Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra “môn học lạ” đang được giảng dạy tại trường
“Có bà mẹ nọ dắt con vào một lớp học mà tôi chưa từng để ý trước đây. Đi theo chân họ, tôi đã khá bất ngờ”, bà mẹ người Mỹ kể lại.
Một bà mẹ người Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Trong một lần đưa con đến trường, chị tình cờ phát hiện các trường học ở “xứ sở mặt trời mọc” giảng dạy học sinh tiểu học một môn rất đặc biệt. Bà mẹ Mỹ sau đó đã có những chia sẻ với trang tin Japantimes.
Cụ thể như sau:
Trong một lần đến trường tiểu học công lập ở Nhật mà con trai đang theo học, tôi tình cờ phát hiện ra “một vùng đất xa lạ”. Có bà mẹ nọ dắt con vào một lớp học mà tôi chưa từng để ý trước đây. Đi theo chân họ, tôi đã khá bất ngờ.
Đó là một lớp học “Katei-kai” (Tiếng Anh là Home Economics, tạm dịch: Nữ công gia chánh/ Tề gia nội trợ/ Môn Gia chính học). Ở đó, các em học sinh lớp 5 vừa hoàn thành một tác phẩm may vá và đang hào hức thuyết trình về nó. Điều bất ngờ nhất: Một nửa học sinh là nam!
Được biết, bộ môn Nữ công gia chánh cũng có sách giáo khoa giống như mọi môn học bình thường khác. Sách chứa những hình ảnh minh họa đầy màu sắc, miêu tả cảnh cả bé trai và bé gái đang may vá, nấu nướng hoặc giặt giũ.
Một tiết học Home Economics ở Nhật.
Ở Mỹ, môn Nữ công gia chánh không được dạy ở cấp tiểu học. Khi tôi học THCS vào những năm 1970, chỉ có nữ sinh mới học môn này. Còn nam sinh sẽ học môn Mỹ thuật công nghiệp. Trong những lớp học đó, đám trai sẽ được dạy cách chế biến gỗ và sửa chữa đơn giản.
Trong năm học tiếp theo, vì ảnh hưởng của của phong trào phụ nữ nên Nữ công gia chánh và Mỹ thuật công nghiệp trở thành những môn học tự chọn. Nam nữ sinh được chọn lớp theo mong muốn, không bị bắt buộc. Ngay lập tức, tôi bỏ học Nữ công gia chánh để chuyển sang Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành in ấn. Tôi chẳng bao giờ học lại Nữ công gia chánh thêm lần nào.
Ở Mỹ, môn Nữ công gia chánh không được dạy ở cấp tiểu học.
Chính vì vậy, tôi đã rất ngạc nhiên khi biết Nhật chọn Nữ công gia chánh là môn bắt buộc cho cả nam lẫn nữ từ lớp 5. Đàn ông Nhật thường không “gắn bó” với công việc nhà cho lắm. Do đó, tôi cứ nghĩ môn này mới phát triển vài năm gần đây. Nhưng không, nó đã tồn tại, trở thành môn học bắt buộc từ tận năm 1947. Đây là kết quả của cuộc cải cách Hệ thống giáo dục Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.
Vào thời điểm đó, một số nhà hoạch định chính sách tin rằng “dansonjohi” (Tạm dịch: Sự khuất phục của phụ nữ) chính là một yếu tố góp phần đưa Nhật Bản tiến vào cuộc chiến thảm khốc. Theo lý thuyết, mọi thứ có thể đã khác nếu như các bà mẹ có thể phản đối việc đưa con trai ra trận.
Nữ công gia chánh từ đó trở thành môn học bắt buộc đối với tất cả trẻ em, với mục tiêu cao cả là đưa nền dân chủ vào từng gia đình Nhật Bản.
Vậy tại sao đàn ông Nhật lại ít làm công việc nhà như vậy?
Theo ông Fumiko Satoh – giáo sư giáo dục tại Đại học Chiba, kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục bộ môn Nữ công Gia chánh Nhật Bản thì có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chính sách giáo dục đã bước ngoặt trong thời kỳ đất nước này có sự tăng trưởng kinh tế mạnh.
Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, Nhật có thể cạnh trên thị trường thế giới nhờ vào công nghệ vượt trội. Vậy nên họ muốn các bé trai tập trung học mảng này. Năm 1958, nữ sinh THCS và THPT ở Nhật vẫn tiếp tục học Nữ công gia chánh nhưng nam sinh chuyển sang môn Mỹ thuật công nghiệp.
Nguyên nhân thứ 2 là bởi: Dù được học 2 năm môn Nữ công gia chánh ở bậc tiểu học nhưng về nhà, nam sinh thường hiếm khi ôn tập lại. Cha mẹ Nhật không muốn con trai vào bếp. Họ muốn con ngồi bàn học, ôn luyện cho kỳ thi đại học.
Video đang HOT
Năm 1989, chính sách giáo dục lại thay đổi. Nam, nữ sinh các cấp THCS và THPT học một khóa kết hợp cả Nữ công gia chánh và Mỹ thuật công nghiệp. Hiện tại Nhật có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới giảng dạy môn Nữ công gia chánh trong vòng 8 năm học.
Được biết Nữ công gia chánh ở Nhật không chỉ đơn giản là một khóa học thực hành. Chương trình giảng dạy được thiết kế để giúp trẻ em coi trọng sự hợp tác trong gia đình, đồng thời biết rõ vai trò mỗi cá nhân và học cách đóng góp cho gia đình. Môn học cũng khuyến khích trẻ suy nghĩ về cuộc sống, gia đình của chính mình khi trưởng thành.
Ở Nhật, các cặp vợ chồng trong độ tuổi 20, đầu 30 thường chia sẻ công việc nhà với nhau hơn những cặp vợ chồng luống tuổi. Nguyên nhân một phần do những thay đổi xã hội, bao gồm cả việc tăng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ. Nhưng tôi cho rằng, một phần lớn nguyên do là bởi: Trường học đã dạy môn Nữ công gia chánh cho cả nam và nữ.
Lớp học 'người vợ hoàn hảo' ở Trung Quốc
Trong khi Trung Quốc dạy nữ sinh cách ăn mặc, rót trà để trở thành "người vợ hoàn hảo", Nhật Bản bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia lớp nữ công gia chánh trong vòng 8 năm.
Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tỉnh này muốn thí điểm khôi phục việc dạy nữ công gia chánh tại trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế).
Tiền thân của trường THPT Hai Bà Trưng là Trường Nữ trung học Đồng Khánh, được cho có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh - môn học tập trung kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến món ăn truyền thống của Huế.
Chương trình nữ công gia chánh dự kiến thí điểm tại trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế). Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Xung quanh chủ trương thí điểm môn học mới này hiện có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Nhiều người thắc mắc liệu nữ công gia chánh chỉ dành cho các nữ sinh hay bắt buộc với tất cả.
Số khác cho rằng đã là giáo dục kỹ năng thì mọi đối tượng đều có quyền tiếp cận, đồng thời đề xuất thay đổi tên gọi môn học để tránh tạo định kiến giới.
Nhiều nước trên thế giới cũng có các môn học được dịch nôm na sang tiếng Việt là nữ công gia chánh để dạy học sinh làm công việc nhà, nấu ăn, may vá, thêu thùa, quản lý chi tiêu... Chương trình mỗi nơi mỗi khác và hiệu quả mang lại cũng không hề giống nhau.
Lớp học "người vợ hoàn hảo" ở Trung Quốc
"Bạn chỉ được ngồi 2/3 phía trước, không thể ngồi chiếm cả chiếc ghế. Tư thế ngồi đúng là hóp bụng lại, thả lỏng vai, hai chân đan vào nhau, nâng vai lên".
