‘Đưa tiền cho người khác mua coin, tôi mất sạch 200 triệu’
Nhiều người chuyển tiền, ủy thác tài khoản cho người thân, bạn bè có kinh nghiệm để mua coin. Tuy nhiên, đây là hình thức nhiều rủi ro, không được pháp luật bảo vệ.
“ Cảnh báo lừa đảo. Người này mình mới quen. Sau khi mình chơi coin một thời gian và thua, người này đề nghị đưa tài khoản để cậu ta giao dịch cho. Cậu ta chơi future, làm cháy tài khoản của mình mất hơn 200 triệu. Bây giờ gọi không nghe, hủy kết bạn. Anh em nào được nó liên hệ thì cẩn thận nhé”, Trung Ninh, sống tại Hà Nội đăng trên một nhóm chuyên về giao dịch tiền mã hóa.
Chia sẻ với PV , Ninh cho biết người bạn mới quen của mình, lấy tên tài khoản là K.M, là người điều hành một nhóm chuyên về mua bán tiền mã hóa, thường đăng lời khuyên mua những đồng tăng vài lần trong một tháng. Đó là lý do Ninh tin tưởng và giao tài khoản cho người này giao dịch.
Mất tiền vì tin vào “chuyên gia” coin
Ninh cho biết vì là người mới trong thị trường tiền điện tử nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Bản thân anh cũng thử tự mua, bán các loại tiền mã hóa trong gần 2 tháng nhưng chỉ thấy lỗ. Tổng số tiền mất khoảng gần 100 triệu.
K.M đã quen biết với Ninh từ trước thông qua một người bạn chung. K.M điều hành nhóm bàn về tiền mã hóa, và nhiều đồng coin mà người này phím thành viên mua đã tăng mạnh sau vài tháng. Theo chia sẻ của Ninh, ban đầu K.M đã gạ anh chia sẻ tài khoản để người này giao dịch thay, nhưng khi đó anh chưa có sự tin tưởng. Chỉ tới khi đã mất số tiền lớn, Ninh mới nghĩ tới chuyện nhờ người này mua bán thay cho mình.
“Cậu ta tiếp cận, hỏi han đúng lúc tôi vừa mất tiền, đang rất nản. Cậu ta trách tôi không đưa tài khoản từ trước, rồi khoe vừa giúp một bà chị kiếm được một tỷ sau 2 tháng. Lúc đấy tôi cũng nhẹ dạ, không suy nghĩ gì nhiều nên hôm sau đưa luôn tài khoản để cậu ta dùng”, Ninh kể lại.
Đưa tài khoản cho người khác, nhà đầu tư thấy 200 triệu bị “nướng” vào sàn future.
Tuy đưa tài khoản để K.M giao dịch, Ninh vẫn thường xuyên giám sát. Anh cho biết người này chỉ “đánh future” (mua hợp đồng tương lai, dựa trên đà tăng, giảm của coin), hình thức rủi ro cao hơn so với mua ví giao ngay.
“Sau vài ngày thấy mất tiền liên tục, cậu ta giải thích là do thị trường đang xuống, ai cũng mất thôi, rồi hứa sẽ gỡ lại ngay. Do tôi cũng không rành về future, sợ bán thì lại mất hết nên vẫn để cậu ta xử lý.
Cậu ta dừng vào lệnh vài hôm, rồi lại chơi. Nửa tháng sau, tài khoản của tôi mất hết hơn 200 triệu. Trước đó, tôi thỏa thuận với cậu ta lãi thì chia 70/30, nhưng thua thì chia 50/50. Dù vậy, đến lúc mất tiền thật thì cậu ta trốn tiệt”, Ninh chia sẻ.
Nhóm bạn chơi cùng thấy vậy cũng “gửi” mỗi người vài chục triệu cho Tiến giao dịch hộ. Số tiền này được Tiến dùng để mua future những đồng anh đánh giá là tiềm năng, với mức đòn bẩy thấp và có đặt cắt lỗ. Dù đã dùng nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro, các khoản đầu tư cũng không thể giữ được khi thị trường biến động mạnh từ giữa tháng 5.
