Đưa thực phẩm bẩn vào trường học là tội ác
Đó là khẳng định của PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, trước những vụ việc thực phẩm bẩn được đưa vào trường học thời gian gần đây.
Nhiều vụ việc đáng lo ngại về ATTP trường học xảy ra trong thời gian gần đây, mới nhất là việc trường mầm non tại Bắc Ninh nghi cho trẻ em ăn thịt lợn nhiễm sán gây bức xúc dư luận. Ông có chia sẻ gì về điều này?
- ATTP luôn là một khâu được ưu tiên hàng đầu trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Đặc biệt, trong trường học thì việc này càng cần phải được quan tâm một cách triệt để. Cơ thể trẻ em rất nhạy cảm, “đầu độc” trẻ em bằng thực phẩm bẩn là một điều rất nguy hại và có ảnh hưởng lâu dài tới toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước, nếu mầm non này không phát triển được thì nó sẽ ảnh hưởng tới toàn tương lai của xã hội.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: V.P
Vụ việc ở Bắc Ninh theo tôi nếu thực sự nhà trường biết rõ việc sử dụng thịt lợn nhiễm sán để nấu ăn cho học sinh thì quá nhẫn tâm, tàn ác. Thịt lợn nhiễm sán hay còn gọi là lợn gạo rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Vì vậy nếu thực sự có chuyện này xảy ra thì cần phải làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan và có hình thức xử lý thích đáng bằng pháp luật.
Video đang HOT
Theo ông, những đơn vị nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường?
- Dĩ nhiên việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong học đường phải trải qua nhiều khâu, với nhiều đơn vị, cá nhân kiểm định chất lượng của thực phẩm trước khi đưa vào trường học. Tất cả các đơn vị này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thực phẩm cho học sinh. Thế nhưng, nếu quy vào trách nhiệm cụ thể, tôi cho rằng nhà trường phải là đơn vị chịu trực tiếp trách nhiệm nếu có vấn đề liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra. Bởi đơn vị này là khâu cuối cùng, trước khi đưa thực phẩm đi chế biến cho học sinh, ngoài ra, đây cũng là đơn vị có cam kết với phụ huynh học sinh trước khi học cho con em tới trường.
Nói như vậy, không có nghĩa là xem nhẹ trách nhiệm của các cơ quan liên quan như cơ sở thú ý kiểm định dịch, đơn vị doanh nghiệp cung cấp thực phẩm. Mới đây, vụ việc ở Bắc Ninh diễn ra sau vài ngày nhưng phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khi cho rằng tỷ lệ nhiễm bệnh của trẻ em huyện Thuận Thành là “không có gì bất thường” thì tôi cho là vô cảm. Cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò và trách nhiệm của chính quyền trong việc để thực phẩm bẩn xâm nhập vào trường học, đặc biệt là cần trấn an tinh thần nhiều phụ huynh đang rất hoang mang, lo lắng con mình bị bệnh.
Giải pháp nào để siết chặt lại vệ sinh ATTP học đường?
- Đầu tiên, chúng ta cần phải làm rõ rằng việc “đầu độc” trẻ em là một hành vi phi nhân tính. Cần có những chế tài cụ thể để xử lý việc này, thậm chí có thể quy vào tội hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trên diện rộng đối với trẻ em trong trường học. Cần phải loại bỏ hoàn toàn những đối tượng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm học đường ra khỏi môi trường giáo dục nếu cần thiết.
Ngoài ra, theo tôi để tự bảo vệ con em mình trước, phụ huynh nên trực tiếp kiểm tra, giám sát các khâu trong việc chế biến thực phẩm cho học sinh tại trường học. Tôi tin rằng không có nhà trường nào làm tốt mà lại giấu giếm, không công khai, minh bạch trong việc này cả. Ngoài ra, một giải pháp tạm thời nữa đó là phụ huynh tự chuẩn bị cho con em mình thức ăn để ăn ở trường. Việc này ở nước ngoài được cho là rất bình thường và được nhà trường khuyến khích vì giảm áp lực cho nhà trường.
Theo Dân Việt
Trung Quốc ra quy định liên bộ về an toàn thực phẩm trong nhà trường
Để đối phó với vấn nạn thực phẩm bẩn trong nhà trường, Trung Quốc vừa ra quy định liên bộ về an toàn thực phẩm.
Một Quy định liên bộ của Trung Quốc về an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng sức khỏe trong trường học đã được các cơ quan chức năng nước này công bố và sẽ chính thức thực hiện từ ngày 1/4 tới, nhằm chấn chỉnh tình trạng đưa thực phẩm bẩn vào trường học xảy ra thời gian qua.
Căng tin tại trường học Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Theo Quy định vừa được ban hành giữa Bộ Giáo dục, Tổng cục quản lý giám sát thị trường và Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học phải thực hiện chế độ dùng cơm tập trung, mỗi bữa ăn của trẻ nhỏ và học sinh đều phải có phụ trách nhà trường ăn cùng, để ghi chép cụ thể từng bữa ăn, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình dùng cơm.
Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của trường mình. Nhà trường cần bố trí nhân viên quản lý chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn thực phẩm và sức khỏe dinh dưỡng.
Trong điều kiện cho phép, nhà trường có thể xây dựng cơ chế để phụ huynh cũng có thể dùng cơm cùng các con, kịp thời nghiên cứu và phản hồi trước những ý kiến của cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn của nhà trường. Tăng cường sự tham gia, lựa chọn, giám sát, đảm bảo quyền được thông tin của phụ huynh trong vấn đề an toàn thực phẩm và dinh dưỡng của nhà trường. Công khai nguồn nhập thực phẩm, đơn vị cung cấp bữa ăn, cử đại diện gồm giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia quản lý, giám sát an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Quy định cũng một lần nữa yêu cầu các cấp trường học không được thiết lập các cơ sở bán đồ ăn vặt, siêu thị trong khuôn viên nhà trường, nếu buộc phải có, cần xin giấy phép và không được bày bán các loại đồ ăn có tỉ lệ muối, đường và dầu mỡ cao. Nghiêm cấm việc bày bán các loại đồ ăn nguội, đồ ăn sống..., không chế biến các thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây mọc mầm, nấm thiên nhiên, rau hoa kim châm tươi v.v....
Với những nhà trường có bếp ăn, Quy định yêu cầu các trường công khai lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín, có khả năng chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm bằng hình thức đấu thầu. Nhà trường của Trung Quốc cũng phải giữ lại mẫu thực phẩm của mỗi bữa ăn, trong đó mỗi món không dưới 125g và bảo quản lạnh trên 48 tiếng để phục vụ công tác kiểm tra khi cần.
Trước thực trạng các vụ việc an toàn thực phẩm trong nhà trường liên tục xảy ra thời gian qua, Quy định cũng yêu cầu các cơ quan quản lý giám sát tăng cường thực hiện chức năng, điều tra xử lý các ngôi trường để xảy ra các vụ việc trên, lập Hồ sơ tín nhiệm an toàn thực phẩm bếp ăn nhà trường, kịp thời thông báo cho ngành giáo dục về các thông tin an toàn thực phẩm, kiểm tra sát hạch bất kỳ với những người làm công tác quản lý thực phẩm./.
Theo vov
Cho học sinh ăn thực phẩm mốc, hiệu trưởng bị đuổi việc Ngày 17/3, hiệu trưởng trường thực nghiệm số 7 (Thành Đô, Trung Quốc) bị sa thải và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì quản lý yếu kém trong vụ bê bối sử dụng thực phẩm bẩn. Theo VTC14