Đưa dạy thêm vào luật để làm gì?
Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Dạy thêm, học thêm là câu chuyện chưa có hồi kết Ảnh: Nghiêm Huê
Theo văn bản này, Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, xuất phát từ nguyện vọng của học sinh, gia đình. Bộ GD&ĐT đánh giá, nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học. Tuy nhiên, ở một số nơi, tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định vẫn chưa được khắc phục triệt để.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm hiện nay chưa có trong danh mục hoạt động đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư. Bộ GD&ĐT đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị với Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua. Mục đích là để tăng cường quản lý hoạt động này.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ rà soát, ban hành văn bản thay thế Thông tư số 17 quy định về dạy thêm, học thêm cho phù hợp với tình hình thực tế, sau khi hoạt động về dạy thêm, học thêm được bổ sung vào danh mục hoạt động đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Khi dạy thêm, học thêm được đưa vào luật, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với việc thực hiện dạy thêm, học thêm trái quy định.
Bà Nguyễn Bích Lan, từng quản lý một trung tâm bồi dưỡng văn hóa của Hà Nội cho rằng, khi Thông tư số 17 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, học thêm dạy thêm vẫn là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng thuộc sự quản lý của ngành giáo dục. Khi đưa vào Luật Đầu tư, ngành giáo dục chỉ có vai trò quản lý đội ngũ giáo viên.
Trước câu hỏi: đưa vào luật có khắc phục được tình trạng “ép” học sinh học thêm như hiện này, bà Lan cho rằng rất khó “tách bạch” việc này. Nhưng khi đưa vào luật, nếu phát hiện có sai phạm thì có chế tài để xử lý mạnh tay, do đó, giáo viên cũng có ý thức hơn.
Video đang HOT
Bà Lan nói Thông tư 17 quy định ban giám hiệu kiểm tra giáo viên của mình có dạy thêm “không phép” hay không, nhưng bản thân bà cũng như ban giám hiệu không làm được việc đó. “Vì nhiệm vụ của tôi là quản lý nhà trường, chứ không phải là đi “bắt trộm”. Giả sử, kiểm tra, có “bắt” được thì chúng tôi cũng không có chức năng xử phạt”.
Một số phụ huynh cho rằng, nên có quy định rõ ràng về dạy thêm, học thêm. Chị Lan Anh, có con học lớp 1 ở một trường tại Hà Nội cho biết, ngay từ đầu năm học giáo viên đã gợi ý học sinh đến nhà riêng học thêm ngày thứ 7, chủ nhật. Lớp đông, giáo viên này chia làm 2 ca, mỗi ca thu học phí 150.000 đồng/em.
“Phụ huynh không tiếc tiền nhưng con đã học vất vả cả tuần, cuối tuần chỉ muốn cho con nghỉ ngơi, đi dã ngoại. Mình sợ con bị cô gây khó dễ đành phải tặc lưỡi đăng ký nhưng rất ấm ức”, chị Lan Anh nói.
Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói phải có giải pháp quản lý dạy thêm, nếu không sẽ biến tướng, không kiểm soát được. Ví dụ như chuyện thầy cô không giỏi thật sự nhưng vẫn mở lớp dạy thêm, quảng cáo “một tấc lên trời”. Cần quy định rõ, điều kiện dạy học, phòng học, chỗ ngồi, trình độ giáo viên…
“Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên dạy trong phòng chật hẹp, nhếch nhác. Dạy học ở đâu cũng phải đảm bảo điều kiện sức khỏe cho học sinh. Chưa kể, nhiều thầy cô luyện thi hiện nay có thu nhập rất tốt, quản lý tốt còn thu được thuế cho Nhà nước”, bà Na nói.
Cũng theo bà Na, có quy định về dạy thêm, học thêm, tư cách, vị trí người thầy sẽ thay đổi. Còn hiện nay, không ít giáo viên vẫn dạy chui. Khi giáo viên đang dạy học, lại có người đến kiểm tra, vi phạm trước mặt học trò, là điều không hay.
Dạy thêm học thêm: Cần thiết phải luật hóa
Bộ GDĐT vừa có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa "dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông" vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Giới chuyên gia bày tỏ sự đồng tình cần luật hóa dịch vụ này này để tăng cường công tác quản lý, xử phạt nghiêm với những hoạt động trái quy định.
Dù cấm hay không thì học thêm, dạy thêm vẫn tồn tại.
