Đưa đờn ca tài tử vào trường học
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (xã Trường Tây, H.Hòa Thành, Tây Ninh) vừa đưa môn học đờn ca tài tử Nam bộ vào giảng dạy cho học sinh như là cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh trong giờ học môn đờn ca tài tử – ẢNH: GIANG PHƯƠNG
Bảo tồn văn hóa truyền thống
Thầy Nguyễn Tấn Tài, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Chí Thanh, cho biết đây là trường đầu tiên ở Tây Ninh đưa môn học này vào giảng dạy theo sự phối hợp của Sở VH-TT-DL và Sở GD-ĐT.
Video đang HOT
Có 30 học sinh của trường tham gia, được học 4 buổi lý thuyết và 30 buổi thực hành. Những tiết học cung cấp cho các em kiến thức cơ bản về các loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, các bản nhạc và bài hát vọng cổ. Thầy Tài bộc bạch: “Mục đích lớn nhất của môn học là nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Không chỉ vậy, nó càng có ý nghĩa hơn khi loại hình nghệ thuật này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.
Ý tưởng đưa loại hình nghệ thuật này vào môi trường giáo dục được các nghệ sĩ sân khấu ở Tây Ninh nhiệt tình hưởng ứng. Các nghệ sĩ, nghệ nhân tên tuổi như Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Hữu Trí, Đỗ Thị Anh Thư, các nghệ nhân Phan Thanh Trí, Đỗ Thanh Phương, Đỗ Thị Mỹ Lệ, Huỳnh Hữu Trung và bà Trương Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa – Sở VH-TT-DL Tây Ninh… cùng tham gia giảng dạy.
Biết yêu đất nước, yêu quê hương
Cô Đoàn Thị Anh Thư, giảng viên lớp đờn ca tài tử Nam bộ, cho biết rất lo lắng khi nhận lớp bởi không biết các em đón nhận ra sao, vì lứa tuổi các em bị ảnh hưởng bởi dòng nhạc trẻ sôi động. Đến khi lớp học được vận hành với nhiều tín hiệu khả quan, thầy cô mới nhẹ nhõm. Thầy Tài hồ hởi nói: “Sau khi lớp học hoạt động được vài tuần, tôi nhận thấy một tín hiệu vui là các em học sinh lại ê a, xướng âm những điệu lý tòng quân, lý con sáo… Tôi cho rằng đây là một trong những hoạt động ngoài giờ rất bổ ích, cần nhân rộng trong trường THPT. Để từ đó, các em biết yêu thương, thích những làn điệu dân ca quê hương, yêu đất nước yêu quê hương mình, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử”.
Môn học chỉ với 30 tiết dạy để học sinh tìm hiểu và làm quen với 20 bài bản tổ trong âm nhạc tài tử. Cô Anh Thư cho biết: “Yêu cầu này khá khó nhưng để thu hút các em, ngoài dạy nhạc căn bản, giáo viên không quên lồng ghép những bài bản vắn, dễ để các em làm quen, chuẩn bị tâm lý để học bài nâng cao phức tạp”. Cũng theo cô Thư, biết được cái khó để đưa loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử vào môi trường học đường cho các em tiếp nhận nên trong quá trình giảng dạy, các nghệ nhân thường truyền đạt với kết cấu gần gũi, dễ hiểu. Bằng cách dạy riêng với những câu hỏi – đáp tương tác nên những tiết học luôn hấp dẫn. Những tiếng ê a rụt rè ban đầu của các em dần trở nên có vần có điệu và rõ ràng hơn, tự tin hơn.
Tô Quốc Bảo (lớp 10A7) cho biết sau khi được tham gia lớp học em đã có tình cảm đặc biệt với môn học này. “Càng tiếp cận thì em mới biết trong đờn ca tài tử có nhiều tên gọi về những điệu lý, riêng nhạc cụ dân tộc thì rất đa dạng và có từ rất lâu đời ở Nam bộ”, Bảo chia sẻ.
“Sau khi lớp học hoạt động được vài tuần, tôi nhận thấy một tín hiệu vui là các em học sinh lại ê a, xướng âm những điệu lý tòng quân, lý con sáo…”
Thầy Nguyễn Tấn Tài, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Chí Thanh
Theo thanhnien
Đại học FPT mở thêm hai chuyên ngành thạc sỹ quản trị kinh doanh
Hôm nay, ngày 23/10, Viện Quản trị và Công nghệ FSB (thuộc Đại học FPT) công bố tuyển sinh đợt hai chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA). Điểm mới của đợt tuyển sinh năm nay là bên cạnh chương trình MBA truyền thống, FSB ra mắt thêm hai chương trình MBA chuyên sâu: MBA Marketing và MBA tài chính ngân hàng.
(Ảnh minh họa: Đại học FPT)
Đại học FPT cho biết, điểm khác biệt của chương trình MBA chuyên ngành marketing là bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh như chương trình truyền thông, chương trình này còn giúp người học được cập nhật những kiến thức quản trị hiện đại và chuyên sâu về tiếp thị.
Chương trình có các học phần như Kinh doanh điện tử và nền kinh tế chia sẻ, Phân tích số liệu và dự báo thị trường - ứng dụng dữ liệu lớn, Quản trị truyền thông và thương hiệu thời đại 4.0... Các học phần này cung cấp những kiến thức cốt lõi trong lĩnh vực tiếp thị, bán hàng, e-marketing, tiêu dùng, thương hiệu và truyền thông marketing tích hợp, giúp người học hệ thống hóa hoạt động quản trị marketing, trang bị những tư duy mới nhất về chiến lược quản trị marketing.
Chương trình MBA chuyên ngành tài chính-ngân hàng được thiết kế dành riêng cho lãnh đạo, quản lý trong ngành tài chính-ngân hàng, giám đốc doanh nghiệp phụ trách tài chính hoặc cán bộ quản lý hoặc trong các tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng, doanh nghiệp.
Điểm nhấn của chương trình là đẩy mạnh học tập thực tế tại các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm đảm bảo cho học viên có cơ hội phát triển toàn diện về cả lý thuyết lẫn thực hành.
Ngoài ra chương trình giúp người học nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và thẩm định, đánh giá của học viên về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh hiện đại (như cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế...)
Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của FSB đã được tổ chức xếp hạng thế giới Eduniversal đánh giá thuộc nhóm 30 trong khu vực Đông Á (Far East Asia) và nhóm 200 thế giới về đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh toàn thời gian, nhóm ba chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh tốt nhất Việt Nam./.
Theo vietnamplus
Giáo viên trường nghề phải học nghiệp vụ sư phạm từ 320 - 400 giờ Theo đó, giáo viên trình độ trung cấp phải học 320 giờ, trong đó lý thuyết 98 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 207 giờ và thi/kiểm tra 15 giờ. Ở trình độ CĐ, thời gian học là 400 giờ với lý thuyết là 107 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 277 giờ và thi/kiểm tra là...