Đưa sách gần hơn với học sinh
Cùng với mô hình thư viện xanh ngay tại sân trường nhằm thu hút HS đọc sách một cách thuận tiện, thân thiện, từ khoảng 7 năm trở lại đây, trường THCS Kim Đồng (Q Hải Châu, TP Đà Nẵng) duy trì Ngày tặng sách, quyên góp SGK, sách truyện trong phụ huynh và HS.
Nguồn sách này, một phần nhà trường dùng để ủng hộ cho HS các vùng khó khăn, một phần để dành tặng cho HS nghèo trong trường nhằm giúp các em không phải “học chay”.
Phòng đọc sách của thư viện trường THCS Kim Đồng (Q Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Thư viện mở
Cô thủ thư trường THCS Kim Đồng cho biết, mình không nhớ được đã cho bao nhiêu HS mượn SGK vì không vào sổ. “Riêng SGK quyên góp được từ nguồn sách cũ, nhà trường dùng một phần để ủng hộ cho HS các vùng khó khăn, số còn lại được dùng để HS trong trường mượn để học. Kho SGK là kho sách mở, HS có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình, có em mượn nguyên cả bộ sách, nhưng cũng có em chỉ mượn một vài quyển, thậm chí, có những HS quên mang SGK của buổi học hôm đó cũng có thể đến thư viện mượn về lớp dùng trong ngày”.
Trường THCS Kim Đồng có lẽ là một trong những trường sớm xây dựng mô hình thư viện xanh. Xác định thư viện trường học là môi trường khơi gợi, nhân rộng phong trào đọc sách, báo cho các em, góp phần đưa văn hóa đọc phát triển sâu rộng, chính vì vậy, từ sự hỗ trợ nguồn lực của Hội cha mẹ phụ huynh HS, nhà trường đã xây dựng các tủ sách đặt ngoài trời, thiết kế và bố trí khu vực ghế ngồi, nơi đọc để mỗi giờ ra chơi, HS không còn phải chen lấn nhau trong thư viện mà có thể tìm cho mình một nơi mát mẻ dưới gốc cây để đọc sách. Từ ngày có thư viện xanh, số lượng HS trường Kim Đồng tham gia đọc sách đông hơn, giờ ra chơi, hình ảnh HS đùa nghịch chạy giỡn hay chúi đầu vào điện thoại đã được thay thế bằng hình ảnh các em ngồi đọc sách hoặc chơi các môn thể thao.
Ngoài mô hình Thư viện xanh, thư viện nhà trường thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu sách mới, phát động phong trào đọc sách đến các khối lớp, các em học sinh bằng nhiều hình thức: Giới thiệu sách dưới cờ theo chủ đề hàng tháng, viết lên bảng tin, trong buổi sinh hoạt tại lớp. Thư viện nhà trường kết hợp với các tổ chuyên môn và Tổng phụ trách Đội tổ chức cuộc thi “Hội thi Kể chuyện theo sách” cho học sinh khối 6, 7, 8, 9.
Ngoài thư viện truyền thống, mô hình thư viện điện tử cũng được trường THCS Kim Đồng triển khai từ sớm. Nhà trường đã trang bị 20 máy chiếu/20 phòng học từ nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh. HS có thể tìm đọc sách tại lớp trên tang thư viện điện tử trong giờ học, giờ sinh hoạt lớp; GV thông qua việc truy cập vào thư viện điện tử có thể giới thiệu cho HS những quyển sách tham khảo liên quan đến môn học, đến bài giảng ngay trong giờ học của mình. Như vậy vừa giúp HS hứng thú với môn học vừa tạo cho các em thói quen tra cứu thông tin qua sách báo hoặc qua mạng internet.
Ngày hội tặng sách
Video đang HOT
Để tăng thêm sự phong phú về nguồn sách cho thư viện nhà trường, ngoài việc trang bị, bổ sung hằng năm, trường THCS Kim Đồng còn phát động phong trào tặng sách trong phụ huynh và HS toàn trường.
“Với nguồn sách được ủng hộ, chúng tôi để dành một phần để ủng hộ cho HS các vùng khó khăn, gặp thiên tai bão lũ, một phần để dành tặng cho HS nghèo trong trường nhằm giúp các em không phải “học chay”, phần lớn còn lại là để tăng nguồn sách cho thư viện, tạo sự phong phú đa dạng về đầu sách, đây cũng chính là một hình thức luân chuyển sách trong học sinh, tạo điều kiện cho các em đọc nhiều loại sách khác nhau” – thầy Nông Văn Thuần, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Đơn cử như với Ngày hội tặng sách, năm học 2014 – 2015, trường THCS Kim Đồng nhận được hơn 800 bản sách với giá trị hơn 34 triệu đồng từ nguồn ủng hộ của phụ huynh; trong đó có nhiều bản sách quý, giá trị lớn. Hội phụ huynh các lớp cũng đầu tư 5 tủ sách thân thiện đặt trong sân trường và thường xuyên mở cửa cho các em đọc sách…
Mới đây, từ nguồn ủng hộ của Ngày hội tặng sách, trường THCS Kim Đồng đã tặng cho HS trường Tiểu học Sông Kôn (H Đông Giang, Quảng Nam) gần 1.000 đầu SGK của bậc Tiểu học và THCS; 50 suất học bổng, mỗi suất trị giá 200.000 đồng và 1.500 quyển vở, bút viết: 1.500 cây.