“Số tiền lãi tôi kiếm được trước đó đã mất gần hết. Khoản tiền của các bạn cũng gần như mất sạch. Giờ tôi phải cày lại để cố gắng trả gốc cho bạn”, Tiến chia sẻ.
Video đang HOT
Thị trường lên, ai cũng là chuyên gia
Việc ủy thác đầu tư không phải là xa lạ. Trên thị trường, có rất nhiều quỹ đầu tư hợp pháp, với nhiều điều khoản ràng buộc bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, những loại hình ủy thác đầu tư không có căn cứ pháp lý ngày càng phát triển.
“Việc ủy thác đầu tư đã phát triển ở Việt Nam và nhiều nước khác, nhưng thường thông qua những tổ chức đầu tư có uy tín thành lập và quản lý quỹ, người quản lý tài sản có chứng chỉ hành nghề. Qua thời gian phát triển, cũng có những người tự lập công ty tài chính và quỹ tự phát. Đây là mảng màu xám xưa nay pháp luật không thể làm gì, vì đây là thỏa thuận do hai bên đồng ý với nhau”, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cấp cao Đại học Bristol (Anh) chia sẻ với PV .
Theo chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh, việc “chiến thắng” khi thị trường đang lên không đủ để đánh giá khả năng của nhà đầu tư.
Để tạo niềm tin, những “chuyên gia” tự phát này thường khoe ảnh vào lệnh, những lời khuyên tài chính và chụp tài khoản với số dư lớn, lịch sử “toàn thắng”. Tuy nhiên, dưới quan điểm của một nhà quản lý và đầu tư chứng khoán lâu năm, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh cho rằng không thể đánh giá kết quả đầu tư chỉ dựa vào lúc thị trường đang đi lên.
“Khi thị trường đang lên thì sẽ xuất hiện rất nhiều người tự nhận mình là chuyên gia. Họ rủ rê người khác vào nhóm thu tiền để phím lệnh, hoặc nhận tiền của người khác để đầu tư. Thậm chí, có những người tự tin rằng mình cho lệnh không bao giờ lỗ. Thực sự là hiệu quả và khả năng đầu tư chỉ có thể đánh giá qua những giai đoạn khó khăn, biến động”, ông Khánh nói với PV .
Theo ông Khánh, nhiều “chuyên gia” rởm sẵn sàng đưa hợp đồng cho nhà đầu tư để nhận tiền mua forex hoặc tiền mã hóa. Đó là do hai loại hình đầu tư này chưa được pháp luật công nhận, vì thế hợp đồng cũng không có giá trị. Trong khi đó, ủy thác giao dịch chứng khoán lại thường diễn ra bằng thỏa thuận miệng, bởi pháp luật đã công nhận đầu tư chứng khoán.
“Đừng thấy hợp đồng mà tưởng là yên tâm. Nhiều khi cái tên công ty trên hợp đồng không có chức năng giao dịch, vì luật pháp đâu có cho phép”, ông Khánh nhận xét.
Ông Hồ Quốc Tuấn cho rằng do không được pháp luật bảo vệ, rủi ro rất lớn nằm ở phía người bỏ tiền.
“Rủi ro cho bên ủy thác là rất lớn do bất cân xứng thông tin. Người ủy thác biết rất ít thông tin về năng lực thật sự của người nhận ủy thác, ngoại trừ một số người khoe lợi nhuận, thổi phồng lợi nhuận. Một chiêu trò mà nhiều người có thể sử dụng là mở nhiều tài khoản, sử dụng nhiều chiến thuật đánh cược ngược nhau và chỉ khoe những tài khoản kiếm được tiền”, ông Tuấn nhận xét.
