Đua nhau bắt đáy, thị trường đảo chiều ấn tượng
Nguy cơ thị trường giảm đầu phiên hôm nay là rất cao vì thông tin có ca mắc Covid-19 mới trong nước khiến giới đầu tư lo lắng. Chưa hết, đêm qua chứng khoán Mỹ cũng đồng loạt giảm khá mạnh.
Cổ phiếu ngân hàng giao dịch lớn
VN-Index sụt tới 14 điểm ngay những phút giao dịch đầu tiên. Đây là diễn biến không bất ngờ. Tuy nhiên thị trường sau đó lại chứng kiến lực cầu bắt đáy cực mạnh xuất hiện.
Cổ phiếu ngân hàng là những mã được bắt đáy nhiều nhất. STB giảm 1,7% nhưng phút đầu tiên nhưng đến tầm 10h30 đã quay lại được tham chiếu. VN-Index khi đó vẫn còn đang giảm gần 7 điểm. STB sau đó tăng giá dữ dội và đến đầu phiên chiều đã tăng khoảng 5,8% so với tham chiếu trong khi VN-Index vẫn còn giảm hơn 6 điểm.
STB được khối ngoại mua vào khá tốt, khoảng 1,53 triệu cổ. Thế nhưng so với mức giao dịch 37,84 triệu cổ hôm nay thì lại rất nhỏ (hơn 4%). Nhà đầu tư trong nước bắt đáy ồ ạt ở cổ phiếu này đưa thanh khoản của STB lên tương đương 2% tổng khối lượng niêm yết, là một tỷ lệ rất lớn. Về khối lượng thì hôm nay STB chuyển nhượng chưa bằng hôm 22/9 vừa qua (45,7 triệu cổ), nhưng tính về giá trị lại cao hơn do giá đã tăng khoảng 23% trong thời gian này.
TCB và MBB cũng là các cổ phiếu ngân hàng khác giao dịch rất lớn, trị giá tương ứng 547 tỷ đồng và 418 tỷ đồng. TCB không có giao dịch của khối ngoại nhưng MBB được mua ròng khá lớn1,6 triệu cổ. TCB tăng 1,66%, MBB tăng 2,46%. VPB, CTG, HDB cũng tăng giá rất mạnh và thanh khoản lớn.
Hai cổ phiếu ngân hàng duy nhất giảm giá là VCB giảm 1,08% và EIB giảm 0,29%. VCB gây thất vọng vì không giữ được đà phục hồi cho đến hết phiên. Những phút cuối cổ phiếu này đã vượt nhẹ được tham chiếu nhưng trong đợt ATC lại sụp đổ.
Ngoài nhóm ngân hàng, một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng tăng khá tốt là VNM tăng 1,39%, VIC tăng 1,06%, VHM tăng 0,85%, SAB tăng 1,04%, MSN tăng 1,22%.
Nhóm VN30 lại là các cổ phiếu mạnh nhất và đều nhất thị trường. Chỉ số VN30-Index đóng cửa tăng 1,08%, mạnh hơn cả VN-Index (tăng 0,58%) và các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng yếu hơn nhiều. Tuy nhiên trên toàn HSX, cứ 1 cổ phiếu giảm giá có 1,14 cổ phiếu tăng giá. Như vậy mức tăng trung bình thấp của VN-Index cũng thể hiện đúng tương quan giá cổ phiếu. Các chỉ số nhóm vốn hóa chỉ thể hiện sức mạnh cá biệt trong từng nhóm nhỏ cổ phiếu.
Thanh khoản lại tiến sát mức kỷ lục
Thị trường giảm sớm, cổ phiếu giảm khá mạnh đầu phiên đã kích thích dòng tiền bắt đáy. Tuy nhiên cơ hội mua được ở giá thấp nhất đối với cổ phiếu là không nhiều vì mức giảm tại đáy diễn ra khá nhanh. Phần lớn thời gian giá cổ phiếu phục hồi dần dần và đến chiều mới bắt đầu tăng trên diện rộng.
Nhà đầu tư đã mua vào chủ động trong suốt cả phiên hôm nay đưa thanh khoản lên tới 618,2 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương đương giá trị 11.794 tỷ đồng. Nếu tính cả thỏa thuận, giá trị hai sàn đạt 13.074 tỷ đồng.
Mức giao dịch này là xấp xỉ các phiên kỷ lục của thị trường gần đây. Điều đặc biệt là hôm nay thị trường giảm mạnh trước rồi quay đầu tăng sau đó. Điều này thể hiện tính chất bắt đáy rõ ràng trong thanh khoản. Mặc dù lý do của biến động mạnh đầu phiên có thể là từ thông tin xuất hiện người nhiễm Covid mới trong nước, nhưng cơ bản vẫn là nhà đầu tư muốn chốt lời. Vì vậy các nhà đầu tư khác coi đó là cơ hội để mua vào giá rẻ.
Video đang HOT
Điều này thể hiện lượng tiền sẵn sàng mua vẫn còn rất nhiều cũng như kỳ vọng còn rất cao. Nhà đầu tư chấp nhận bắt đáy hôm nay tức là dự kiến thị trường còn tăng nữa. Mức thanh khoản hàng ngày cực lớn là điều khiến thị trường tạo nhiều bất ngờ nhất năm nay.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố hỗ trợ. Khối ngoại mua ròng rất nhiều đối với các blue-chips. Ngoài các mã ngân hàng như VPB, MBB, CTG, STB còn là những cổ phiếu như VRE, VNM, PVD, HSG, FCN, ITA, HBC, DCM, SSI, MSN, VHM… Nhóm VN30 được mua ròng tới 330 tỷ đồng cho thấy lực hỗ trợ mạnh mẽ từ khối này.
HSX
HNX
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
10.458 tỷ đồng ( 13%)
536,2 triệu ( 19%)
1336 tỷ đồng ( 40%)
82 triệu ( 42%)
Xả lớn, thị trường đảo chiều mạnh
Diễn biến xả hàng bất ngờ xuất hiện ngay phiên đầu tuần, ngắt đứt mạnh tăng 9 phiên liên tục của VN-Index. Lực xả dồn vào nhóm blue-chips và kéo theo hiện tượng giảm giá lan rộng.
Như một hệ quả tất yếu: VN-Index vượt 1.000 điểm bằng cổ phiếu lớn thì lúc này chính các mã lớn lại tạo sức ép ngược. Hầu hết nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đã quay đầu giảm phiên này.
Dẫn đầu nhóm giảm hôm nay chính là VCB, cổ phiếu tăng tốt nhất hai tuần qua và là mã quan trọng đẩy VN-Index lên. VCB trong 10 phiên liền trước đã tăng 10,1% và giá quay lại đúng đỉnh giữa tháng 1/2020. Đây là mức giá trước khi xuất hiện dịch Covid-19. Ngưỡng kháng cự mạnh này cộng với giá tăng quá tốt trong ngắn hạn đã khuyến khích nhà đầu tư chốt lời mạnh. VCB quay đầu giảm 1,59%.
Mức giảm này thực ra đã bớt đi một chút khi cuối phiên VCB vẫn được kéo giá mạnh lên. Ngay trước khi bước vào đợt ATC, VCB còn giảm tới 3,17%. Nhờ có diễn biến này mà VCB giảm sức ép lên VN-Index. Chỉ số này trước khi bước vào đợt ATC cũng giảm xuống mức 1.002,61 điểm.
VIC, VNM, BID cũng là 3 cổ phiếu lớn giảm nhiều: VIC giảm 1,24%, VNM giảm 1,46%, BID giảm 1,77%. Cả ba mã này cũng giống VCB, đều bị cản lại tại ngưỡng đỉnh ngắn hạn và nhà đầu tư xả hàng nhiều tại đây.
Rổ VN30 đóng cửa chỉ có 9 cổ phiếu tăng, trong khi 19 mã khác giảm. VN30-Index giảm 0,54% và có tới 14 cổ phiếu giảm vượt 1%. Mức giảm có phần nhẹ vì VN30 vẫn dựa được vào một số mã vốn hóa khá lớn khác (trong chỉ số này) như HDB tăng 2,56%, MBB tăng 1,75%, STB tăng 1,03%, TCB tăng 1,69%, REE tăng 2,1%, VRE tăng 1,62%.
Điều đáng tiếc là các cổ phiếu nâng đỡ được chỉ số VN30-Index thì lại quá nhỏ để nâng đỡ VN-Index. Vì thế chỉ số chính đóng cửa lại giảm tới 0,71% so với tham chiếu.
Với thực trạng số lượng cổ phiếu blue-chips giảm nhiều áp đảo số tăng, hiện tượng phân hóa trong nhóm này đã không còn nữa mà chuyển sang tình trạng giảm hàng loạt. Vẫn có lực đầu cơ ở nhóm blue-chips trung bình nhưng sớm muộn tác động chung cũng sẽ ảnh hưởng tới. Chẳng hạn TCB hôm nay đóng cửa còn tăng 1,69%, khá mạnh nhưng khi giá tiến sát đến đỉnh cao tháng 10 vừa qua thì lực xả cũng xuất hiện. TCB ban đầu tăng tới 2,95%, tức là mất đáng kể sức mạnh về cuối phiên. STB thậm chí còn chớm vượt đỉnh tháng 10 vừa qua thì bị xả mạnh. Giá STB ban đầu tăng tới 3,45%....
Những cổ phiếu được bắt đáy tuần trước như HPG cũng thể hiện lực bán xuất hiện mạnh trở lại. HPG đóng cửa giảm 2,07% trong khi phiên cuối tuần trước vừa tăng rực rỡ 3,3%. MSN cũng không khác, thứ Năm tuần trước có phiên tăng 1,7%, thứ Sáu chững lại rồi hôm nay quay đầu giảm 2,03%...
Thanh khoản lại rất lớn
Thị trường hôm nay tuy không xác lập được kỷ lục giao dịch mới, nhưng quy mô cũng rất lớn: Tổng giá trị giao dịch hai sàn lên tới gần 12.500 tỷ đồng, trong đó thỏa thuận gần 2.300 tỷ đồng. Như vậy lại xuất hiện thêm một phiên khớp lệnh vượt 10.000 tỷ đồng nữa.
Điểm khác biệt ở phiên 10.000 tỷ hôm nay là cổ phiếu lại giảm giá nhiều hơn. Sàn HSX cứ 1 mã giảm giá chỉ có 0,75 mã tăng giá. Rõ ràng là nhà đầu tư vẫn bán ra nhiều, mấy hôm trước chưa đủ khiến giá giảm, hôm nay đã gây sức ép nhiều hơn. Những mã như HPG, CTG, , VHM, STB, VPB giao dịch rất lớn và giá đều giảm.
Rõ ràng là không phải VN-Index cứ vượt 1.000 điểm là thị trường tiến triển băng băng. Dù chỉ số lên rất tốt vượt qua các ngưỡng kháng cự, nhưng do hiện tượng kéo trụ nên các cổ phiếu phần lớn vẫn đang gặp khó khăn riêng. Chẳng hạn VIC, VHM, VNM, VCB, SAB vẫn chưa thoát ra được mức giá từ đầu năm, thậm chí là đỉnh cao nhất trong tháng 10.
VN-Index lên xuống gắn chặt vào các cổ phiếu vốn hóa lớn nói trên nên việc chỉ số vượt 1.000 điểm không mang tính quyết định, mà là các cổ phiếu lớn còn dư địa tăng tiếp hay không.
HSX
HNX
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
9.255 tỷ đồng ( 16%)
450 triệu ( 18%)
954 tỷ đồng ( 29%)
57,8 triệu ( 13%)
Giao dịch chứng khoán chiều 18/11: Dòng tiền lớn tiếp tục nâng bước VN-Index Dòng tiền lớn tiếp tục chảy mạnh trong phiên chiều, giúp VN-Index đứng vững dù chịu sức ép lớn từ cặp đôi VIC -VHM. Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index giằng co trong biên độ hẹp, nhưng nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu khai khoáng và kim loại, cùng một số bluechip giúp VN-Index duy trì đà tăng và chinh phục...