Đưa giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vào trường học
Trong những năm qua, công tác dân số trong tình hình mới chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển (DS&PT) nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bố chất lượng DS.
Trong đó, vị thành niên, thanh niên được xem là một trong những đối tượng quan trọng của công tác truyền thông DS…
Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh đã và đang phối hợp các trường THPT: Dân tộc nội trú tỉnh, Tây Trà, Chu Văn An, Ba Tơ tổ chức nói chuyện chuyên đề sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì DS và Ngày Dân số Việt Nam (26.12).
Buổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.
Tại các buổi nói chuyện chuyên đề, các em học sinh phổ thông được nghe, tìm hiểu thế nào là vị thành niên, SKSS và SKSS vị thành niên. Các em được cung cấp các kiến thức về những thay đổi về thể chất và tâm lý, tình cảm tuổi vị thành niên, tình bạn và tình bạn khác giới; vấn đề phòng tránh có thai, phá thai ở tuổi vị thành niên, các biện pháp tránh thai, việc phòng tránh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV; cách phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục vị thành niên…
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, SKSS và giống nòi xảy ra tại các huyện miền núi là tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Theo thống kê, giai đoạn 2016 – 2019, tại huyện Sơn Tây có 156 trường hợp tảo hôn/470 trường hợp kết hôn (35%), huyện Ba Tơ 403 tảo hôn/2.227 kết hôn (18%), huyện Sơn Hà 207 tảo hôn/2.763 kết hôn (7%)…
Để nâng cao chất lượng DS, không còn tình trạng học sinh nghỉ học để kết hôn, các ban, ngành, chính quyền địa phương đã có nhiều hoạt động nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn. Cùng với đó, cung cấp kiến thức về nguyên nhân, hậu quả của tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh tại các trường học về tác hại của tảo hôn, tảo hôn cận huyết thống là điều rất cần thiết.
Thầy giáo Mai Văn Hội, giáo viên bộ môn Lịch sử – Giáo dục công dân (Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh) cho biết: Những năm trước, khi vấn đề tuyên truyền về kiến thức giáo dục DS, SKSS, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa phổ biến, thường diễn ra tình trạng các em học sinh nghỉ học để kết hôn.
Việc tổ chức các buổi ngoại khóa nói chuyện chuyên đề về giáo dục DS, SKSS đối với các em học sinh, nhất là với các em Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh là rất bổ ích, hiệu quả, bởi các em đều là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, kiến thức về SKSS còn nhiều hạn chế. Các buổi nói chuyện đã giúp các em có nhận thức đúng đắn, sau đó mỗi em còn là “tuyên truyền viên” khi về quê hương chia sẻ lại thông tin, kiến thức cho người khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, để góp phần đưa nội dung DS&PT vào các hoạt động ngoại khóa của trường học, vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho 80 giáo viên của 38 trường THPT trên toàn tỉnh về các nội dung này…
Đây là một trong những nội dung trọng tâm của công tác phối hợp giữa Sở GD&ĐT và Chi cục DS – KHHGĐ trong Chương trình DS&PT, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục DS trong trường học. Bởi thầy cô giáo là những người có vai trò quan trọng trong việc quan tâm, theo dõi, định hướng, là những tư vấn viên kịp thời cho các em học sinh.
Trường học không còn an toàn
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Học sinh luôn mong muốn thầy cô lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Ảnh minh họa.
1. Câu chuyện học sinh Y. được phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh ở Trường THPT Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, An Giang) đang thu hút sự chú ý của dư luận. Có nghi vấn rằng em Y. tự tử, để lại 2 bức thư tuyệt mệnh gây xôn xao dư luận.
Trong buổi phụ huynh của em Y, được Trường THPT Vĩnh Xương mời đến trường trao đổi về việc vi phạm của em tại trường hôm 16/11 phía nhà trường nêu em Y. vi phạm nhiều lần về "mặc áo mỏng", "đi xe phân khối lớn". Việc này nhà trường đã nhắc nhở em nhiều lần, va em Y. đã xin lỗi giáo viên chủ nhiệm. Nha trường yêu cầu em Y. viết kiểm điểm đồng thời hứa sửa chữa, khắc phục và em phải vào trường học tập nội quy...
Tuy nhiên, sau đó em Y. không nhận lỗi và khẳng định mình không sai gì cả. Đên ngày 27/11, trường gửi thông báo về gia đình em Y., đưa ra những lỗi em đã vi phạm như: phản ánh với gia đình sự việc ở trường không đúng sự thật, gây hiểu lầm trong quan hệ nhà trường và gia đình; gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự và uy tín nhà giáo; sử dụng điện thoại di động để ghi âm giáo viên trong giờ học.
