Đưa nội dung chống tham nhũng dạy trong năm học mới
Năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường THPT tiếp tục lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy.
Trong đó, trọng tâm là giáo dục đạo đức liêm chính, kết hợp giảng dạy pháp luật về phòng, chống tham nhũng với thời lượng phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào giáo án và sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả.
Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các trường THPT. Ảnh minh họa.
Trước đó, trong năm học 2013-2014, nội dung phòng chống tham nhũng cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học, cao đẳng đưa vào giảng dạy tại các giảng đường.
Đối với các trường đại học, cao đẳng nghiêm túc thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình chính khóa và ngoại khóa bảo đảm đủ thời lượng theo quy định.
Trong đó, các chương trình đào tạo chuyên về luật phải bảo đảm thời lượng 15 tiết, các chương trình đào tạo không chuyên về luật thì nội dung phòng, chống tham nhũng cần được tích hợp, lồng ghép để bảo đảm thời lượng 5 tiết.
Theo Kim Thược/VTC
Video đang HOT
Ba cách thức đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng
Cách thức xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016 thay đổi ra sao là vấn đề được nhiều học sinh quan tâm trong buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2016 tại Bình Thuận sáng 20/3.
Chương trình diễn ra tại Trường THPT Lý Thường Kiệt (La Gi, Bình Thuận) do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bình Thuận và Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp tổ chức đã thu hút hơn 2.500 học sinh tham dự.
Đăng ký xét tuyển online phải khai số điện thoại di động
Trong phần tư vấn chung PGS.TS Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT cho biết năm nay sau khi kết thúc chương trình lớp 12 học sinh có một tháng ôn tập.
"Các em cần tận dụng khoản thời gian này để ôn tập cho thật tốt để đạt kết quả thi cao. Còn lại việc đăng ký dự thi, đề thi, cách xét công nhận tốt nghiệp THPT đều giống như năm 2015. Ngày 1/4, các em bắt đầu đăng ký dự thi ngay tại trường mình đang học", thầy Nghĩa chia sẻ.
Thầy Trần Văn Nghĩa lưu ý thêm, trong đăng ký dự thi năm nay phải điền thông tin vào phiếu đăng ký dự thi và phải điền thông tin vào phiếu đăng ký các môn xét tốt nghiệp THPT. Năm nay quy chế yêu cầu thí sinh phải khai thời gian hộ khẩu thường trú.
Trong phiếu đăng ký các em phải xác định rõ hộ khẩu thường trú của mình có đủ 18 tháng trở lên hay không. Nếu muốn đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) bắt buộc thí sinh phải khai số điện thoại di động.
Học sinh đặt câu hỏi trực tiếp tại phần tư vấn chung. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đối với thí sinh chưa tốt nghiệp THPT năm 2015 đã thi đủ số môn, không bị kỷ luật ở mức độ hủy bài thi thì được bảo lưu các môn thi đạt từ 5 điểm trở lên để không phải thi tốt nghiệp các môn đó nữa. Tuy nhiên, nếu các em muốn dùng kết quả những môn này để xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) thì phải thi lại.
Năm nay, sau khi có kết quả thi thí sinh chỉ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi do trường ĐH chủ trì cung cấp. Các lưu ý em không dùng giấy chứng nhận kết quả thi đó để đăng ký xét tuyển mà chỉ nộp giấy nào vào trường mình trúng tuyển. Hồ sơ đăng ký xét tuyển cũng đơn giản hơn, thí sinh chỉ nộp phiếu đăng ký xét tuyển.
Các em chỉ cần điền đầy đủ thông tin gồm tên thí sinh, điểm thi và nguyện vọng vào học ngành, trường nào. Thí sinh có thể nộp qua bưu điện, nộp trực tuyến hoặc hoặc gửi nộp trực tiếp tại phòng đào tạo trường ĐH, CĐ do nhà trường quyết định.