Do vậy, khả năng người ủy thác đòi lại tiền khi phát hiện bị lừa là rất thấp. Nhiều trường hợp khi bị phát hiện thì không còn tiền vì đã lỗ hết hoặc tiêu vào việc khác. Do đó, ông Tuấn cho rằng cần phải đặt nặng tiêu chí độ minh bạch của người nhận “chơi hộ”. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần xác định ủy thác trong giao dịch cá nhân thì luôn có rủi ro lớn.
Trong khi đó, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh khuyên người chơi trước hết nên bổ sung kiến thức căn bản cho vững để hiểu được điều gì không hợp lý trên thị trường. Ngoài ra, ông Khánh cũng cho rằng nếu nhà đầu tư kiểm soát được lòng tham của mình tốt thì sẽ tránh được nhiều rủi ro.
'Tôi biển thủ 2 triệu USD để mua coin và mất trắng trong 20 phút'
Giá tăng giảm nhanh chóng, lại dê dàng tiêp cân 24/7, nhiêu ngươi đã trăng tay vì nghiên mua đi bán lại tiên mã hóa.
Lần đầu tiên Jake biết đến và mua Bitcoin là vào năm 2015. Cảm giác phấn khích đến khi anh dồn hết tiền vào một giao dịch và thắng lớn.
"Tôi có thể nhớ rõ cái khoảnh khắc khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Khi đó số lãi đã bị tôi bào dần, và tôi đã định cất hẳn lãi đi. Nhưng rồi tôi lại mạo hiểm đánh cược toàn bộ số tiền đó trong một giao dịch và gỡ lại được kha khá tiền. Lúc đó tôi thực sự rất phấn khích, đó là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất mà tôi từng được trải nghiệm", Jake, bệnh nhân giấu tên đang điều trị chứng "nghiện giao dịch tiền mã hóa" tại Peebles, Scotland kể lại với BBC .
Giá tăng giảm liên tục, lại không giới hạn thời gian và số tiền giao dịch khiến nhiều nhà đầu tư "nghiện" tiền mã hóa và trắng tay.
Điều mà Jake không lường trước được là chính sự phấn khởi ở lần giao dịch này, cùng với những khó khăn anh phải đối mặt trong hôn nhân và đời sống cá nhân, đã dẫn anh đến một vòng tròn nghiện ngập không có hồi kết.
"Nghiện giao dịch giống như nghiện ma túy"
Tại thời điểm mà Jake còn đi làm tại một công ty, anh chịu trách nhiệm giữ khoản quỹ lên tới hàng triệu bảng Anh. Chính Jake đã biển thủ số tiền quỹ vào sàn giao dịch với hy vọng lặp lại được lần thắng lớn trong quá khứ.
"Lần đầu biển thủ, tôi mất tất cả số tiền trong khoảng 20 phút. Thị trường biến động rất nhanh và toàn bộ số tiền của tôi bị thanh lý. Lúc đó là khoảng 2h đêm. Tôi lên giường và nằm cạnh vợ, cô ấy không hề biết tôi đã làm gì", Jake kể lại.
Không lâu sau, công ty phát hiện ra sự việc và Jake bị cáo buộc hình sự về tội tham ô. Nhưng với sự giúp đỡ từ gia đình, anh đã trả lại được 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 2 triệu USD) cho công ty. Về phần Jake, anh đang được điều trị cai nghiện tại một bệnh viện tâm thần.
Tony Marini, bác sĩ điều trị chứng nghiện giao dịch tiền mã hóa tại Scotland.
Trong thời gian giãn cách vì dịch Covid-19, tổng giá trị của các loại tiền điện tử đã tăng mạnh. Với một thị trường đầy cam go như vậy, khi bạn thắng, bạn sẽ thắng lớn. Và tất nhiên, khi bạn thua, bạn sẽ ra về trắng tay.
Không có thống kê cụ thể về việc có bao nhiêu người "nghiện" tiền mã hóa nhưng Tony Marini, một trưởng khoa cố vấn tại bệnh viện Castle Craig ở Peebles cho hay càng ngày càng có nhiều "con nghiện" tại Scotland.