Trong một thông báo của nhà trường có nêu: "Qua cuộc họp, nhà trường xét thấy gia đình em Y. nhận ra những sai sót của con mình và hứa sẽ dạy dỗ, điều chỉnh con mình. Tuy nhiên, em Y. vẫn chưa nhận rõ lỗi của mình". Vì vậy, theo thông báo, em Y. phải viết kiểm điểm và thực hiện cấm túc hằng ngày trong hai tuần (từ ngày 1 đến 12/12). Thời gian có mặt hằng ngày từ 6h30 - 6h50 để giáo viên dạy "học tập quy tắc ứng xử" và "lao động".
Ngày 30/11, sau khi lãnh đạo trường đọc tên em Y. vi phạm dưới cờ thì cô Huỳnh Thị Thu Huệ - giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4 của em Y. - phát hiện không có em Y. ở lớp. Cô Huệ cũng gọi điện báo cho gia đình biết và đi tìm thì phát hiện em Y. bị ngất trong nhà vệ sinh. Sau đó, nhân viên y tế của trường sơ cứu và gọi điện báo cho gia đình, gọi xe để đưa em đi bệnh viện. Sau đó, đại diện gia đình cũng có chia sẻ, vì em Y. bị nhà trường liên tục làm khó dễ, thậm chí là đọc tên em vi phạm dưới cờ dẫn đến em uống thuốc trợ tim hằng ngày quá liều nên ngất xỉu...
Trong khi vụ việc đang được xác minh làm rõ, khi ma tâm lý học sinh đang có nhiều xáo trộn, thì dư luận lại băn khoăn về một tài khoản trên mạng xã hội facebook được cho là của bà Thu Huệ (giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4). Tài khoản này đăng thông tin sau khi vụ việc của em Y. xảy ra.
Nội dung của dòng trạng thái có ý mỉa mai: "Có một loài chim đã tìm cái chết rất vinh... để vu oan... trong một môi trường rất cao quý, chim chọn một nơi rất thanh sạch à nghen... Xin hãy trả lại sự thanh sạch cho cái chết của con chim hay sự thanh tao trong ca dao của con cò. Mong các bạn giải bài toán đố này nhé!". Sở GD-ĐT An Giang đang cho xác minh về tài khoản này để có những xử lý phù hợp.
Câu chuyện trên khiến người ta cảm thấy môi trường học đường đã không còn an toàn, không con thân thiện nữa. Sức ép học đường có thể âp đến học trò từ bất cứ hướng nào. Và bạo lực học đường cũng có thể xuất hiện từ nhiêu phia: từ học sinh với học sinh, từ thầy cô giáo và từ phía ban giám hiệu...
Trở lại với vụ việc ở Trường THPT Vĩnh Xương, ngày 8/12, bà Trần Thị Ngọc Diễm - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang - dẫn đầu đoàn công tác đến Trường THPT Vĩnh Xương, họp toàn thể cán bộ giáo viên trường và gặp phụ huynh em N.T.N.Y..
Theo bà Diễm, tại cuộc họp, các cán bộ, giáo viên của trường đóng góp vào bản tường trình và tự kiểm của ông Nguyễn Việt Hùm - Hiệu trưởng và bà Nguyễn Ngọc Hạnh - Phó hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương.
Trước đó, Sở GD-ĐT An Giang nhận thấy trong công tác tổ chức, quản lý và biện pháp xử lý của Trường THPT Vĩnh Xương còn một số sai sót, cụ thể: Tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường không đúng với quy định của ngành; Có hình thức phê bình, kỷ luật học sinh không đúng với quy định của ngành.
Đặc biệt, lãnh đạo Trường THPT Vĩnh Xương đã nêu họ tên học sinh có vi phạm nội quy trường dưới cờ, làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và là nguyên nhân dẫn đến sự việc nữ sinh lớp 10 phải vào nhà vệ sinh uống thuốc tự tử. Vì vậy, Sở GD-ĐT An Giang đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Việt Hùm - Hiệu trưởng, và bà Nguyễn Ngọc Hạnh - Phó hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương - trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngay 7/12).
Liên quan vụ việc này, trong một báo cáo của Sở GD-ĐT An Giang đa chỉ ra: "Về phía trường, trong việc theo dõi, xử lý vụ việc đã có một số hạn chế, thiếu sót. Đó là hiệu trưởng có sự nóng vội trong xử lý vấn đề, đề ra phương án xử lý học sinh chưa phù hợp với quy định hiện hành, trong khi chưa có sự bàn bạc, thống nhất trong nội bộ các thành viên ban giám hiệu trường.
Lãnh đạo trường chưa quan tâm sâu sát tình hình diễn biến của vụ việc, phản ứng chậm và không hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với gia đình học sinh trong việc giáo dục học sinh chưa phù hợp và chưa hiệu quả, gây bức xúc. Giáo viên chưa kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu trường trong xử lý vụ việc, để sự việc kéo dài, diễn biến phức tạp".
Bưc thư tuyệt mệnh vơi net chư hoc sinh gưi thây cô Trương THPT Vinh Xương.
