Đưa hoạt động trải nghiệm vào trường học liệu có xảy ra lạm thu?
Dư luận cho rằng, khi hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong trường học thì sẽ phát sinh các khoản chi phí nên dễ xảy ra tình trạng lạm thu.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường học có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua các cuộc tham quan, chuyến đi thực tế (ảnh minh họa)
Dự thảo chương trình các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được Bộ GD-ĐT xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh các môn học, điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới là học sinh sẽ phải tham gia các hoạt động trải nghiệm và được đánh giá.
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngay tại một trường học ở Hà Nội
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm khẳng định, hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
Ở Tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở THCS và THPT là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Video đang HOT
Kinh phí cho hoạt động trải nghiệm lấy từ đâu?
Khi thiết kế chương trình, ban soạn thảo chương trình phải nghĩ đến sự phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trường học ở Việt Nam, sao cho các trường học có thể tổ chức được hoạt động này.
Chương trình sẽ có nhiều hoạt động được thiết kế thực hiện ở ngay trong điều kiện lớp học để rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng sống, phát triển bản thân, trong khuôn viên nhà trường như các buổi lao động, các buổi giao lưu… Đây là hoạt động cơ bản phải được các trường thực hiện.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm (ảnh: NVCC)
Ngoài ra, các trường có thể đưa học sinh ra ngoài lớp học như: hoạt động xã hội, thiện nguyện, tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng…
Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều ý kiến từ dư luận xã hội cho rằng, khi hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong trường học thì sẽ phát sinh các khoản chi phí nên dễ xảy ra tình trạng lạm thu.
Trước những thắc mắc của phụ huynh, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa rằng, chương trình Hoạt động trải nghiệm là chương trình giáo dục bắt buộc nên không đòi hỏi việc đóng góp ngoài quy định.
Các trường học có thể tổ chức những hoạt động trải nghiệm mang tính xã hội như tình nguyện, vì cộng đồng một cách rất tốt nhưng kinh phí không tốn kém và lại rất hiệu quả, thiết thực với xã hội.
Còn những hoạt động mang tính chất khám phá hay đi thực địa như các cuộc tham quan, dã ngoại, chuyến đi thực tế… có thể được “xã hội hóa” từ các tổ chức đoàn thể, các đơn vị, cá nhân hỗ trợ để nhà trường thực hiện tốt.
Điều này đòi hỏi nhà trường chủ động thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Các khoản kinh phí phát sinh có thể sử dụng từ đóng góp của phụ huynh và từ công tác “xã hội hóa” nhưng cũng cần được các bên thống nhất, công khai minh bạch về tài chính để sử dụng đúng mục đích.
Đánh giá học sinh phải được thực một cách thường xuyên
Bên cạnh những ý kiến góp ý về các khoản thu chi cho hoạt động trải nghiệm, phụ huynh cũng lo lắng về tính hiệu quả của các hoạt động này với học sinh.
Trước thắc mắc trên, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa cho biết, để có thể đánh giá được kết quả của hoạt động trải nghiệm chắc chắn, việc theo dõi, quan sát, đánh giá đứa trẻ thường xuyên là hết sức quan trọng. Bởi để đảm bảo đánh giá được khách quan kết quả hoạt động trải nghiệm phải có một thời gian nhất định thì mới có thể nhìn ra được kết quả. Đó là sản phẩm của cả một quá trình rèn luyện của trẻ.
Do đó, việc chúng ta đánh giá từng năm một cũng đã là điều rất khó khăn. Như ở các nước thì rất khác, họ đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục thường theo giai đoạn.
Giả sử cả bậc Tiểu học chỉ đánh giá 2 lần, hay THCS cũng vậy chứ họ không đánh giá theo từng năm. Song với đặc thù của giáo dục Việt Nam, chúng tôi cũng cố gắng đưa ra 12 mốc tương ứng với 12 năm để có thể đánh giá phần nào sự phát triển của một đứa trẻ.
Tuy nhiên, ban soạn thảo chương trình cũng khuyến cáo nó chỉ mang tính chất tham khảo chứ chúng ta cũng không cứng nhắc, bởi đây là sự phát triển những năng lực tâm lý xã hội, mà chưa kể còn gắn với văn hóa, với từng vùng miền nữa.
Tuy vậy, chương trình được xây dựng sẽ đảm bảo rằng nhà trường dù trong bất kỳ điều kiện nào cũng đều có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Tùy điều kiện như thế nào mà nhà trường lựa chọn quy mô cho phù hợp
Theo VOV
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng lạm thu đầu năm học ở trường.
Ngày 9/10, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với lãnh đạo các quận huyện, về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học.
Theo đó, thành phố đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh ngay tình trạng lạm thu đầu năm học.
Thành phố Hồ Chí Minh vừa yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học (minh hoạ của NOP)
Song song đó, tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, công tác phối hợp với Ban Giám hiệu các trường trong quá trình hoạt động, kịp thời phát hiện và xử lý ngay các sai phạm, nếu phát hiện thấy có tình trạng lạm thu, sử dụng sai mục đích các khoản phí nằm ngoài quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp các báo cáo từ các quận huyện gửi về công tác thu đầu năm học, rồi có báo cáo với thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
Theo GDVN
Hàng trăm người đứng ngoài trời lạnh 4 độ C đón cô bé ung thư đi học Bất chấp nhiệt độ 4 độ C, hàng trăm người gồm giáo viên, phụ huynh, học sinh và cảnh sát đã đón chào cô bé mắc bệnh ung thư quay trở lại trường học. ảnh minh họa Sau 15 tháng điều trị căn bệnh ung thư và thực hiện ghép tế bào gốc, Bridget Kelley (8 tuổi) chỉ mong có thể đi học...