Tồn tại từ nhu cầu xã hội
Trên thực tế, vấn đề dạy thêm học thêm (DTHT) đã được bàn tới lâu nay với nhiều ý kiến và góc nhìn khác nhau. Mặc dù khó có được ý kiến thống nhất từ tất cả giới chuyên gia, gia đình và nhà trường song không thể phủ nhận dù cấm hay không cấm thì vẫn tồn tại nhu cầu DTHT xuất phát từ cả người dạy và người học. Vấn đề còn lại chỉ là làm sao để quản lý hoạt động này mang tính đồng bộ, hiệu quả.
Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản quy định về DTHT trong và ngoài nhà trường như Thông tư 17/2012 về tổ chức DTHT. Tới tháng 8/2019, Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực một số điều của Thông tư 17 đã từng làm dấy lên sự quan tâm của dư luận về vấn đề quy định DTHT như thế nào nếu không tiếp tục cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động DTHT...
Tới đây, Bộ GDĐT cho biết, sẽ rà soát, ban hành văn bản thay thế Thông tư số 17 quy định về DTHT cho phù hợp với tình hình thực tế, sau khi được bổ sung hoạt động về DTHT vào danh mục hoạt động đầu tư, kinh doanh có điều kiện trong luật Đầu tư.
Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh cũng có kiến nghị về quy định đối với DTHT trên địa bàn như: không dạy thêm đối với HS học hai buổi/ngày; không dạy thêm HS tiểu học (trừ trường bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống)... Không được dạy thêm ngoài trường với HS chính khóa mà thầy cô đang dạy trên lớp.
Bốn "không" mà Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh đưa ra còn kèm theo yêu cầu như HS học thêm tự nguyện và được gia đình đồng ý, không dùng bất cứ hình thức nào ép buộc. Đây cũng là nỗi lòng của phần lớn phụ huynh có con không thích nhưng vẫn phải đi học thêm vì sợ bị giáo viên không quan tâm, không theo kịp chương trình vì cô cắt xén kiến thức chương trình học chính khóa để dạy ở lớp học thêm... Nhất là những HS lớp 1, lớp 2, ngày học 2 buổi trên lớp đã căng thẳng rồi mà tối vẫn vùi đầu ở các lớp học thêm dù kiến thức mới đầu cấp chưa quá nặng nề thì là một sự thiệt thòi cho các em.
Tăng cường hậu kiểm
Theo Bộ GDĐT, quy định tại luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của luật Đầu tư năm 2014, việc cấp phép tổ chức DTHT hiện nay chưa có trong danh mục hoạt động đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Khi DTHT được đưa vào luật, Bộ GDĐT sẽ nghiên cứu quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với việc thực hiện DTHT trái quy định. Đây cũng là mong mỏi của cả giáo viên và phụ huynh, HS khi đưa ra những quy định cụ thể về việc ai/tổ chức nào được dạy, dạy ai, dạy như thế nào chứ không thể giữ quan điểm cái gì chúng ta quản lý không được là ra lệnh cấm.
Bộ GDĐT cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giảm áp lực cho việc DTHT, trong đó, Bộ chú trọng tinh giản nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tăng thêm giờ học thể dục và hoạt động giáo dục thể chất; giao quyền chủ động, hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt. Chỉ đạo các nhà trường tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định DTHT, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc HS học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ GDĐT khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, quản lý việc DTHT trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm.
Nhiều ý kiến đồng tình về việc cần quy định hoạt động DTHT phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh, không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Tuy nhiên, để đánh giá đúng về hoạt động DTHT ở từng cơ sở thì cần có những quy định chặt chẽ hơn, không chỉ là các thủ tục hành chính cần phải có mới được cấp phép hoạt động mà quan trọng hơn là hoạt động thanh kiểm tra, hậu kiểm khi hoạt động này diễn ra có đúng như đăng ký ban đầu...
Song song với đó phải là những thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông mới và cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh sao cho không nặng về điểm số, gây áp lực cho các em mà không phát huy năng lực và phẩm chất người học...
Khi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Học sinh sẽ không bị 'đì'? Nhiều người cho rằng việc đưa hoạt động dạy thêm vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp quản lý tốt hơn, hạn chế các trung tâm tự phát và tránh được những trường hợp ảnh hưởng xấu đến học sinh. Học sinh TP.HCM học thêm tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa của một trường đại học ở...