2. Vụ việc ở Trường THPT Vĩnh Xương chắc chắn để lại dư luận không tốt trong môi trường học đường và sẽ còn cần thêm thời gian đê ôn đinh tâm lý của học sinh ở ngôi trường này nói riêng, ở tỉnh An Giang nói chung. Trách nhiệm của hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm và những người có liên quan rồi sẽ được xử lý, nhưng dư âm của vụ việc se là bài học đăt gia, sâu sắc cho ngành giáo dục.
Để bài học ấy không lặp lại, và những sự việc tương tự không xảy ra thêm một lần nữa, có lẽ chúng ta cũng nên dừng lại để đi sâu tìm hiểu thế giới tâm hồn của các em học sinh. Mỗi học sinh là một con người, có số phận và hoàn cảnh khác nhau, sức khỏe và cá tính khác nhau, vì thế rất cần có những cách thức tiếp cận, giáo dục khác nhau.
Trong bức tâm thư được cho là của em Y. viết gửi đến ông Nguyễn Việt Hùm - Hiệu trưởng, bà Nguyễn Ngọc Hạnh - Hiệu phó và cô chủ nhiệm Huỳnh Thị Thu Huệ cùng với các giáo viên Trường THPT Vĩnh Xương có đoạn: "Em mong các giáo viên trên xin dừng chèn ép làm vậy sau cái chết của em. Mong nhà trường này tự suy xét lại và đối xử tốt hơn với các bạn sau này"; "Xin cô Hiệu phó đừng lấy uy quyền ra trấn áp học sinh, xin cô chủ nhiệm đừng bạo lực các bạn sau này và các em sau thời em"; "Sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác"; "Em từng rất hâm mộ các thầy cô khi còn nhỏ nhưng giờ đây mọi thứ sụp đổ khi giáo viên thì bạo lực tinh thần em"; "Cô Hiệu phó đọc tên em dưới toàn trường vào thứ 2 tuần rồi"; "Thầy Hiệu trưởng chấp nhận ký vào đơn kỷ luật em. Nay em xin lấy sinh mạng bản thân để chứng minh lời em nói là thật".
Đọc những dòng chữ này, không thể không suy nghĩ. Chúng ta đang mong muốn đào tạo ra những học sinh ngoan, giỏi, sống có ích cho gia đình, cho xã hội nhưng chúng ta lại đang có những phương pháp giao duc, nhưng hanh vi không đúng. Bản thân ông Nguyễn Việt Hùm khi được hỏi về vụ việc này cũng thừa nhận, do muốn em Y. sửa chữa thiếu sót của mình trong môi trường học đường nhưng "hơi vội" và việc vận dụng hình thức giáo dục chắc "chưa phù hợp".
Sẽ khó cầm lòng khi đọc nét chữ học trò "sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác".
Rất may, em Y. đã được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) cho rằng, "đọc bức thư tuyệt mệnh ai cũng có thể cảm nhận là học sinh đang hoảng loạn tâm lý. Cách hành xử của giáo viên chưa thuyết phục, càng không thuyết phục khi trường ra quyết định kỷ luật học sinh trước cờ. Dù kỷ luật để răn đe học trò nhưng rõ ràng chưa làm trẻ tâm phục khẩu phục mới dẫn đến hành động như thế".
Còn PGS.TS Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) nêu quan điểm: Ngay trong Thông tư 32/2020/TT/BGDĐT quy định: Cho dù học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì giáo viên cũng không được phép kỷ luật nêu tên học sinh trước lớp, trước toàn trường.
"Nhà trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì em Y. tự tử do nguyên nhân ở nhà trường chứ không phải ở gia đình. Tôi thấy vấn đề đặc biệt gây bức xúc ở chỗ giáo viên không được phép đem học sinh ra phê bình trước tập thể"- ông Nam đặt vấn đề, đồng thời cho rằng: "Hành động phản ứng rất mạnh mẽ của em Y. là muốn chứng tỏ với các thầy cô cần phải dừng lại những áp đặt, cần phải làm khác đi, nếu không các thầy cô sẽ phải hối hận..."
Rất may em Y. đã được kịp thời phát hiện để đưa đến bệnh viện cấp cứu. Rất may là hiệu trưởng, hiệu phó, cùng giáo viên chủ nhiệm của em Y. còn có cơ hội để sửa chữa. Nhưng ro rang, đây cũng là một bài học sâu săc của ngành giáo dục. Nếu không có những biện pháp vừa cứng rắn, vừa linh hoạt thì môi trường học đường sẽ khó trong lành, khó an toàn và bạo lực học đường ở khía cạnh này hay khía cạnh khác sẽ tiếp tục nhức nhối.
Học sinh TP Hà Tĩnh tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên Hội thi "Tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên" đã giúp hơn 250 học sinh THPT ở TP Hà Tĩnh nâng cao nhận thức trong tình bạn, tình yêu, hôn nhân... Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hà Tĩnh phối hợp với Thành đoàn Hà Tĩnh, Phòng Y tế TP Hà Tĩnh vừa tổ chức hội thi "Tìm...