Dứa được giá, nông dân thu lãi khá
Sau nhiều năm khai hoang, vỡ hóa vùng Đồng Tháp Mười, nông dân huyện Tân Phước đã hình thành được vùng trồng dứa (khóm) chuyên canh phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trên 15.200 ha; trong đó, hiện có trên 13.700 ha đang cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha và sản lượng mỗi năm khoảng 300.000 tấn quả.
Thương lái thu mua và chở dứa đi tiêu thụ tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Ảnh tư liệu: Nam Thái/TTXVN
Theo lãnh đạo UBND huyện Tân Phước, trong 8 tháng năm 2022, nông dân địa phương đã thu hoạch được trên 9.600 ha và sản lượng trên 192.500 tấn quả cung ứng thị trường.
Đáng mừng là giá dứa từ đầu năm đến nay luôn đứng ở mức cao, nông dân rất phấn khởi vì nguồn thu nhập khá từ cây trồng chủ lực vùng Đồng Tháp Mười mang lại.
Hiện nay, giá dứa thương lái thu mua bình quân 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá này, trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng khoảng 50% tổng thu.
Nông dân Võ Văn Hải, cư ngụ tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước canh tác 8 ha dứa cho biết, vườn dứa của ông trung bình mỗi năm thu hoạch 5 đợt, mỗi đợt không dưới 30 tấn quả. Với giá bình quân 8.000 đồng/kg, dự kiến năm 2022, gia đình ông Hải thu lãi không dưới 1 tỷ đồng lợi nhuận.
Video đang HOT
Nhờ vườn dứa chuyên canh, ông Hải tạo dựng cơ nghiệp vững vàng trên miền đất mới, lo con cái học hành đến nơi đến chốn và xây cất nhà cửa khang trang, trở thành tỷ phú vùng Đồng Tháp Mười.
Ông Võ Văn Hải đánh giá, với giá dứa được cải thiện và giữ ở mức cao như hiện nay, nông dân vùng chuyên canh an tâm tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh, tạo những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như chế biến xuất khẩu.
Còn theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, xác định dứa là cây trồng chủ lực của huyện vùng Đồng Tháp Mười, địa phương đã quan tâm đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông – thủy lợi phục vụ sản xuất gắn với phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Tân Phước đã đầu tư đắp mạng lưới đê bao ngăn lũ dài 743 km bảo vệ vùng chuyên canh kết hợp phát triển giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Song song đó, quan tâm hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như mạng lưới thu mua, tiêu thụ dứa nhằm góp phần giải quyết đầu ra ổn định; giúp việc tiêu thụ nông sản thuận lợi và dứa có giá cao, nông dân hưởng lợi.
Theo thống kê, tại huyện Tân Phước hiện có 8 hợp tác xã sản xuất – thương mại – dịch vụ có liên kết thu mua, tiêu thụ dứa với nông dân và hàng trăm hộ kinh doanh, tiêu thụ dứa và các sản phẩm từ dứa như: kẹo dứa, nước màu dứa,…đáp ứng nhu cầu thị trường vừa góp phần giải quyết tốt đầu ra cho cây dứa Đồng Tháp Mười.
Doanh nhân "Cường Dona" đột quỵ trên sân khấu lễ hội sầu riêng
Trong lúc đang ngồi phát biểu trên sân khấu lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), doanh nhân Nguyễn Phú Cường bị đột quỵ và không qua khỏi.
Chiều 4/9, một lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) xác nhận, doanh nhân Nguyễn Phú Cường (62 tuổi) - Giám đốc Công ty phát triển công nghệ sinh học Dona Techno (tỉnh Đồng Nai) - đã bị đột quỵ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển nông sản, nằm trong hoạt động của Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắk.
Doanh nhân Nguyễn Phú Cường (thứ 5 từ trái sang) trên sân khấu trước khi bị đột quỵ (Ảnh: Uy Nguyễn).
Theo đó, khi đang chia sẻ trên sân khấu vào khoảng 11h ngày 2/9 về tầm quan trọng của kinh tế mà sầu riêng mang lại cho bà nông dân, doanh nhân Nguyễn Phú Cường bất ngờ buông micro, đột quỵ ngay trên ghế.
Lúc này, ban tổ chức nhanh chóng gọi lực lượng y tế đến hỗ trợ sơ cứu và lập tức đưa doanh nhân này đến Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cấp cứu nhưng ông đã tử vong vào trưa cùng ngày.
Thi thể của ông đã được đưa về Đồng Nai để tổ chức tang lễ và sáng 5/9 sẽ an táng tại quê nhà.
Thời điểm doanh nhân Nguyễn Phú Cường bị đột quỵ trên sân khấu (Ảnh: Uy Nguyễn).
Doanh nhân Nguyễn Phú Cường được biết đến là người mở rộng vùng trồng sầu riêng Dona tại Tây Nguyên. Ông cũng là người hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm giúp nông dân ở Tây Nguyên có được những vườn sầu riêng đạt sản lượng lớn, chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế cao.
Do đó, khi nói đến sầu riêng Dona, nhiều người thường nhắc đến tên ông và gọi ông là doanh nhân "Cường Dona" vì đã góp công phát triển thành công loại sầu riêng này.
Lễ hội sầu riêng Krông Pắk lần đầu tiên được tổ chức từ 1-3/9 tại Đắk Lắk nhằm quảng bá, giới thiệu thương sầu riêng tại địa phương cũng như các loại nông sản khác của tỉnh Đắk Lắk.
Nông dân làm chủ kiến thức sẽ tự quyết định được việc làm của mình Nghị quyết số 19 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh: gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng "nông nghiệp...