Đưa thế giới vào bài giảng du lịch
Gặp anh Nguyễn Đình Thanh sau một buổi lên lớp, anh đã dành thời gian chia sẻ với bạn đọc chuyên trang Sinh Viên Việt Nam về cuộc sống nhiệt huyết của mình trong hơn 20 năm làm một hướng dẫn viên kì cựu và giờ là giảng viên khoa Du lịch trường Đại học Phenikaa.
Hành trình thú vị ấy của anh Đình Thanh xuất phát từ sở thích thuở nhỏ luôn mong được đi đây đi đó, giao lưu với người nước ngoài bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và để có cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới. Ngay khi tốt nghiệp THPT, anh đã đăng ký thi vào học chuyên ngành Sử học và Ngoại ngữ tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là bước đệm đầu tiên cho con đường anh lựa chọn sau này.
Tốt nghiệp đại học với những kiến thức đã được tích lũy chăm chỉ, anh lựa chọn trở thành một hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Dù không đi theo đúng ngạch đã theo học, anh cho rằng chỉ có làm nghề du lịch thì mới thỏa mãn được ước mơ từ nhỏ của mình.
Tuy có nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi mới bước vào làm nghề, nhưng với đam mê và khát khao, mọi trở ngại dần cũng qua, anh bắt đầu được đón tiếp và phục vụ các đoàn tour du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia…vv. Được tiếp xúc với những vị khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã giúp anh trở thành người hướng dẫn viên du lịch hiếm hoi vào thời điểm đó nói thành thạo 3 ngoại ngữ: Anh, Trung, Nhật ở Việt Nam.
Anh luôn tâm niệm việc rèn luyện thực hành ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa thông qua tiếp xúc với con người trực tiếp sẽ là bước đi nhanh, vững chắc nhất trong ngành thay vì chỉ học những con chữ ở trên sách vở.
Không uổng phí công sức trau dồi bản thân, cơ hội được đi nước ngoài rồi cũng đến với anh Đình Thanh. Những quốc gia ban đầu anh được dẫn đoàn đi gần với Việt Nam và khá thuận tiện trong quá trình hướng dẫn như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan. Tới khi dẫn được những đoàn khách đi xa hơn như Nhật Bản, Nam Phi, Ấn Độ…, bản thân anh thấy thế giới dường như nhỏ lại, thân thuộc hơn.
Mỗi một lần được giao nhiệm vụ dẫn đoàn đi làm việc ở những đất nước xa hơn, văn hóa khác biệt hơn, tâm trạng anh vẫn rất hồi hộp và ngày ngày đọc, tìm tòi những điểm đến du lịch mới để chuẩn bị cho việc dẫn tour chu toàn nhất.
Thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, gia tài trải nghiệm của anh phải kể đến 5 châu lục, gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đặt chân đến. Hàng nghìn vị khách Việt Nam đã cùng anh đi qua những điểm đến tuyệt vời trên thế giới, nay trở thành những người bạn thân thiết và vẫn luôn cùng nhau chia sẻ thông tin hữu ích về du lịch. Khi có cơ hội, họ lại cùng nhau lên đường khám phá những hành trình mới lạ, thú vị. Nhiều vị khách lớn tuổi thường hay đùa, nói với nhau “Cháu Thanh sinh ra để làm hướng dẫn viên du lịch”.
Nhiều anh em hướng dẫn viên du lịch quốc tế thường gọi anh là “Anh cả trong làng guide”. Tên gọi ấy như lời khẳng định cho cái tâm, cái tầm của chàng hướng dẫn viên du lịch nhiệt huyết này. Mặc dù tuổi đời vẫn còn trẻ so với nhiều đồng nghiệp khác, nhưng với kinh nghiệm, nhiệt huyết và tinh thần sẻ chia luôn sẵn có trong con người, anh không giấu “bài” mà luôn tìm mọi cách giúp anh em “mở tuyến” tự tin và thành công ở ngay lần đầu dẫn đoàn đi đến điểm mới.
Video đang HOT
Khi tuổi nghề đã đủ “chín”, anh nghiêm túc suy nghĩ làm thế nào để những kinh nghiệm mà bản thân đã dày công tích lũy suốt hơn 20 năm qua không bị uổng phí. Song song với việc dẫn đoàn đi khắp thế giới, anh cần mẫn nghiên cứu, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân thông qua việc tiếp tục học lên đến bậc tiến sĩ. Sau những tháng ngày tìm hiểu và vượt qua các kì tuyển chọn, anh bước vào con đường giảng dạy du lịch tại một trường đại học. Vẫn với tâm thế nhiệt huyết như khi dẫn đoàn tour quốc tế, anh đã trở thành giảng viên cơ hữu của khoa Du lịch, trường Đại học Phenikka.