Thư viện trường THCS Kim Đồng đã được công nhận danh hiệu thư viện đạt chuẩn trong năm học 2003-2004, đến năm học 2018 – 2019 thư viện trường phấn đấu xây dựng thư viện tiên tiến trong năm học kiểm tra công nhận. Ngày hội tặng sách, cùng với Ngày hội đọc sách trở thành một hoạt động định kỳ trong trường phổ thông những năm gần được xem như là một phương cách góp phần hình thành văn hóa đọc cho học sinh.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Lan tỏa tình yêu sách cùng "Đại sứ văn hóa đọc" 2019
Chiều ngày 17/5, tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đã diễn ra chương trình giao lưu thí sinh đạt giải Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" 2019 tọa đàm về phương pháp đọc sách hiệu quả.
TS Nguyễn Ngọc Minh, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả.
Chương trình được Vụ thư viện (Bộ Văn hóa TT&DL); Trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam và Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu phối hợp tổ chức.
Chia sẻ tại buổi giao lưu, cô Trần Thị Phương Lan - Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết, khát vọng đọc sách của học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu là rất lớn nhưng hiện nay việc mua sách chữ nổi và đọc sách cho học sinh khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó việc định hướng đọc sách, tổ chức cuộc thi đọc sách cho trẻ khiếm thị chưa được các tổ chức, xã hội quan tâm nhiều.
Buổi giao lưu nhằm góp phần khuyến khích các em học sinh chăm đọc sách, sáng tác thơ văn để mở rộng thế giới quan, từ đó phát triển con người một cách tự nhiên và hiệu quả.
"Chương trình giao lưu thí sinh đạt giải cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" 2019, tọa đàm về phương pháp đọc sách hiệu quả là rất ý nghĩa, giúp định hướng các con đọc sách, lựa chọn được những tác phẩm hay để đọc và ứng dụng trong cuộc sống, nhà trường rất ủng hộ chương trình như thế này...", bà Lan chia sẻ.
Nhiều tiết mục văn nghệ do chính các em học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu thể hiện.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ thư viện (Bộ Văn hóa TT&DL) cho biết, dịp này các cháu được giải cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" 2019 có dịp giao lưu gặp gỡ, chia sẻ tương tác với học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó, có sự kết nối hỗ trợ trong nhóm các bạn được giải và các bạn khiếm thị để cùng phát triển văn hóa đọc.
Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc" 2019thu hút được hơn 536.000 học sinh, sinh viên tham gia. Vòng chung kết lựa chọn được 1.050 cháu, tổng số được giải (cá nhân và tập thể) gần 200 cháu, trong đó có 100 giải khuyến khích.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ thư viện (Bộ Văn hóa TT&DL) chia sẻ nhiều phương pháp đọc, lựa chọn sách tại buổi giao lưu.
"Chương trình giao lưu giúp các con sẽ có phương pháp, kỹ năng đọc tốt hơn, biết cách lựa chọn những cuốn sách phù hợp, biết ghi chép chọn lọc thông tin, biết ứng dụng điều hay lẽ phải từ trong sách ra cuộc sống, tạo bài tập bài nghiên cứu, biết cách chia sẻ nhau phương pháp, cách đọc phù hợp với từng lứa tuổi, có những kết nối để cùng nhau hỗ trợ cho những người kém may mắn trong cộng đồng...", bà Vũ Dương Thúy Ngà mong muốn.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ thư viện (Bộ Văn hóa TT&DL) (bên phải) tặng sách đại diện lãnh đạo trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.
Nhân dịp này, Vụ thư viện (Bộ Văn hóa TT&DL) cùng nhà tài trợ vinh danh bạn Vũ Thị Hải Anh - HS lớp 8 của trường được giải Ba cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" năm 2019.
Trong buổi giao lưu, các bạn học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu được tiếp xúc trò chuyện với TS. Nguyễn Ngọc Minh, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả.
Thông qua những câu chuyện, tác giả văn học về tinh thần vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật, vươn lên trong học tập...để trở thành những người có ích trong xã hội.
Đăng Sơn
Theo GDTĐ
Thư viện thân thiện ươm mầm văn hóa đọc Tại Hà Tĩnh, mô hình "Thư viện thân thiện" đã góp phần ươm mầm văn hóa đọc ở lứa tuổi "măng non". Bằng việc đem sách đến gần hơn với học sinh, thư viện thân thiện giúp các em chăm đọc sách hơn và hình thành kỹ năng học tập suốt đời. Đọc sách trở thành thói quen, đam mê của học sinh...