Đua nhau tăng viện phí kịch trần
Thông tin 447 dịch vụ y tế sẽ tăng giá khiến các bệnh viện (BV) “thở phào” trước việc gồng mình chịu trận lỗ lâu nay. Điều đáng nói là các BV đua nhau đăng ký tăng lên giá kịch trần, mặc cho sự chênh lệch giữa các tuyến điều trị…
Nhiều bệnh viện tại TPHCM đã tăng viện phí từ lâu
Tăng giá kịch trần để đón đầu
Chiều 24/4, Sở Y tế Hà Nội đã họp với các BV trực thuộc để nói rõ yêu cầu: Các BV sẽ đưa ra khung giá mới trên cơ sở thực thanh, thực chi. Nghĩa là các BV sẽ làm lại giá, căn cứ vào giá điện, nước, vật tư tiêu hao… tính toán chi phí thực để đưa ra giá, nhưng không được vượt trần bộ đã quy định. Các BV hạng 1, hạng 2 sẽ họp riêng và đưa ra bảng giá phù hợp cho phân hạng của mình. Phải có những tiêu chí này trình thì mới thuyết phục được UBND TP phê duyệt.
Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cũng đã yêu cầu: “Thông tư đã quy định khá chi tiết các cơ cấu giá thành của từng dịch vụ nên các BV sẽ không thể đề xuất mức phí quá cao được. Vì như chi phí cho giường bệnh không đạt chuẩn, không có điều hòa thì không thể đòi thu phí cao… Đối với BV hạng 1, BV đặc biệt thì đề xuất mức tối đa là hợp lý, còn BV hạng 2, 3 phải thu thấp hơn”.
Tuy nhiên, trong hội nghị triển khai thông tư 04 tại Hà Nội sáng 23/4 vừa qua, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó TGĐ BHXH VN, cho hay: Đến thời điểm này, hầu hết các BV đã xây dựng khung giá viện phí trình phê duyệt, đưa ra khung giá ở mức tối đa. Như vậy là bất hợp lý vì chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các tuyến điều trị, hạng BV thì giá khác nhau và không được vượt trần”. GĐ một BV hạng 1 ở Hà Nội nhận định: “Khả năng các BV đưa ra bảng giá kịch trần là rất cao, bởi đây là bảng giá sẽ áp dụng cho một thời gian dài nhất định, phải tính đến yếu tố trượt giá, đón đầu.
Vả lại, đây cũng chỉ là giá một phần viện phí, chứ chưa phải tính đủ nên họ không dại gì đưa ra một mức giá thấp hơn giới hạn cho phép. Các BV hạng 1 hay 2 đều lý luận dù họ ở hạng nào cũng phải sử dụng từng đó các chi phí cơ sở vật chất, điện nước, vật tư tiêu hao chứ không được mua với giá thấp hơn. Thực tế, hầu hết các BV khi xây dựng khung giá viện phí trình phê duyệt đều đưa ra ở mức tối đa, bất chấp chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các tuyến điều trị, hạng bệnh viện… Thậm chí, nhiều BV xây dựng giá dịch vụ y tế không đúng theo pháp luật giá và tăng 20% so với giá trần.
Tại TPHCM, các BV đã truyền nhau cách tăng như: Nếu giá dịch vụ nào có mức giá dưới 500.000 đồng thì khi xây dựng khung giá tăng 100% theo mức tối đa của Bộ Y tế, nếu giá dịch vụ ở mức trên 500.000 đồng thì tăng từ 85-90%. Thậm chí, việc tăng giá cũng được các BV ngầm tham khảo lẫn nhau để khỏi bị vượt trội giá hoặc giá không bị xuống thấp… Thậm chí, nhiều BV khi đưa ra mức tăng giá khám, điều trị kịch trần cũng chỉ bằng hoặc thấp hơn mức giá mà các BV đã thu trước đây.
BV đua nhau xây dựng giá dịch vụ khám – chữa bệnh lên kịch trần. Ảnh: V.T
Cụ thể, tại BV Nhi Đồng 1, khám thông thường có giá 30.000 đồng/ lượt từ nhiềunăm nay. Tương tự, tại BV Nhi Đồng 2, mỗi lượt khám từ 30.000 đồng, còn khám dịch vụ là 60.000 đồng. Các BV khác điều trị cho người lớn như: BV Nhân Dân Gia Định, BV Bệnh nhiệt đới là 20.000 đồng/lượt khám hay một BV tuyến quận, huyện là BV Đa khoa Tân Bình cũng 20.000 đồng/lượt khám. Tại BV Ung bướu, giá khám dịch vụ lâu nay là 30.000 đồng/lượt, giá một giường bệnh là 100.000 đồng/ngày. BV Chợ Rẫy thì tiền khám bệnh là 30.000 đồng/lượt khám…
Quy định cụ thể để tránh đua nhau tăng kịch trần
Video đang HOT
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, cho rằng, các BV phải công khai bảng giá các dịch vụ để người bệnh biết. Tuyệt đối không được thu thêm của người bệnh các chi phí đã tính trong cơ cấu giá. Liệu có hợp lý khi các BV có sự “chênh lệch” giữa các tuyến, thương hiệu ào ào đưa ra mức giá kịch khung, ai kiểm soát việc thu phí, khám dịch vụ?
Việc đưa ra khung giá theo kiểu tăng “cào bằng” giữa các BV liệu có hợp lý? Hội đồng thẩm định giá viện phí cần nhanh chóng có cuộc họp để tính toán chi tiết trong việc phân nhóm BV để quy định mức thu cụ thể đối với các kỹ thuật, thủ thuật ở BV hạng đặc biệt, trung ương, tỉnh, quận huyện… Nếu không quy định rõ, việc tăng giá kịch trần sẽ tiếp tục tái diễn và nạn nhân hứng chịu chính là những người chưa tham BHYT.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho rằng, BV khi triển khai tự chủ tài chính, giám đốc BV không được giao khoán mức thu, chi cho khoa phòng, đơn vị thuộc BV như từng diễn ra tại một số nơi gây bức xúc cho người bệnh. Bộ Y tế cũng lưu ý địa phương căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, thu nhập của người dân, tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế để đề xuất mức viện phí phù hợp, tránh hiện tượng đề xuất viện phí vượt khung để được phê duyệt theo mức kịch trần trong khung, trong khi điều kiện người dân tại địa phương còn khó khăn. Bà Xuyên nhận định: “Khi triển khai thông tư 04, một số địa phương chưa hiểu rõ. Bộ sẽ thêm một hướng dẫn chi tiết để các cơ sở y tế hiểu rõ hơn, xây dựng mức viện phí mới cho đúng”. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng trên thực tế các BV chưa hiểu rõ thông tư 04, bởi đây là vấn đề liên quan đến “nồi cơm” sống còn của mỗi BV.
Mục tiêu của Bộ Y tế trong đợt tăng giá viện phí lần này là nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
Theo Võ Tuấn – Quang Duy
Lao động
Giảm tải bệnh viện: Cục bộ được ngay, tổng thể phải chờ!
Bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "truy" gắt về lộ trình giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến TƯ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hứa giảm nhiệt những bệnh viện "nóng" nhất trong 2013 nhưng để giải quyết cơ bản quá tải phải ngoài 2015.
"Đẻ thường phải lên viện C"
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) "khơi" đề tài quá tải bệnh viện tuyến TƯ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận. Đại biểu hỏi về giải pháp để hạn chế bệnh nhân lên tuyến trên, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh phương án xây dựng hệ thống bệnh viện vệ tinh, trước hết tập trung vào nhóm ung bướu, tim mạch, nhi...
Về giải pháp phân tuyến kỹ thuật, nữ bộ trưởng phân tích: Tồn tại hiện nay, do phân cấp bệnh viện từ cấp TƯ, tỉnh, huyện nên cơ sở chữa bệnh dù có tốt đến đâu cũng mang danh "xã huyện". Hiện tượng quá tải hiện tại có nguyên nhân do bệnh nhân có tâm lý không thích bệnh viện huyện mà "lên thẳng TƯ" tạo nên quá tải ảo.
"Trước đây, người dân đều đẻ thường ở nhà hộ sinh nhưng giờ có điều kiện là người ta chạy thẳng lên viện C và viện Từ Dũ, chỉ vì... để cho chắc. Tâm lý muốn đi xa, chịu đựng sự chật chội, khốn khổ ở bệnh viện TƯ không thể xóa bỏ ngay mà cần cả một quá trình" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trần tình.
