Đưa bút chấm đọc vào trường phải làm rõ nguồn gốc
Gần đây NXB có tổ chức lựa chọn, đánh giá và giới thiệu một số công ty có thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh đi kèm với SGK. Tuy nhiên đối chiếu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng đáp ứng yêu cầu có bản quyền, nguồn gốc xuất xứ còn phải đánh giá thêm (?!)
“Trước mắt, Bộ GD-ĐT chỉ đạo Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam chỉ giới thiệu sản phẩm bút chấm đọc hỗ trợ dạy tiếng Anh tiểu học của Viện Vật lí – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Các địa phương muốn đưa thiết bị vào phải tổ chức đấu thầu và làm rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm” – TS Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 khuyến cáo.
Gần đây, NXB có tổ chức lựa chọn, đánh giá và giới thiệu một số công ty có thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh đi kèm với SGK. Tuy nhiên đối chiếu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng đáp ứng yêu cầu có bản quyền, nguồn gốc xuất xứ còn phải đánh giá thêm (?!)
TS Nguyễn Ngọc Hùng (đứng) trả lời thông tin liên quan đến bút chấm đọc hỗ trợ dạy tiếng Anh ở tiểu học tại buổi họp báo chiều 30/8
Trong kết luận chỉ đạo về sử dụng bút chấm đọc hỗ trợ giáo viên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ: Thời gian trước mắt, NXB chỉ giới thiệu sản phẩm của Viện Vật lí – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Nhưng tới nay, có thêm một số sản phẩm được giới thiệu xuống các trường.
Video đang HOT
Theo ông Hùng: “Ở TP.HCM, bút chấm đọc dùng dạy học tiếng Anh tại nhà trường đã làm 10 năm nay. Ngày 6/9/2011 bắt đầu triển khai chương trình của đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Cục cơ sở vật chất – Thiết bị nhà trường đã có văn bản hướng dẫn về việc mua sắm các trang thiết bị tối thiểu cho cấp tiểu học, đặc biệt là ngoại ngữ.
Bút hỗ trợ chấm đọc là 1 trong danh mục 14 trang thiết bị cần thiết tối thiểu. Nơi nào có đài cassette rồi có thể thôi vì xem xét điều kiện kinh tế của từng địa phương”.
Ngày 17/10/2011, NXB Giáo dục Việt Nam đã có công thư gửi GĐ sở giáo dục các tỉnh thành nêu rõ: Viện Vật lí- Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam có sản phẩm bút hỗ trợ dạy tiếng Anh có đăng ký bản quyền, có nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm đã được sử dụng thử nghiệm trong năm học 2010-2011 đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật cơ bản và chức năng cơ bản trong danh mục các thiết bị tối thiểu.
Ngoài sản phẩm này gắn với số hóa SGK đến nay NXB sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị sản xuất bút hỗ trợ dạy tiếng Anh khác để hoàn chỉnh sản phẩm và giới thiệu đến các cơ sở giáo dục có nhu cầu để lựa chọn phù hợp.
Trả lời câu hỏi như vậy NXB có làm sai khi đã giới thiệu tới các trường thêm một số sản phẩm bút chấm đọc của các đơn vị khác ngoài sản phẩm của Viện Vật lí – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, ông Hùng cho biết:
“Ngày 14/3, Thông báo số 179 về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển về chỉ đạo dạy tiếng Anh thí điểm trong hệ thống giáo dục phổ thông, tại điểm 3 vềSGK và thiết bị dạy học tiếng Anh có nêu rõ NXB Giáo dục Việt Nam in SGK có phụ mã mở với các thiết bị phụ trợ để các đơn vị cùng khai thác. Các đơn vị tham gia số hóa thiết bị tài liệu phải có thiết bị nhận dạng sản xuất, sản phẩm phải đọc được 64.000 mã trên SGK”.
“Qua kiểm tra 5 sản phẩm được giới thiệu thì 2 sản phẩm có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, bản quyền. Một trong số này là sản phẩm của Viện Vật lí. Còn lại có bằng độc quyền sáng chế, giấy đăng ký nhãn hiệu, giấy đăng ký kiểu dáng công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ cấp” – ông Hùng cho biết.
Theo Vietnamnet
Không tùy tiện lập quỹ để ép buộc học sinh đóng góp
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa có công văn gửi UBND các tỉnh thành phố đề nghị thanh, kiểm tra khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhắc nhở, nhà trường và phụ huynh cần thống nhất chủ trương, số tiền đối với những khoản thu để mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp việc học tập, sinh hoạt của học sinh. Phụ huynh tự lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thực hiện.
Quỹ hội phụ huynh tuyệt đối không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Bộ nghiêm cấm tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Để thực hiện xã hội hóa giáo dục, các cơ sở giáo dục được phép khuyến khích đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân nhưng việc quản lý, sử dụng khoản tiền này cần thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán. Các trường không được tùy tiện lập quỹ để ép buộc học sinh dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện.
"Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý thực hiện trái những quy định trên", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trước đó, tình trạng lạm thu đã diễn ra nhức nhối khiến Bộ Giáo dục phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Năm 2009, Bộ ra thông tư về việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù vậy tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Theo VNE
Hà Nội công bố 13 xã học sinh được miễn giảm học phí TP Hà Nội vừa ban hành quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó trẻ em, học sinh, sinh viên ở 13 xã miền núi khó khăn bao gồm Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quan,...