Đưa CNTT-TT vào từng “ngõ ngách” của cuộc sống
Được phê duyệt từ năm 2006, đến nay sau 7 năm thực thi, Dự án Phát triển CNTT-TT Việt Nam đã tạo ra một nền móng vững chắc, môi trường sẵn sàng cho việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT).
Trung tâm Giao dịch CNTT-TT Đà Nẵng được xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý, khai thác và ứng dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng về CNTT-TT.
Dự án này đã giúp Bộ TT&TT xây dựng khung CPĐT cho các Bộ và địa phương; giúp các đơn vị thụ hưởng như Tổng cục Thống kê hoàn thiện Kiến trúc tổng thể; giúp Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hà Nội hoàn thành Kiến trúc tổng thể cho CPĐT, Thành phố Đà Nẵng xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Xuyên suốt toàn bộ Dự án là công tác tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho các cán bộ quản lý Nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có các khóa đào tạo tập huấn ngắn và dài hạn nhằm nâng cao ý thức và nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho hơn 500 Lãnh đạo thông tin (CIO) của các Bộ, Ban, Ngành, các tỉnh thành phố trên cả nước và một bộ phận doanh nghiệp và hơn 1000 cán bộ của Bộ TT&TT và một bộ phận các doanh nghiệp. Trong các hợp phần khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Đà Nẵng), trên 1.000 cán bộ được đào tạo và cấp chứng chỉ.
Một trong những mục tiêu cơ bản của dự án là nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT trong đó có việc xây dựng thành công các trung tâm dữ liệu công suất lớn cho Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, Đà Nẵng và Hà Nội nhằm lưu trữ thông tin tập trung thống nhất, cài đặt các dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ và các địa phương. Hệ thống truyền thông hợp nhất, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh tại Tiểu dự án Bộ TT&TT đã được xây dựng nhằm tăng cường kết nối giữa Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc. Trang bị hệ thống hội nghị truyền hình, máy chủ, hơn 100 mạng LAN, trên 1.000 máy tính,… nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 12 tỉnh, thành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại các địa phương. Ngoài ra, cũng nâng cấp Root CA phục vụ triển khai chữ ký số và CPĐT; Test lab phục vụ cho việc kiểm định phần mềm CPĐT, xây dựng trung tâm đo kiểm đánh giá các giải pháp CNTT cho việc phát triển CPĐT.
Video đang HOT
Dưới sự điều phối của Ban Quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê là cơ quan nhà nước tiên phong trong việc áp dụng mô hình Kiến trúc tổng thể vào việc hoạch định và quản lý các hoạt động nghiệp vụ của toàn ngành. Ứng dụng Kiến trúc tổng thể và hình thành hệ thống thông tin thống kê đồng bộ đã thống nhất 07 khâu của quy trình nghiệp vụ thống kê cấp cao và được kết nối qua mạng nội bộ. Hệ thống này cho phép nhanh chóng triển khai các mô hình thu thập dữ liệu thống kê qua các công cụ như máy quét, điều tra trực tiếp qua eform, email, áp dụng những công cụ hỗ trợ thu thập thông tin tiên tiến như tablet và cung cấp công cụ mạnh cho khai thác, phổ biến thông tin.
Nói như ông Trần Tuấn Hưng – Phó Trưởng ban thường trực Dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê (tiểu hợp phần của dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam), thành công lớn nhất của ứng dụng Kiến trúc tổng thể cho Tổng cục Thống kê là sự thay đổi về tư duy – quyết định dựa trên bằng chứng xác thực, coi thông tin thống kê là tài sản chung của xã hội, mọi người đều có quyền truy cập và sử dụng; đáp ứng được yêu cầu của công việc thống kê là: chính xác, kịp thời và đầy đủ. “Dự án đã cung cấp và trang bị nhiều kiến thức mới nhưng theo kinh nghiệm các nước khác quá trình triển khai phải kéo dài 2 – 3 năm. Trong giai đoạn đó, phải tiến hành đồng bộ hóa quy trình, đào tạo nhân lực, “vá” lại những lỗ hổng nếu có…”, ông Hưng nhấn mạnh.