"Nhiều khả năng sẽ có nhiều thí sinh trúng tuyển cùng một lúc hai trường ngay trong đợt 1. Sau khi các trường công bố kết quả, các em phải xác nhận ngay mình phải học trường nào (kể cả các em trúng tuyển một trường cũng phải đăng ký xác nhận nhập học). Kết quả trúng tuyển đợt I được công bố trước ngày 15/8.
Thí sinh trúng tuyển đợt I nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học trước 17g ngày 17-8 (theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện). Nếu thí sinh nào không nộp giấy báo điểm thì nhà trường coi như em không học và sẽ hủy kết quả trúng tuyển", PGS.TS Trần Văn Nghĩa lưu ý.
TS Nguyễn Đức Nghĩa đang tư vấn cho học sinh Bình Thuận. Ảnh: Tuổi Trẻ.
"Học sinh Bình Thuận cần cố gắng hơn"
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐHQG TP HCM, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tỉnh Bình Thuận có 13.276 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 11.824 thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH; còn lại 1.452 em đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước (thí sinh tự do) dự thi để xét CĐ, ĐH.
Theo quy định của kỳ thi 2015, do tại Bình Thuận không có cụm thi liên tỉnh nên các học sinh tỉnh này dự thi tại cụm thi liên tỉnh (để dùng kết quả thi xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ) phải vào TP HCM dự thi. Có 10.459 thí sinh Bình Thuận đã dự thi tại cụm thi liên tỉnh ở TP HCM do ĐH Tôn Đức Thắng chủ trì, đồng thời có 2.817 thí sinh ở lại dự thi tại cụm thi tỉnh do Sở GD&ĐT Bình Thuận chủ trì.
Tuy nhiên, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tất cả học sinh tỉnh Bình Thuận sẽ thi ngay tại tỉnh nhà. Học sinh tại tỉnh Bình Thuận chỉ có cụm thi đại học do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chủ trì, phối hợp với Trường CĐ Cộng đồng Bình Thuận tổ chức.
Cụm thi này dành cho tất cả các thí sinh, bao gồm các học sinh đã tốt nghiệp từ những năm trước (gọi là thí sinh tự do), những học sinh chưa tốt nghiệp muốn dự thi chỉ để xét tốt nghiệp và cả các thí sinh chưa tốt nghiệp muốn dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa dùng kết quả để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Nhưng chỉ có học sinh nào khi làm hồ sơ dự thi có đăng ký dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ mới được cụm thi cấp một giấy chứng nhận kết quả thi (giấy báo điểm) với mã số xác định duy nhất có mã vạch.
Lưu ý là cũng có nhiều trường ĐH, CĐ xét tuyển từ học bạ THPT (kết quả học của ba năm THPT hoặc của năm học lớp 12) bên cạnh việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.
"Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh Bình Thuận năm ngoái chỉ đạt 86,26% (bao gồm cả học sinh THPT và thí sinh tự do - giáo dục thường xuyên). Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tốt nghiệp bình quân của cả nước là 91,58%. Năm nay, các em phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT", thầy Nghĩa nói.
Bình Thuận đề xuất tổ chức thi tại huyện
Phát biểu tại buổi tư vấn ông Phan Toàn Thái - Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận nói trong nhiều năm báo Tuổi Trẻ đã phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại nhiều địa phương khắp cả nước. Chương trình được sự đánh giá cao từ xã hội.
"Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại Bình Thuận, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận đã trình Bộ GD&ĐT ba phương án tổ chức kỳ thi này, trong đó có phương án tổ chức thi tại huyện. Nếu phương án này được chấp thuận thì các em sẽ được thi ngay tại địa phương mình, nếu không được chấp nhận thì thí sinh toàn tỉnh Bình Thuận tập trung về thành phố Phan Thiết để thi", ông Thái cho biết.
Theo Zing
Học sinh dễ dàng học liên thông Sau 3 năm bị điêu đứng vì Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT, đến nay, hàng nghìn sinh viên đã dễ dàng học liên thông lên cao đẳng, đại học. Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 55, quy định: Sinh viên muốn học liên thông lên đại học, cao đẳng phải chờ đủ 36 tháng mới được tham dự kỳ thi...