Đó là những gì Duan Fengyan, một sinh viên kế toán 21 tuổi, được dạy khi tham gia lớp học "phụ nữ thời đại mới" tại trường Cao đẳng Trấn Giang (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), theo The Washington Post .
Các lớp học chỉ dành cho nữ với mục tiêu tạo ra những người vợ, người mẹ "khôn ngoan", "tươi sáng" và "hoàn hảo" theo quan niệm văn hóa truyền thống.
Giáo trình cụ thể gồm lịch sử - văn hóa Trung Quốc, vẽ tranh sơn dầu, cách trang điểm nhẹ nhàng, một số bài học cách đi đứng, tư thế ngồi.
Sinh viên học trà đạo trong khóa học dành cho "phụ nữ thời đại mới" tại trường Cao đẳng Trấn Giang. Ảnh: Yuyang Liu.
"Theo văn hóa truyền thống, phụ nữ nên khiêm tốn và dịu dàng. Tôi muốn trở thành hình mẫu cho các con sau này", Duan nói lý do cô tham gia khóa học.
Tuy nhiên, lớp học này bị nhiều người phản đối vì củng cố quan niệm phân biệt giới, trong đó phụ nữ được kỳ vọng phải ở nhà sinh con, nội trợ, còn đàn ông được khuyến khích ra ngoài làm việc, chu cấp cho gia đình.
Cuối năm 2017, một lớp học dạy phụ nữ cách làm vợ tại thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã phải đóng cửa sau khi bị dư luận Trung Quốc "ném đá" dữ dội, Xinhua đưa tin.
Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy giảng viên đứng lớp đã nói với các sinh viên rằng "phụ nữ nên im lặng, nói ít và làm nhiều việc nhà hơn".
Cô giáo này thuyết giảng: "Đừng đánh trả khi bị đánh. Đừng nói lại khi bị mắng. Và, dù thế nào đi nữa, đừng ly hôn. Phụ nữ không nên phấn đấu vươn lên trong xã hội mà nên chấp nhận ở dưới".
"Nếu bạn đặt giao đồ ăn thay vì tự nấu, bạn đang không tuân theo các quy tắc dành cho phụ nữ", một người hướng dẫn khác nói.
Nữ sinh Trung Quốc học cách đi đứng, cúi chào, pha trà, trang điểm trong lớp nữ công gia chánh. Ảnh: Yuyang Liu.
Trước khi bị đóng của, các lớp nữ công gia chánh được phát động tại thành phố Phủ Thuận bởi Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa Truyền thống Phủ Thuận, tổ chức được thành lập vào năm 2011 với sự chấp thuận của chính quyền thành phố.
Theo Xinhua , chương trình dạy học đã đi chệch hướng so với mục tiêu ban đầu là giáo dục văn hóa truyền thống như đạo đức Nho giáo, thư pháp, võ thuật và đánh giá cao các văn bản cổ điển. Các lớp học không chỉ cấm nam giới tham gia mà còn áp đặt các quan niệm lỗi thời về vai trò giới lên phái nữ.
Chương trình "katei-ka" của Nhật Bản
Tại Nhật Bản, mọi học sinh bắt buộc phải học nữ công gia chánh, còn được gọi là katei-ka, từ lớp năm tiểu học.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả nam lẫn nữ sinh được dạy cách đập trứng, trồng trọt, dọn dẹp và thuyết trình về các sản phẩm thêu thùa của mình trước giáo viên và phụ huynh ở lớp học katei-ka.
Cũng như mọi môn học khác, Nhật Bản có sách giáo khoa cho nữ công gia chánh. Những hình ảnh minh họa đầy màu sắc cho thấy cả bé trai và bé gái đang may vá, nấu nướng và giặt giũ.
Từ năm 1947, nữ công gia chánh đã trở thành môn học bắt buộc, như một phần của cuộc cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.
Nam sinh Nhật Bản tham gia lớp nữ công gia chánh. Ảnh: Japan Times.
Vào thời điểm đó, một số nhà hoạch định chính sách tin rằng dansonjohi (sự khuất phục của phụ nữ) là một yếu tố góp phần đưa Nhật Bản rơi vào cuộc chiến thảm khốc.
Theo lý thuyết này, mọi thứ đã khác, chiến tranh đã sớm kết thúc nếu các bà mẹ có thể phản đối việc đưa chồng, con trai ra trận.
Nữ công gia chánh trở thành bắt buộc đối với tất cả trẻ em, với mục tiêu cao cả là đưa nền dân chủ vào gia đình Nhật Bản.
Thế nhưng chương trình katei-ka từng bị gián đoạn trong một số thời kỳ.
Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản, nhiều người tin chắc rằng đất nước mặt trời mọc có thể cạnh tranh trên các thị trường thế giới chỉ với công nghệ vượt trội. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách muốn nam sinh học nhiều về công nghệ.
Năm 1958, con gái tiếp tục học nữ công gia chánh, nhưng con trai đã chuyển sang học gijutsu (nghệ thuật công nghiệp).
Theo Fumiko Satoh, giáo sư giáo dục tại Đại học Chiba và phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Kinh tế Gia đình Nhật Bản, mặc dù các nam sinh đã được học hai năm nữ công gia chánh ở trường tiểu học, nhưng thiếu sự củng cố, luyện tập ở nhà.
Ngày càng nhiều phụ huynh có ý định cho con cái, đặc biệt là con trai, vào các trường đại học tốt.
"Cha mẹ không muốn con cái của họ vào bếp. Họ muốn chúng ngồi ở bàn làm việc, học bài cho kỳ thi tuyển sinh", Satoh nói.
Học sinh Nhật Bản bắt buộc học nữ công gia chánh từ tiểu học để rèn luyện khả năng tự lập. Ảnh: Japan Times.
Năm 1989, chính sách giáo dục tiếp tục thay đổi. Kể từ đó, nam sinh và nữ sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đã theo học một khóa học kết hợp giữa nữ công gia chánh và nghệ thuật công nghiệp.
Theo Japan Times , hiện tại, Nhật Bản là quốc gia duy nhất yêu cầu tất cả học sinh phải tham gia lớp nữ công gia chánh trong 8 năm.
Không chỉ đơn giản là một khóa học thực hành, chương trình nữ công gia chánh trong các trường học Nhật Bản được thiết kế cẩn thận để trẻ em coi trọng sự giúp đỡ và xem xét vai trò của mình như một thành viên có đóng góp trong gia đình.
Chương trình khuyến khích mọi người suy nghĩ về cuộc sống và gia đình mà mình muốn tạo lập khi trưởng thành.
Các cặp vợ chồng Nhật Bản ở độ tuổi 20 và đầu 30 thường có xu hướng chia sẻ công việc gia đình nhiều hơn các thế hệ trước.
Đây được coi là kết quả của những thay đổi xã hội, bao gồm cả việc tăng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ, kết hợp với các lớp học nữ công gia chánh trong trường học Nhật Bản.
Đánh giá về tầm quan trọng của chương trình katei-ka sau hơn 70 năm thực hiện, nhà lập kế hoạch giáo dục sức khỏe của Bộ Giáo dục Nhật Bản Takuya Mitani nói với CBC : "Nếu không có katei-ka, mọi người sẽ không khỏe mạnh như bây giờ và bình đẳng giới sẽ không phổ biến như vậy.
Các bé trai cũng học may vá và trông trẻ. Vì thế, giờ đây chúng tôi có thế hệ nam giới trẻ tuổi đang góp phần nuôi dạy con cái của họ".
Đưa nữ công gia chánh vào trường học ở Huế: Dành riêng cho nữ? UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng ý cho Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế thí điểm khôi phục lại việc dạy môn Nữ công gia chánh cho các em học sinh, từ đó làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh. Nữ sinh Huế. Ảnh minh họa Phát huy truyền thống Theo nghệ nhân Mai Thị Trà - cựu nữ sinh...