biệt bệnh sởi với các bệnh khác thông qua dấu hiệu
Phân biệt bệnh sởi dựa vào dấu hiệu rất khó phân biệt với sốt phát ban, thủy đậu hoặc Rubella. Những căn bệnh này đều có tính chất truyền nhiễm và xuất hiện phát ban trên da. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân biệt chúng thông qua các dấu hiệu đặc trưng, cụ thể như sau:
Phát ban là dấu hiệu bệnh sởi xuất hiện vào giai đoạn toàn phát của bệnh sởi – Ảnh: Internet
3.1. Dấu hiệu bệnh Rubella
Ban Rubella bắt đầu xuất hiện trên đầu, mặt, sau đó mọc khắp toàn thân nhưng không tuần tự như bệnh sởi.
Thời kỳ ủ bệnh của Rubella thường kéo dài 2 – 3 tuần. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ngày 16 – 18 tính từ thời điểm bị phơi nhiễm.
Biểu hiện bệnh tương tự như cảm cúm với các biểu hiện như: Sốt nhẹ, khoảng 38 độ C kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi.
Từ 1 – 4 ngày sau phát ban thì sốt giảm.
Thường nổi hạch ở cổ, bẹn, khi ấn sẽ đau. Thường xuất hiện trước phát ban và biến mất sau khi hết phát ban.
Phát ban có màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước các nốt phát ban từ 1 – 2mm, ngứa, thường kéo dài khoảng 3 ngày trước khi biến mất.
Mắt không bị nhạy cảm với ánh sáng. Biến chứng thường thấy là đau, sưng khớp ở người cao tuổi, tỷ lệ tử vong thấp.
3.2. Biểu hiện bệnh Thủy đậu
Biểu hiện của bệnh Thủy đậu xuất hiện sau khoảng 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Dấu hiệu nhận biết khi bệnh khởi phát là nổi mụn nước ở mặt sau đó lan ra toàn thân. Đối với trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn, bị nhiễm trùng, chảy mủ có màu đục.
Dấu hiệu nhận biết khi bệnh khởi phát là nổi mụn nước ở mặt sau đó lan ra toàn thân – Ảnh Internet
Người bệnh biếng ăn, sốt, đau đầu, nôn mửa.
Thời gian bệnh kéo dài từ 1 – 10 ngày, sau đó các nốt mụn sẽ bong vảy, khô dần có thể để lại vết thâm và sẹo.
3.3. Biểu hiện của sốt phát ban
Triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1 – 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Đôi khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhẹ khiến người bệnh chủ quan.
Sốt cao trên 39,4 độ C ngay khi nhiễm virus gây bệnh. Kèm theo các triệu chứng, viêm họng, ho, sổ mũi kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Xuất hiện bạch huyết sưng lên ở phần cổ của người bệnh. Phát ban nổi lên theo cơn sốt. Xuất hiện các đốm nhỏ, đỏ hoặc sưng lên. Một số đốm có vòng trắng bao quanh.
Phát ban lan rộng từ ngực, lưng, bụng sang cổ tay, cánh tay. Sau đó có thể lan xuống chân hoặc lên mặt tùy tình trạng.
Phát ban thường biến mất sau vài giờ, hoặc vài ngày mà không để lại vết tích gì trên cơ thể.
Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu bệnh sởi bạn cần biết để phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm khi có dấu hiệu bất thường trên cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Vắc xin sởi đơn tiêm khi 9 tháng và sởi phối hợp tiêm lúc 12 tháng: Mẹ có 2 lựa chọn cho con nên cần phân biệt chúng khác nhau thế nào?
Tiêm càng sớm càng tốt hay tiêm vắc xin phối hợp cùng một lúc phòng 3 bệnh nguy hiểm cho con là điều khiến nhiều mẹ lăn tăn.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus lây qua đường hô hấp và thường gặp vào vụ Đông - Xuân. Trẻ em dưới 5 tuổi và người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ chính là những đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất. Bệnh sởi có thể bùng phát thành dịch và nguồn lây truyền của bệnh chính là con người.
Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh từ 12-14 ngày, hoặc lên đến 21 ngày. Những dấu hiệu của bệnh sởi là: Sốt, viêm kết mạc, phát ban, viêm long đường hô hấp... Sau khi sốt 3-4 ngày, người bệnh bắt đầu bị nổi ban lần lượt theo thứ tự từ sau tai, trán, xuống vùng ngực, lưng rồi đến đùi và bàn chân. Sau đó các nốt ban mất dần, bong vảy và để lại vết thâm trên da.
Bệnh sởi có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc dẫn tới mù lòa, tiêu chảy, viêm loét hoại tử hàm mặt... thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh sởi. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sởi cũng có thể dẫn tới dị tật thai nhi, sảy thai, đẻ non, thai nhi mắc sởi tiên phát...
Tiêm phòng là cách phòng bệnh sởi hiệu quả và chủ động nhất.
Hiện tại bệnh sởi chưa có thuốc đặc trị, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin sởi là các phòng bệnh hiệu quả và chủ động nhất.
Với những người mẹ có con nhỏ khi tìm hiểu về vắc xin phòng bệnh sởi, chắc chắn không ít người sẽ có thắc mắc giữa việc nên tiêm vắc xin sởi đơn khi con được 9 tháng tuổi hay vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella khi bé được 12 tháng tuổi. Vậy các mẹ hãy cùng tìm hiểu về 2 loại vắc xin này để có thể chọn loại phù hợp cho con mình nhé.
Vắc xin sởi đơn/vắc xin phối hợp giống và khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau: Cả hai loại đều là vắc xin sống, giảm độc lực, ở dạng bột đông khô được pha hồi chỉnh trước khi tiêm.
Vắc xin sởi đơn và vắc xin sởi phối hợp đều của thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Hiệu quả phòng bệnh của hai loại vắc xin giống nhau, nếu tiêm đủ liều và đúng thời điểm khuyến cáo, vắc xin có thể giúp phòng sởi lên tới 99,7%.
Khác nhau:
- Vắc xin sởi đơn: Hiện tại ở Việt Nam, vắc xin sởi đơn thường được sử dụng là vắc xin MVVAC, được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ Nhật Bản. Đây là vắc xin sống, giảm độc lực chủng virus AIK-C, được nuôi cấy trên tế bào phôi gà sạch SPF tiên phát.
Vắc xin sởi đơn MVVAC được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi (hiệu quả miễn nhiễm bệnh là 95%), nhắc lại liều 2 có thành phần sởi lúc 18 tháng tuổi (thường là vắc xin sởi - rubella MR). Nếu trong trường hợp có dịch sởi bùng phát, hoặc trẻ sống trong vùng có nguy cơ cao nhiễm sởi thì có thể tiêm vắc xin MVVAC lúc 6 tháng tuổi (hiệu quả miễn nhiễm bệnh là 85%). Vắc xin này được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
- Vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella: Vắc xin này có tên MMR II, sản xuất tại Mỹ, là vắc xin sống, giảm độc lực giúp tạo miễn dịch phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubbella.
Vắc xin MMR II được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con. Mũi tiêm nhắc lại thứ 2 được tiêm khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch sởi bùng phát.
Vắc xin MMR II sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, giá tham khảo: 299.000 - 366.000 đồng, tùy theo từng cơ sở tiêm chủng khác nhau.
Nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp?
Nếu trẻ đã viêm vắc xin sởi đơn MVVAC lúc 9 tháng tuổi thì đến 15 tháng tuổi vẫn có thể tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II mũi 1, mũi nhắc lại thứ 2 tiêm sau 4 năm.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, nên tiêm chủng vắc xin sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi ở vùng bệnh lưu hành. Còn với vùng bệnh ít lưu hành thì có thể tiêm vắc xin phối hợp khi trẻ 12 tháng tuổi.
Như vậy việc lựa chọn tiêm vắc xin sởi đơn hay phối hợp cho bé, phụ thuộc vào thời điểm và việc bé đang sống ở vùng bệnh lưu hành hay ít lưu hành. Mẹ cần cân nhắc để lựa chọn mũi tiêm phù hợp, giúp con phòng bệnh tối đa.
Vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella: Nên chọn tiêm loại vaccine nào mới tốt? Dù cho đã biết việc tiêm phòng là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả, nhiều người vẫn còn phân giữa vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella, liệu tiêm loại vaccine nào mới tốt? Trên thị trường hiện nay có 2 loại vaccine phòng sởi là vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp...