Đưa nhạc, thơ, phim vào dạy… Sử
Đưa nhạc, thơ văn, phim ảnh vào giảng dạy Lịch sử lớp 9, từ đó đã giúp nhiều học sinh yêu thích môn Sử hơn.
Người đầu tiên nghĩ ra mô hình dạy sử khá độc đáo này là cô Nguyễn Thị Hồng Trinh, tổ trưởng bộ môn Sử, trường THCS Lê Quý ôn, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
8h30, tiết học Sử của lớp 9A2 bắt đầu trong không khí sôi động khi cô Trinh đưa ra câu hỏi: “Các em đoán xem hôm nay chúng ta học bài gì?”. Và cô bật bài hát vang vút những ca từ hào hùng. Cả lớp nhao nhao: “Bài ca Chiến thắng iện Biên… cô ơi”.
Cô Trinh trong một tiết dạy.
Cô gật đầu cười tươi dùng máy chiếu trên bảng tựa bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)”. Máy chiếu bật lên kèm theo lời cô giảng về vị trí chiến lược iện Biên Phủ lúc bấy giờ – Pháp xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ông Dương với 16.200 quân. ến phần diễn biến trận đánh, đoạn phim 3D với hình ảnh bất chấp đạn rít bom gầm, những chiến sĩ của ta lấy thân mình bịt kín lỗ châu mai, làm giá súng…
Cả lớp xúc động im phăng phắc, gương mặt ai cũng bồi hồi trước những hình ảnh thiêng liêng ấy.
Khi cô trầm giọng ngâm thơ: “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn!/ Những đồng chí, thân chôn làm giá súng/ ầu bịt lỗ châu mai/ Băng mình qua núi thép gai/ Ào ào vũ bão/ Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/ Nát thân, mắt nhắm, còn ôm/… có những giọt nước mắt học trò lăn xuống, còn giọng cô nghẹn lại…”
“Bữa tiệc thịnh soạn”
ể rồi cả lớp lại chuyển sang trạng thái phấn khởi, hân hoan trước những thước phim tư liệu. Chiến thắng iện Biên Phủ với hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Quang cảnh ký Hiệp định Genève. ất nước tạm thời chia cắt hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam. Cầu Hiền Lương với hơn bảy lần sơn cũng được cô sưu tầm đưa lên màn hình.
Video đang HOT
Cứ vậy đan xen giữa đoạn phim, truyện ngắn, kết thúc bài, cô chốt lại bằng những câu thơ: “Chín năm làm một iện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.
Ánh mắt cả lớp lại say mê dõi theo những thước phim về ại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã lãnh đạo thắng lợi chiến dịch iện Biên Phủ – “Lẫy lừng năm châu/chấn động địa cầu…” Rồi cô liên hệ rộng ra: “Nước ta có hai vị tướng được xếp vào 10 vị tướng giỏi nhất thế giới. ó là Hưng ạo vương Trần Quốc Tuấn và ại tướng Võ Nguyên Giáp…”
Cứ vậy, chỉ một tiết học nhưng cô đã cung cấp cho học trò một “bữa tiệc thịnh soạn” khi đã sử dụng nhạc, phim, thơ văn, câu chuyện lịch sử… Rồi dành thời lượng cuối giờ, cô ôn lại bài học bằng hàng loạt câu hỏi ngắn. Lớp học lại sôi động lên, ai cũng giơ tay đòi phát biểu. Tiếng trống hết giờ vang lên, lớp “ồ” lên tiếc rẻ…
Môn học để làm người
17 năm đi dạy, cô Trinh có đến 14 năm phụ trách môn sử lớp 9. Chứng kiến cảnh học trò khi vào lớp ngồi học uể oải, học chỉ để đối phó với thi cử nên khi thi xong không còn đọng lại điều gì cả. Tìm hiểu, cô biết sở dĩ các em có tâm lý ngán ngại môn sử bởi do môn này có lượng kiến thức quá lớn, phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian, số liệu.
Mặt khác, phụ huynh không muốn con em học bởi họ định hướng tương lai con phải thi khối A, B nên đầu tư vào môn sử đâu có lợi ích gì. iều này khiến cô cứ trăn trở, đau đáu bởi hơn ai hết cô nghĩ đã là học sinh phải hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước và hiểu về những giá trị mà mình được hưởng.
Vì vậy, cô quyết tâm tìm mọi cách để gieo vào lòng học trò mình tình yêu đối với môn học này.
Lần đó khi giảng về nước Cuba – hòn đảo anh hùng, cô giới thiệu bài bằng những câu thơ: “Anh viết cho em, tự đảo này/Cuba, hòn đảo Lửa, đảo Say/Ở đây say thật, say trời đất/ Sóng biển say cùng rượu, mật say/Em ạ, Cuba ngọt lịm đường/Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương…” Không ngờ, học sinh ồ lên thích thú. iều đó đã bật lên trong cô ý nghĩ “đưa thơ văn vào bài giảng chắc hẳn tiết học sẽ sôi nổi hơn”.
Kể từ ngày đó, cô bắt đầu đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách đưa vào bài giảng một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn… để cụ thể hóa sự kiện khiến tiết học sử trở nên nhẹ nhàng, bớt căng thẳng, đầy sôi nổi và hào hứng. Phần giới thiệu bài học thường là một bài hát, chẳng hạn như khi học tới phần Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai thì cả lớp sẽ được nghe bài hát Nam bộ kháng chiến.
Riêng phần phim minh họa cô chọn toàn phim 3D bởi hiểu tâm lý học sinh THCS thích hình ảnh phim sinh động. ể được vậy, cô phải soạn giáo án rất công phu, mỗi bài có khi cả tuần. Tìm tư liệu thơ văn, nhạc, còn về phim cô phải cắt xén để trích đoạn đưa vào cho phù hợp.
Cứ vậy, bằng tất cả khả năng và nhiệt huyết, cô sống hết mình với môn sử bằng cả niềm tự hào bởi theo cô, đây là môn học để làm người, giáo dục lòng yêu nước để tạo gốc rễ vững bền cho sự phát triển nhân cách con người quyết định vận mệnh của đất nước trong hiện tại và tương lai. Cô chăm chút từng chút một tiết giảng của mình, từ phút mở đầu cho đến những phút cuối giờ.
Nhân ra áp dụng toàn trường
Sự kết hợp nhạc, phim, thơ văn, mẩu truyện đã khiến tiết giảng của cô trải nhiều cung bậc tình cảm trầm lắng xúc động, sôi nổi, đầy khí thế… Lâm Mỹ Duyên, lớp trưởng lớp 9A2, tâm sự: “Những kiến thức thơ văn mà cô cung cấp rất bổ ích, giúp chúng em dễ nhớ và nhớ sử lâu hơn. Qua đó em thấy môn sử rất thú vị”.
Cô Bạch Thị Duy Liên, phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý ôn, nhận xét: “Cô Trinh rất nhiệt tình trong giảng dạy. Sáng kiến kinh nghiệm “Khai thác kiến thức thơ văn vào giảng dạy lịch sử lớp 9″ của cô Trinh được công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm học 2012-2013 để rồi được nhân ra áp dụng vào công tác giảng dạy môn lịch sử toàn trường, giúp tỉ lệ học sinh giỏi môn sử của trường cao hơn những năm trước”.
Theo Minh Tâm/Báo Tuổi trẻ
Một cách dạy sử thú vị
Môn lịch sử báo chí VN là môn "khó nuốt", theo như cô Đoàn Hữu Hoàng Khuyên - giảng viên môn này của Trường đại học KHXH & NV (ĐHQG TP.HCM) - nhận định. Bởi nó tương tự môn lịch sử thời còn là học sinh phổ thông, có nhiều sự kiện, ngày tháng năm, cột mốc lịch sử... rất khó nhớ.
Tuy nhiên xuyên suốt môn học, mọi chuyện dường như khác đi khi tất cả sinh viên chúng tôi đều cảm thấy môn học này vô cùng thú vị.
Do biết cách làm mới bài giảng, cô Khuyên đã lồng ghép các trò chơi, các cuộc thi vào đó nên môn lịch sử báo chí VN trở nên sinh động hẳn lên. Cụ thể, cô quy định môn học này sẽ có bốn bài kiểm tra cộng lại lấy điểm cuối kỳ bằng các hình thức: thi trắc nghiệm, giải ô chữ, làm bài tập nhóm (có thuyết trình). Điểm thi giữa kỳ sẽ là điểm viết bài tự luận sau khi xem một đoạn phim về lịch sử báo chí VN.
Việc làm bài tập bằng hình thức chơi trò ô chữ thật bất ngờ và thú vị đối với sinh viên chúng tôi. Thật ra trò chơi nay không có gì xa lạ, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được áp dụng vào môn học. Cô kiểm tra kiến thức chúng tôi bằng các câu hỏi về nhân vật, sự kiện, tên các tờ báo, cũng như các sắc luật báo chí... Dưới bài ô chữ có phần viết tự luận về từ khóa đã tìm được trong ô chữ.
Ở phần thi trắc nghiệm, cô kiểm tra kiến thức chúng tôi vẫn như phần ô chữ, nhưng đặc biệt nghiêng về ngày tháng năm để chúng tôi không quên các chi tiết "rối rắm" này. Phần xem clip viết bài tiểu luận, chúng tôi được cô cho xem đoạn phim về lịch sử báo chí VN rất ý nghĩa như: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình đánh dấu sự kiện ra đời của báo phát thanh; Các phóng viên/ chiến sĩ nước ta tác nghiệp tại chiến trường; Sự kiện truyền thông sau ngày giải phóng 30-4-1975... Sau đó sinh viên chọn ra một đề tài mình yêu thích và viết bài tự luận.
Ở bài tập nhóm, điều thú vị là ngoài việc tạo thói quen làm việc cùng nhau, chúng tôi đươc trao đổi, chia sẻ kiến thức về lịch sử báo chí VN, cũng như lĩnh hội kiến thức ở các nhóm khác thông qua sự thuyết trình sinh động.
Ngoài ra trong suốt môn học, cô Khuyên còn đưa ra các trò chơi kiểu "Hành trình văn hóa", "Kim tự tháp", "Chiếc nón kỳ diệu" từng phát sóng trên các kênh truyền hình trong nước để kiểm tra kiến thức lịch sử báo chí VN của mỗi đội. Nhóm nào thắng sẽ được nhận một phần thưởng nho nhỏ. Cô còn giới thiệu chúng tôi các bảo tàng lịch sử có liên quan đến báo chí để chúng tôi có dịp vào đó tham khảo thêm.
Theo tôi, các giáo viên dạy môn lịch sử ở cấp phổ thông cũng nên áp dụng phương pháp này nhằm tạo sự thú vị, sinh động cho bài giảng của mình. Qua đó, học sinh sẽ dễ tiếp thu bài hơn, hiểu sâu, nhớ lâu và không cảm thấy "ám ảnh" mỗi khi học môn lịch sử. Để cho môn lịch sử trở nên nhẹ nhàng, học sinh yêu thích thì giáo viên cần phải linh động thay đổi cách giảng dạy sao cho phù hợp, luôn làm mới bài giảng của mình (trong khuôn khổ cho phép) để lôi cuốn học sinh.
Hãy để giáo viên sáng tạo
Trường cháu tôi tổ chức dạy học tiếng Anh với người nước ngoài giá 80.000 đồng/tháng/học sinh. Đây là mức giá khá hợp lý nên phụ huynh đều đăng ký cho con em theo học. Nhưng chau lai cho biêt những tiết học đó thật ra chỉ dành cho một số ít học sinh lớp có vốn tiếng Anh sẵn hoặc những em ham học vì hai lý do: ngôn ngữ thầy nói phần lớn là chuyên ngành, nâng cao và những tiết học đó rất chán.
Lý do thứ nhất tôi có thể tạm thông cảm nhưng còn lý do thứ hai thì tôi cảm thấy rất khó hiểu vì thương hoc tro rât thích học với người nước ngoài. Cháu tôi bảo chan vì những thầy cháu đã học luôn bám chặt vào sách giáo khoa, tức là chỉ chăm chăm vào những câu ngữ pháp nhàm chán mà các em đã được học thường ngày, hoàn toàn không có một sự đổi mới hay sáng tạo. Lâu lâu lại có một tiết cho các em chơi trò chơi, nhưng cũng chẳng được hào hứng cho lắm khi chỉ là trò khoanh chữ, tìm từ... để rồi cuối cùng cũng quay lại sách giáo khoa!
Vậy có gì khác giữa một tiết dạy của người Việt với người bản xứ? Giờ học lẽ ra phải hào hứng đã biến thành một tiết dạy tẻ nhạt bình thường, và đây là lúc các em "được" nói chuyện, nghỉ xả hơi vô ích.
Thế rồi qua học kỳ II, lớp cháu tôi được phân công một thầy dạy tiêng Anh khác. Ngay từ buổi đầu cháu đã thích vì sự hào hứng và nhiệt tình lẫn những kiến thức thầy mang lại. Thầy hoàn toàn không đụng vào sách giáo khoa, mà nói cho các em về quê hương thầy ở, những việc thầy đang làm... rồi đến những kỹ năng sống theo chủ đề sách các em đang học. Tiết học hôm đó các em đã thật sự rất "kết" thầy. Cuối giờ,thầy hứa sẽ mang vài video về nàng tiên cá bằng tiếng Anh cho các em vào tiết sau.
Nhưng, thầy đã không giữ được lời hứa. Thầy bảo cha mẹ các em kiến nghị không cho xem video nữa, mà phải học trên sách giáo khoa, dựa vào sách giáo khoa! Tiết học hôm sau và những hôm sau nữa, thầy và trò lớp cháu tôi đều phải học theo sách giáo khoa, nham chan, đơn điêu.
Nhưng tiết học tiếng Anh với người nước ngoài la luc học sinh có thể tự do nói những gì mình muốn để thực hành và phát triển kỹ năng tiếng Anh cũng như kiến thức xã hội, chứ không phải là tiết dạy khô khan. Thế nhưng khi thầy mang luồng gió mới đến cho các em học sinh, cho nền giáo dục bằng những phương pháp dạy hay của mình thì đã bị dập tắt ngay. Thế mới thấy vì sao học sinh nước ta luôn bị chê "chỉ giỏi lý thuyết", không phải tại các em ma do chúng ta ngại đổi mới.
Theo Tuoitre