Với tiểu dự án Hà Nội, TS Vũ Tấn Cương – Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT, Sở TT&TT Hà Nội cho biết, Dự án đã xây dựng chiến lược, lộ trình và kiến trúc CNTT nền hành chính điện tử của Thành phố Hà Nội; xây dựng Trung tâm dữ liệu Nhà nước Thành phố Hà Nội; xây dựng, mở rộng Cổng giao tiếp điện tử Thành phố; nâng cao nhận thức về CPĐT cho các cán bộ chủ chốt.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Cương cho rằng: “Khó khăn lớn nhất là thắng được sức ì trong các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, nếu chúng ta ứng dụng CNTT vào một bộ phận nào đó, giảm bớt sức lao động đi thì những người ở đó sẽ làm gì, nên chắc chắn sẽ có sự trì hoãn, vì vậy trước khi ứng dụng CNTT cần cải tiến quy trình, chuyển đổi tổ chức cho phù hợp với việc ứng dựng hiệu quả CNTT và tạo được tâm lý, văn hóa moi người chấp nhận, ủng hộ việc ứng dụng CNTT vì sự phát triển bền vững, lâu dài của tổ chức. Hơn nữa, việc ứng dụng CNTT muốn thành công thì phải trang bị cho người dân những kiến thức, thiết bị về CNTT-TT cần thiết để họ cùng tham gia”.
Trung tâm Dữ liệu TP Hà Nội đã chính thức hoạt động từ tháng 2/2012 đến nay, tích hợp được trên 60 ứng dụng và hệ thống thông tin của 34 cơ quan, đơn vị của TP. Thời gian tới, TP đã có kế hoạch phát triển các cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng như: CSDL dân cư, CSDL doanh nghiệp, CSDL Đất đai… làm nền tảng để phát triển các dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của công dân và doanh nghiệp. Hiện tại, hệ thống Cổng giao tiếp điện tử mới của Hà Nội đang chạy thử nghiệm và đầu năm 2014 sẽ vận hành chính thức. Cổng giao tiếp điện tử sẽ cung cấp môi trường làm việc cộng tác, hỗ trợ khả năng xử lý, đồng xử lý của các cán bộ, công chức trên mạng.
Theo ICTnews
Hà Nội đầu tư gần 60.000 tỷ đồng phát triển CNTT
Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin (CNTT) của Hà Nội đến năm 2020 dự kiến là 59.558 tỷ đồng, trong đó 8.033 tỷ đến từ ngân sách nhà nước và 51.505 tỷ đồng từ các nguồn xã hội hóa.
Chiều qua, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội đã công bố "Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu đưa CNTT của Hà Nội dẫn đầu trong cả nước.
Các mục tiêu cụ thể tính tới 2020 là về hạ tầng CNTT, 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước (đến cấp xã) được trang bị máy tính, 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và 80-90% xã, phường, thị trấn được kết nối bằng cáp quang với mạng diện rộng. Về ứng dụng CNTT, Hà Nội quyết tâm xây dựng và phát triển công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử và thương mại điện tử.
Về công nghiệp CNTT, thành phố dự kiến quy hoạch, xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 phân khu công nghiệp phần cứng. Về phát triển nguồn nhân lực, 100% lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và xã được đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng CNTT...
Hà Nội đầu tư lớn cho ứng dụng CNTT. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, hy vọng lĩnh vực công nghiệp phần mềm tăng trưởng 25% mỗi năm với tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ là 1,1 tỷ USD mỗi năm (đến 2015) và 3 tỷ USD mỗi năm (đến 2020). Ngành công nghiệp nội dung số tăng trưởng 25%, đạt doanh thu 2,5 tỷ USD một năm còn công nghiệp phần cứng tăng trưởng 10% mỗi năm, đóng góp 5,5 tỷ USD vào năm 2020.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ trở thành một trong những thành phố phát triển về chính quyền điện tử và mạnh về công nghiệp CNTT trong khu vực.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Hà Nội đã xác định huy động mọi nguồn lực trong xã hội nhằm đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Nguồn ngân sách sẽ được tập trung cho hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT và đào tạo nhân lực CNTT cho các cơ quan nhà nước của thành phố. Đồng thời, Hà Nội sẽ xây dựng chính sách xã hội hóa để huy động vốn, khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư cho ứng dụng CNTT để tăng năng suất và năng lực cạnh tranh.
Cuối tháng 12/2012, thành phố Hà Nội rớt hạng xuống thứ 10 (từ vị trí thứ 7 năm 2011) về Chỉ số sẵn sàng cho Phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam do Hội tin học Việt Nam (VAIP) thống kê. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do việc sáp nhập với Hà Tây khiến điểm số trong hầu hết các tiêu chí xếp hạng của Hà Nội đều bị giảm. Với bản Quy hoạch vừa được công bố, Hà Nội quyết tâm đi đầu cả nước về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin trên cơ sở hạ tầng đô thị "thông minh".
Theo VNE
Kinh phí cho công nghệ thông tin còn quá nhỏ bé Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định như vậy tại hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về phát triển hạ tầng CNTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào ngày 15/1, tại Hà Nội và trực tuyến trên cả nước. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho...