Đua nhau dùng “thuốc bổ” trong mùa dịch: Coi chừng bổ ngửa
Khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh, thành nước ta khiến nhiều người tìm cách tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng cách dùng thuốc bổ, trong đó đơn giản nhất là bổ sung các vitamin và kháng chất.
Chị Hoàng Thị Lan, 46 tuổi, Nam Định, cho biết: Tôi đọc trên mạng thấy người ta nói đến nhiều tác dụng tăng cường sức đề kháng của vitamin C nên đã mua ít “C sủi” về cho cả nhà uống. Hàng ngày tôi pha cho mỗi người 1 cốc (mỗi cốc 1 viên C sủi), uống mới yên tâm đi làm.
Còn anh Nguyễn Vũ Dũng, 57 tuổi, ở Lào Cai lại nghe mọi người mách đi mua một số loại như: Vitamin A, vitamin D, kẽm… về uống. Anh D. cho biết cứ uống trong liều khuyến cáo nên an tâm không sợ thiếu hay thừa gì cả. Bổ sung những loại vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh như hiện nay anh cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Bà Đỗ Thị Vân, 78 tuổi, Hà Nội khi dịch tái diễn trong cộng đồng thì bà lại chăm chỉ uống vitamin tổng hợp của con gái gửi từ Mỹ về. Bà nói con gái tôi khuyên mẹ nên uống hàng ngày vì kiểu gì mẹ ăn uống cũng không đủ vì vitamin bị hao hụt nhiều trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm. Hơn nữa bà tin rằng, vitamin tổng hợp người ta đã làm theo liều lượng khuyến cáo, phù hợp với lứa tuổi rồi.
Vitamin và khoáng chất thường bị lạm dụng trong mùa dịch.
Chuyên gia nói gì?
Chuyên gia dinh dưỡng ThS. BS. Lê Thị Hải cho biết, vitamin và các chất khoáng là những chất rất cần thiết cho sức khỏe. Đây là những chất không thể thiếu được để duy trì sự sống. So với nhu cầu glucid, protein, lipid thì khối lượng các vitamin hay các khoáng chất cần là rất nhỏ nên nó còn được gọi là các yếu tố vi lượng. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lạm dụng các vitamin, chất khoáng mà không biết được hậu quả nguy hiểm của việc này.
Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các vitamin và các chất khoáng thường được bán một cách tự do không cần đơn thuốc, kết hợp với việc quảng cáo, tuyên truyền không chính xác về tác dụng đã tạo ra sự lạm dụng, gây nên những tai biến, thậm chí rất nghiêm trọng do thừa các vitamin và khoáng chất.
Một trong những vitamin được mọi người hay bổ sung là vitamin C. Đây là một vitamin quan trọng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nó kích hoạt hoạt tính của bạch cầu và gia tăng sự thành lập kháng thể. Điều này giúp cơ thể chúng ta tăng cường hệ miễn dịch. Là một vitamin tan trong nước nguy cơ ngộ độc thấp hơn nhưng nếu dùng vitamin C quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng và các bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa…
Nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K, E nếu dùng liều cao, kéo dài có thể gây ngộ độc. Ví dụ: Dùng vitamin A với lượng lớn, hằng ngày kéo dài, người dùng có thể gặp phải những triệu chứng ngộ độc mạn tính như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi; da phát ban đỏ, khô và bong vảy; môi khô và nứt, rụng tóc, tăng calci máu, tăng lipid máu, hạch bạch huyết sưng to, vô kinh… ; vêm niêm mạc miệng, đau các xương. Trẻ nhỏ có thể bị tăng áp lực nội sọ, thóp phồng, đau đầu, co giật… Trẻ thường bị vàng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh mũi do thừa betacaroten (tiền vitamin A) do chế độ ăn. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể gây dị dạng thai nhi (hở hàm ếch, dị dạng tim mạch, cơ, xương, hệ thần kinh trung ương…).
Video đang HOT
Viêm loét dạ dày do lạm dụng vitamin C.
Lời khuyên của thầy thuốc
ThS. BS. Lê Thị Hải cho hay, trong thực tế, cơ thể không cần khoáng chất với liều lượng quá lớn. Sự tác động qua lại trong cơ thể của khoáng chất, vitamin, các chất dinh dưỡng và nhiều chất khác rất phức tạp. Cho nên một lượng lớn của bất cứ một thành phần nào cũng đều gây ra sự mất cân bằng và cản trở hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.
Với tình trạng bùng phát lại dịch bệnh COVID-19 hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cần thiết, ngoài việc cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể chúng ta cần phải kết hợp với nhiều biện pháp nữa để tăng cường hệ miễn dịch như: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, hạn chế stress, căng thẳng, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, ăn uống lành mạnh cũng là những yếu tố rất quan trọng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Muốn tránh được các hậu quả do dùng không đúng vitamin và các chất khoáng, trước hết cần phải hiểu rõ một nguyên tắc: Nếu không thấy thiếu thì không dùng; không được coi vitamin và các khoáng chất là “thuốc bổ” mà muốn khỏe thì dùng.
Với những người khỏe mạnh, không có rối loạn tiêu hóa, hấp thu và ăn với chế độ ăn đa dạng thì không phải dùng thêm vitamin cùng các khoáng chất dưới dạng thuốc.
Đối với những người ăn uống kém, không ăn được đa dạng thực phẩm hoặc khi bạn cảm thấy có vấn đề về sức khỏe hay có triệu chứng của thiếu vitamin, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc bổ phù hợp.
Uống quá nhiều 'thuốc bổ' này có thể gây ngừng tim
Các chất bổ sung nhằm giúp cơ thể đảm bảo đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng tối ưu cần thiết để hoạt động tốt nhất.
Uống quá nhiều magiê có thể dẫn đến ngừng tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng không có nghĩa là uống quá nhiều sẽ tốt, mà nếu uống quá nhiều, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thực tế, một loại thực phẩm bổ sung phổ biến có thể gây ngừng tim nếu dùng nhiều hơn mức cần thiết. Nếu bạn dùng chất bổ sung phổ biến này, tim của bạn có thể gặp rủi ro, nghiên cứu cho biết.
Đó là magiê. Uống quá nhiều khoáng chất này có thể dẫn đến ngừng tim, theo Best Life.
Tiến sĩ Jenna Liphart Rhoads, từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe Nurse Together (Mỹ), cảnh báo quá nhiều magiê có thể gây ra các biến chứng sức khỏe đe dọa đến tính mạng.
Tiến sĩ Rhoads giải thích, hấp thụ quá nhiều magiê có thể gây ngừng tim bằng cách làm gián đoạn hoạt động điện trong cơ tim.
Các triệu chứng có thể là cảm thấy tức ngực, khó thở, suy nhược và tim đập nhanh trước khi ngừng tim đột ngột - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của ngừng tim do quá nhiều magiê
Các chuyên gia tại Mayo Clinic cảnh báo: Ngừng tim đột ngột là tình trạng đột ngột mất chức năng tim, nhịp thở và ý thức và "nếu không được điều trị ngay lập tức", có thể dẫn đến tử vong, theo Best Life.
Các triệu chứng có thể là cảm thấy tức ngực, khó thở, suy nhược và tim đập nhanh trước khi ngừng tim đột ngột. Nếu gặp những triệu chứng này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Magiê có ở đâu?
Magiê là khoáng chất có trong nhiều loại vitamin và chất bổ sung, cũng như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng a xít chứa magiê.
Nó cũng có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, sô cô la đen và đậu phụ.
Rất ít khả năng bị quá liều magiê do ăn thực phẩm, tiến sĩ Rhoads lưu ý. Mà quá liều magiê thường xảy ra do hấp thụ quá nhiều magiê dưới dạng thuốc bổ sung hoặc thuốc.
Theo tiến sĩ Rhoads, những người bị bệnh thận dễ bị tác hại dẫn đến ngừng tim nhất nếu dùng quá liều magiê, theo Best Life.
Nguyên nhân là do magiê được đào thải ra khỏi cơ thể qua thận, và những người không thể bài tiết magiê dư thừa sẽ có nguy cơ bị tăng magiê huyết, chuyên gia Natalie Jurado, người sáng lập trung tâm chăm sóc sức khỏe Root In ở Florida (Mỹ), cho biết.
Theo chuyên gia Jurado, người bị rối loạn tiêu hóa và người mắc bệnh tim cũng dễ bị tác hại hơn nếu dùng quá liều magiê.
Chuyên gia Jurado giải thích, rất hiếm khi xảy ra tình trạng quá nhiều magiê vì đối với hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh, hoạt động tốt, cơ thể sẽ bài tiết magiê dư thừa qua ruột, gây tiêu chảy, chuyên gia Jurado giải thích.
Tiến sĩ Rhoads cho biết lượng magiê bổ sung được khuyến nghị cho người lớn là khoảng 350 mg mỗi ngày. Healthline lưu ý rằng magiê với liều 350 mg mỗi ngày có thể được kê đơn để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ.
Các triệu chứng quá nhiều magiê
Theo tiến sĩ Rhoads, các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy quá nhiều magiê bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu, huyết áp thấp, đau bụng hoặc yếu cơ.
Có thể sẽ gặp các phản ứng như tiêu chảy khi bổ sung magiê, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc dùng quá nhiều magiê. Cần phải nói chuyện với bác sĩ nếu gặp tình trạng này, theo Best Life.
Giữ sức khỏe mùa thi Nhiều kỳ thi quan trọng trong năm học thường rơi vào thời điểm giao mùa khiến sức khỏe học sinh bị ảnh hưởng đáng kể. Làm cách nào để bảo vệ sức khỏe trước và trong những kỳ thi? Học sinh đến khám bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) - PHẠM HỮU Không nên thức khuya Thạc sĩ -...