Với anh, triết lý “Tôn trọng – sáng tạo – phản biện” cùng môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế tại trường đại học này sẽ là cơ hội cho anh thỏa sức truyền giảng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng quý giá của nghề hướng dẫn cho sinh viên của mình.
Với kinh nghiệm quý báu trên đường tour suốt hơn hai thập kỷ, anh đưa văn hóa những đất nước xa xôi trở nên gần gũi trong từng bài giảng. Anh mở ra cho các em sinh viên ngành Du lịch Đại học Phenikaa không chỉ những kiến thức khoa học trên sách vở, đó là những trải nghiệm thật nhất của một “Anh cả trong làng guide”.
Những kỉ niệm của mỗi chuyến đi hiện lên rõ nét qua từng bài giảng. Những kĩ năng cần có khi ở cương vị một hướng dẫn viên du lịch được anh thao tác chuẩn xác, hướng dẫn cho các em sinh viên trực tiếp, bài bản. Và cả những tình huống dở khóc dở cười, đôi khi là “chết dở” có thể xảy ra trong khi tác nghiệp, anh cũng hài hước đem vào bài giảng để các em hiểu hơn về nghề, say mê nghề như anh vẫn luôn say.
Với khao khát cống hiến cho ngành du lịch nước nhà, đứng trên bục giảng không làm chùn bước chân đã quen đi khắp thế giới của anh, mà ngược lại, đây là nơi anh bước tiếp hành trình mới, chặng đường trồng người, ươm mầm lớp trẻ tiềm năng, kế cận anh trên con đường trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch Việt Nam.
Từ cậu học trò tò mò vì sao phải đậy kín khi làm dưa cà đến 16 công bố quốc tế
Chỉ mới 34 tuổi mà đạt được số công trình công bố như vậy thì bí quyết của Luân là sự kiên trì và tinh thần ham học hỏi.
Từ khi còn học trung học cơ sở, Chử Lương Luân (sinh năm 1987) đã yêu thích môn Sinh học và thường xuyên có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học của Trường Trung học cơ sở xã Tứ Xã (Huyện Lâm Thao, Phú Thọ).
Sở thích đối với môn Sinh học càng được vun đắp khi Luân thi đỗ vào lớp chuyên sinh đầu tiên của Trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), và sau đó là sinh viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khi biết tin Chử Lương Luân tốt nghiệp tiến sĩ tại Hàn Quốc trở về Việt Nam công tác tại Khoa Công nghệ Sinh học, Hóa học, và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Phenikaa, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ để lắng nghe chia sẻ của anh về nghiên cứu khoa học thì Tiến sĩ Chử Lương Luân đã vui vẻ đồng ý.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ 8X này thì đến thời điểm hiện tại Luân đã có 16 công trình công bố trong danh mục ISI ở hệ thống báo uy tín của thế giới, cùng với đó là một số bài báo công bố trong nước.
Tiến sĩ Chử Lương Luân (ảnh: NVCC)
Chỉ mới 34 tuổi mà đạt được số công trình công bố như vậy thì bí quyết của Luân là sự kiên trì và tinh thần ham học hỏi.
"Từ sự tò mò ham học hỏi và được sự hướng dẫn của các thầy cô thì các ý tưởng mới dần được hình thành, và tiếp sau đó là sự kiên trì thực hiện những ý tưởng để cho ra những sản phẩm trong nghiên cứu khoa học như là công bố bài báo quốc tế.
Bài báo quốc tế là minh chứng cho ý tưởng và cái mà bản thân học hỏi, khám phá được. Bởi người làm công trình khoa học đều cần có những công bố để trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế ghi nhận", Tiến sĩ Luân nói.
Hiệu trưởng trường Đại học Sunmoon trao tặng phần thưởng dành cho nghiên cứu sinh Chử Lương Luân có thành tích xuất sắc (ảnh: NVCC)
Chia sẻ thêm về đam mê môn Sinh học từ hồi học trung học cơ sở, Chử Lương Luân cho hay: "Lúc còn là học sinh, vì sinh ra trong gia đình bố mẹ làm nông nên lọ dưa cà rất gần gũi với cuộc sống.
Lúc đó tôi thường đặt ra các câu hỏi như tại sao dưa cà lại có thể chua, tại sao phải đậy nắp thật kín khi làm dưa cà...?
Khi đi tìm câu trả lời, ban đầu tôi hỏi bố mẹ rồi sau đó ra lớp hỏi thầy cô về những kiến thức về công nghệ lên men vi sinh vật, lên men lác tic ứng dụng trong muối dưa ..., giúp tôi hiểu rõ hơn về những hiện tượng mà mình quan tâm", Luân chia sẻ.