Tới đây, quy chế mới, bệnh viện huyện làm tốt có thể được nâng cấp lên cấp tỉnh, bệnh viện tỉnh có thể thăng cấp đặc biệt.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: "Bệnh viện cơ sở tốt đến đâu vẫn mang danh... xã huyện".
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lật lại vấn đề: "Tại sao phần lớn bệnh nhân đều muốn được chuyển lên tuyến trên điều trị, có phải do năng lực khám chữa bệnh của tuyến dưới quá kém?".
Bộ trưởng Y tế phân trần, nguyên nhân quá tải cơ bản nhất là do điều kiện giáo dục, xã hội nên mới có tâm lý "lên TƯ" vì coi chỉ có ở đó mới có bác sỹ giỏi, đầy đủ thiết bị, khả năng khám chữa bệnh mà không chấp nhận các bệnh thông thường bệnh viện cấp dưới cũng làm tốt được như vậy. Ngoài ra, một số bệnh viện để xảy ra tai biến nghề nghiệp, mang "tai tiếng", bệnh nhân sau đó không muốn vào nữa. Cũng có thực tế cơ sở vật chất, con người ở bệnh viện tuyến dưới chưa đảm bảo.
Ngoài ra người đứng đầu ngành y tế cũng dẫn chuyện nhiều chỉ tiêu, điều kiện như đảm bảo 3 điều dưỡng/10 bệnh nhân nhưng các bệnh viện tuyến dưới đều không muốn tuyển vì không trả được lương. Hiện cả nước thừa đến vài nghìn chỉ tiêu cán bộ điều dưỡng. Vấn đề này sẽ khắc phục được khi cơ chế tự chủ tài chính được áp dụng đầy đủ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục truy: "Khi bắt đầu làm bộ trưởng, vấn đề bộ trưởng đang giải đáp như ùn ứ tại bệnh viện, bệnh nhân dồn lên tuyến trên, tệ nạn trong ngành y... đến năm 2013, 2015 có chuyển biến, chuyển biến đến mức nào, Bộ trưởng Y tế có làm được việc đó?".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Năm 2013, 2015 quá tải bệnh viện có cải thiện?".
Bộ trưởng Tiến khẳng định, từ khi nhậm chức nên nay đã làm được 2 việc trong nội dung cải cách tài chính như điều chỉnh giá viện phí, năm 2014 sẽ tăng gấp đôi giá dịch vụ y tế. Dự án nâng cao năng lực y tế cơ sở cũng đang xây dựng.
Trước mắt, Bộ đang "thúc" bệnh viện K phấn đấu cuối 2012, đầu 2013 di dời 200-300 giường bệnh. Bệnh viện Bạch Mai cũng sẽ phải hoàn thành 2 tòa nhà khoa ung bướu và khoa hô hấp trong năm 2013. Bệnh viện ung bướu TPHCM đang rất khó khăn về vấn đề mặt bằng để di chuyển, Bộ sẽ cố gắng giải quyết bằng tất cả nguồn lực của ngành.
"Như vậy, năm 2013, những bệnh viện "nóng bỏng" nhất sẽ giảm nhiệt. Hi vọng năm 2015, khi xây dựng được hệ thống bệnh viện vệ tinh với quân số Bạch Mai "kèm" 7 viện, Việt Đức 8, K 10, việc giảm tải sẽ có bước tiến rõ rệt. Khó khăn là đất cho các bệnh viện xây dựng cơ sở 2. Như vậy, muốn giải quyết một cách cơ bản quá tải phải ngoài 2015 " - nữ Bộ trưởng hứa.
"Tăng viện phí cũng để giảm tải"
Đối với vấn đề thời sự xung quanh việc tăng giá viện phí, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng) trình bày băn khoăn về quy định bệnh nhân phải nằm ghép 2 người/giường chỉ được thu 50% giá viện phí, ghép 3 chỉ thu 30%. Cách tính này theo đại biểu không hợp lý vì bệnh viện phải bù chi cho các bệnh nhân nằm ghép trong khi mức chi phí cho đầu bệnh nhân không giảm. Việc này dẫn đến tiêu cực như nhiều bệnh viện không chịu nhận khiến bệnh nhân phải "chạy" trái tuyến, thêm tốn kém.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến "bật" ngay, quy định này do Bộ chủ động yêu cầu đưa vào vì đó là cách giải pháp chống quá tải. Hiện tại, 90% nguồn thu của y tế tuyến huyện thu từ bảo hiểm y tế, ngay những bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy cũng tới 40-50% thu từ bảo hiểm. Nguồn thu không đủ đủ chi phí trả lương cán bộ nên áp quy định này để các giám đốc bệnh viện cố gắng xây dựng bệnh viện vệ tinh, đầu tư cho tuyến dưới và không nhận bệnh nhân mà tuyến dưới có thể chữa trị được để chống quá tải ảo. Đó là cách để giảm tải bệnh viện tuyến trên.
Phiên chất vấn trực tuyến bộ trưởng Y tế tại UB Thường vụ QH.
Về vấn đề giá thuốc, đại biểu Trương Thị huệ (Thái Nguyên) chất vấn, thông tư mới về quản lý giá thuốc, nhà thuốc bệnh viện đã thể hiện tác dụng gì để lập lại trật tự trong lĩnh vực này?
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, quy định thu lời tối đa 5-10% đã phát huy tác dụng. Vừa qua, Bộ tổ chức kiểm tra, lấy ngẫu nhiên 30 loại thuốc bán ở bệnh viện Bạch Mai, hầu hết đều thấp hơn giá thuốc bán bên ngoài, chỉ 6 loại giá nhỉnh hơn đôi chút (khoảng 7%) nhưng vẫn nằm trong khung tỷ lệ lợi nhuận cho phép.
Mới đây, Bộ Y tế cũng được Chính phủ đồng ý cho áp dụng phương thức quản lý giá thuốc theo thặng số tối đa toàn chặng để tránh chi phí trung gian. Hiện đã có 2 đoàn cán bộ đi Trung Quốc, Thái Lan để học cách quản lý này.
Vẫn chưa chịu, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) xoay qua việc hiện vẫn còn nhiều sơ sở bán thuốc nằm ngoài kiểm soát, không thiếu những mẹt thuốc bán ở chợ quê, vấn có nhà thuốc mượn danh dược sỹ để hành nghề. Vẫn chưa có "biệt dược" để trị người bán thuốc tư nhân?
Bộ trưởng Y tế đáp gọn, trong tương lai, Bộ Y tế đã trình đề nghị điều chỉnh luật dược, việc thuê bằng dược sỹ, an toàn thuốc, ghi toa sẽ đảm bảo. Mọi việc phải... dần dần.
P.Thảo
Theo Dân trí
Bệnh viện sốt ruột vì chưa thể tăng viện phí Từ ngày 15/4, 447 dịch vụ y tế sẽ được tính theo giá mới. Khung giá này sẽ được áp dụng trong cả nước nhưng ở Nghệ An các bệnh viện vẫn chưa được áp dụng giá viện phí mới này bởi còn phải chờ quyết định và văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh. Mặc dù Thông tư 04 của liên Bộ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại cá giàu Omega-3 hơn cả cá hồi, có nhiều ở Việt Nam

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe

Những sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏe

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi
Có thể bạn quan tâm

Tại sao người Nhật thường đặt chai nước quanh nhà thay vì cất tủ lạnh?
Sáng tạo
13:16:24 15/04/2025
Giám đốc công an chính thức thông tin vụ ông Đoàn Văn Báu gây tai nạn giao thông
Tin nổi bật
13:15:40 15/04/2025
Lộ diện 2 giám đốc 'bù nhìn' trong vụ sữa bột giả thu lợi 500 tỷ đồng
Pháp luật
13:11:05 15/04/2025
Siêu phẩm này sẽ khiến iPhone 18 và Galaxy S26 khiếp sợ
Thế giới số
13:02:55 15/04/2025
Hàng triệu người theo dõi Elon Musk chơi game trên chuyên cơ
Netizen
12:50:43 15/04/2025
Washington lạc quan đạt thỏa thuận với nhiều nước trong thời gian hoãn áp thuế
Thế giới
12:13:33 15/04/2025
Song Hye Kyo bị 1 nữ diễn viên làm bỏng da
Sao châu á
12:10:04 15/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Ba (15/4): Giàu có vang danh, phú quý đủ đường
Trắc nghiệm
12:09:49 15/04/2025
Sơn Tùng M-TP để lộ bí mật quá khứ
Sao việt
12:07:42 15/04/2025
Gợi ý những chiếc áo ống cá tính cho nàng vẻ ngoài đầy mê hoặc
Thời trang
11:56:45 15/04/2025