Cơ sở của ông đã điều trị hơn 100 người nghiện tiền mã hóa trong vài năm qua. Vừa dễ tham gia, lại thường xuyên biến động lớn là nguyên nhân khiến nhiều người nghiện giao dịch.
"Cơn nghiện giao dịch tiền mã hóa cũng giống như cơn nghiện cocaine vậy bởi vì nó đến rất nhanh. Bạn có thể giao dịch 24/7 bất kể trên điện thoại, máy tính, thậm chí là ngay trong phòng ngủ", ông Marini chia sẻ.
Người thua, kẻ thắng
Thị trường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra mọi vấn đề. Công nghệ phía sau tiền mã hóa mới là điều phức tạp, và nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mình đang đầu tư vào các chiêu trò lừa đảo.
Trường hợp của Jen McAdam là một ví dụ điển hình về việc nếu như không tìm hiểu kỹ về loại tiền này thì mọi đầu tư của bạn sẽ trở nên vô giá trị. Sau khi nghe được cơ hội "đầu tư đổi đời" từ bạn bè, cô quyết định dồn tiền của mình và gia đình, bao gồm cả khoản tiền cha cô để lại trước khi qua đời, vào OneCoin, một dự án đa cấp.
"Tất cả bạn bè và người nhà tôi đều đầu tư. Tình hình hiện giờ là chúng tôi đã bị thiệt hại hơn 250.000 euro rồi. Tôi thật sự cảm thấy vừa xấu hổ vừa mặc cảm. Tôi rất hối hận", cô cho biết.
Jen McAdam, nạn nhân tại Anh mất hơn 250.000 bảng vì đầu tư vào đa cấp OneCoin.
Jen muốn cảnh báo mọi người về những rủi ro mà việc đầu tư tiền mã hóa có thể mang lại, đặc biệt là những người không am hiểu về công nghệ.
"Nếu bạn muốn đầu tư nhưng lại không có bất kỳ kiến thức nào về nó, thì chẳng khác nào bạn đang đánh bạc vậy. Bạn đang thật sự rất mạo hiểm đấy", McAdam chia sẻ,
Tuy nhiên, không phải việc đầu tư nào cũng đầy rủi ro. Một nghệ sĩ âm nhạc tự do, Cameron Black, cho biết anh cảm thấy mình khá may mắn khi tham gia thị trường tiền tệ này. Giữa thời điểm đại dịch COVID-19 xảy ra, Cameron gần như mất đi toàn bộ buổi diễn và điều đó làm anh điêu đứng.
Trên thị trường tiền mã hóa, có người thắng lớn và cũng có nhiều người trắng tay.
"Các buổi hoà nhạc bị hoãn, trường học thì đóng cửa, tất cả nguồn thu nhập của tôi hoàn toàn bị cắt", Cameron nhớ lại.
Cho tới tháng 3 năm ngoái, anh nhận thấy thị trường tiền điện tử đang phát triển, thế là anh quyết định đầu tư.
Sau hơn một năm, mặc dù nền kinh tế vẫn gặp khó khăn, nhưng Cameron giờ đã bớt lo lắng vì quyết định đúng đắn của mình.
"Một năm trôi qua tuyệt vời hơn mong đợi khi tài sản này đang dần tăng lên, ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn hạn, nhưng điều đó cũng đã giúp tôi phần nào trút được gánh nặng về tài chính. Nếu tôi có thể nói với chính mình năm ngoái rằng tôi sẽ sớm có được khoản tiết kiệm khá thế này, tôi không biết mình sẽ nghĩ gì khi đó nữa. Thật là nhẹ nhõm", Cameron chia sẻ.
Mỹ lên kế hoạch siết tiền mã hóa Trước những lo ngại về việc thị trường trị giá 1.500 tỷ USD bị thả nổi, chính quyền Mỹ đang bàn luận nhiều biện pháp can thiệp. Theo Financial Times , các cơ quan quản lý tài chính của Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc điều tiết thị trường tiền mã hóa, ngăn ngừa nguy cơ gây hại cho nhà...