Tiến sĩ Luân (ngoài cùng bên trái) tham gia hội nghị khoa học cùng các nhà khoa học Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
"Khi học đại học rồi học Thạc sĩ tại trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi dần tiếp xúc với các đề tài nghiên cứu khoa học thì cảm thấy những đề tài này rất gần với cuộc sống của mình, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình như là hướng điều trị bệnh mới, các sản phẩm liên quan đến sức khỏe.
Đến khi nghiên cứu sinh lại đúng chuyên ngành tạo ra các hợp chất tự nhiên có hoạt chất sinh học điều trị ung thư, tạo hợp chất kháng khuẩn lại rất ý nghĩa với cuộc sống nữa", Luân nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ sinh học đối với đời sống con người nên cứ thế thôi thúc niềm đam mê để nghiên cứu và theo đuổi.
Tiến sĩ Chử Lương Luân (ngoài cùng bên phải) tham gia trong hội đồng khoa học của Hội nghị khoa học Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thì câu chuyện đi tiếp hay ở lại tại Hàn Quốc, hay trở về Việt Nam là một vấn đề mà rất nhiều nghiên cứu sinh đặt ra vì ngoài việc học thì cũng cần cân đối cuộc sống gia đình, bố mẹ, bạn bè.
Chính vì vậy, khi tích lũy được nhiều hơn kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Yeungnam - Hàn Quốc, Luân quyết định trở về nước công tác vừa là để gần gũi với gia đình vừa mong muốn những nghiên cứu của mình tạo ra những sản phẩm của Việt Nam "make in Vietnam", dựa trên các nguồn tài nguyên vi sinh vật của Việt Nam.
"Tôi còn mong muốn phát triển và thương mại hóa được ít nhất một sản phẩm dược liệu hoạt tính cao trong điều trị các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam như ung thư gan, ruột...", Luân chia sẻ.
Khi phóng viên đặt băn khoăn, tại sao nhiều người trẻ chọn làm việc ở trung tâm nghiên cứu quốc tế đã có uy tín để tạo bệ phóng tốt cho các nhà nghiên cứu khoa học thì Luân lại trở về nước thì nhận được tâm sự rằng:
"Nếu công bố quốc tế được tạo ra trong điều kiện của Việt Nam với nguồn đầu tư tài chính hạn hẹp, cơ sở vật chất thiết bị máy móc còn hạn chế thì đó là công bố quốc tế rất tự hào. Thậm chí đó là công bố quốc tế áp dụng ngay được vào cuộc sống thì ý nghĩa biết bao. Còn việc bản thân nhà khoa học đó làm việc trong nước nhưng có đạt đẳng cấp quốc tế hay không thì cứ để các nhà khoa học và xã hội nhìn nhận và đánh giá".
Tiến sĩ Luân chụp ảnh cùng Giáo sư hướng dẫn tại Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
Khi hỏi về lý do chọn Trường Đại học Phenikaa là điểm dừng chân khi về nước, Tiến sĩ Chử Lương Luân nói: "Trong 2 năm gần đây Đại học Phenikaa được giới khoa học rất quan tâm dù cái tên còn khá mới nhưng có nhiều điểm sáng như quy tụ nhiều nhà khoa học có uy tín trong những nhóm nghiên cứu mạnh, có cả nhà khoa học đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Ngoài ra gần đây, nhà trường đang tập trung đầu tư trang bị và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm và trung tâm chuyên sâu.
Tôi cũng nghĩ rằng Phenikaa là một trường đại học trẻ thì sẽ cần có động lực trẻ mà bằng chứng là rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài đã quy tụ về đây làm việc. Thêm vào đó, khi tìm hiểu tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường, tôi thấy phù hợp với bản thân nên đã lựa chọn".
Được biết, Tiến sĩ Chử Lương Luân từng đạt nhiều thành tích:
1. Từng nhận nhiều học bổng giá trị như Vallet năm 2010 và 2011 vì có thành tích xuất sắc trong học tập; học bổng Toshiba năm 2012; học bổng Hanshin năm 2016.
2. Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam vì đã đạt giải thưởng "Sao tháng giêng" năm 2016.
3. Giải thưởng báo cáo poster xuất sắc nhất tại Hội nghị khoa học chuyên ngành Korean Society for Glycoscience, Hàn Quốc năm 2018.
4. Khen thưởng của Hiệu trưởng Trường Đại học Sunmoon dành cho nghiên cứu sinh có thành tích công bố bài báo khoa học xuất sắc trong khóa học năm 2018.
Nhiều năm ở nước ngoài, nhà khoa học nữ 8X quyết trở về Việt Nam để nghiên cứu Tiến sĩ Đinh Thị Hinh từng giành học bổng toàn phần du học Hàn Quốc nhưng sau khi tốt nghiệp cô vẫn quyết tâm quay trở về Việt Nam. Có thể nói nữ trí thức là một bộ phận tinh hoa của phụ nữ thuộc mọi dân tộc. Họ là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng về...