Đưa bài thi THPT quốc gia về TP HCM chấm để công bằng
Khâu chấm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, nhiều trường chủ trương đưa ngược bài về TP HCM chấm với lý do hạn chế di chuyển, thuận tiện phúc khảo, đặc biệt là tránh thiên vị.
Với quãng đường đi cả trăm km tổ chức thi nhưng khi có bài thi, nhiều trường đại học lại đưa bài trở về TP HCM để chấm. Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho biết, sau khi thí sinh thi xong 8 môn, bài thi sẽ được đưa về trường để tổ chức chấm thi. Trường sẽ mời giáo viên của TP HCM cùng giáo viên của trường tham gia chấm thi các môn Toán, Văn, Địa, Sử và phần tự luận môn tiếng Anh.
“Trong trường hợp thiếu giáo viên, trường sẽ mời giáo viên từ Tây Ninh xuống nhưng nhiều khả năng sẽ không cần đến, vì số lượng bài thi năm nay không nhiều, chủ yếu vẫn là Toán, Văn”, ông Sơn nói.
Đại học Kinh tế TP HCM với quãng đường hơn 100 km cũng sẽ chuyển bài về TP HCM sau khi thí sinh hoàn tất các môn thi. Ông Trần Thế Hoàng, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Việc đưa bài về TP HCM sẽ giúp trường thuận tiện hơn trong chấm thi, đặc biệt trường đã huy động được đội ngũ giáo viên tại TP HCM nhằm đảm bảo an toàn, khách quan”.
Tương tự, ông Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế – Luật TP HCM nói bài thi của hơn 9.000 thí sinh tỉnh Bình Dương cũng được trường đưa về TPHCM chấm thi.
“Cơ bản giáo viên chấm thi nhà trường sẽ sử dụng cán bộ, giảng viên trong trường để chấm các môn Toán, trắc nghiệm các môn Lý, Hóa, Sinh. Riêng các môn tự luận Văn, Sử, Địa trường sẽ nhờ giảng viên các trường đại học thành viên còn lại trong hệ thống ĐHQG TP HCM”, ông Dũng nói.
Ảnh minh họa .
Xa nhất là Đại học Nông Lâm TP HCM khi chủ trì cụm thi Gia Lai nhưng theo ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, nhà trường vẫn đưa bài thi của thí sinh về TP HCM chấm.
Video đang HOT
Ông Lý cho rằng, lâu nay, việc chấm thi tại trường khá tốt, có mối quan hệ với đội ngũ giáo viên chấm thi chất lượng ở cả khu vực TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương nên đưa bài về trường chấm sẽ thuận tiện và công bằng hơn so với chấm thi tại Gia Lai.
“Sau khi thí sinh hoàn thành bài thi, trường sẽ nhờ lực lượng an ninh của tỉnh Gia Lai áp tải bài thi về tận trường”, ông Lý nói.
Các trường đại học khác như Đại học Luật TP HCM, Đại học Công nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Đại học Sài Gòn… cũng dự kiến sẽ đưa bài thi từ các tỉnh về TPHCM để chấm thi.
Đi hàng trăm km tổ chức thi
Đại học Tài chính – Marketing năm nay được Bộ GD&ĐT giao chủ trì cụm thi tại tỉnh Đắk Nông (cụm thi đại học số 48) cách trường gần 300 km nên mọi công tác tổ chức đã được nhà trường tập trung tối đa. Theo ông Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường, cụm thi do trường chủ trì có khoảng 4.000 thí sinh tham dự.
Với số lượng thí sinh lớn, trường này dự tính sẽ huy động 170 cán bộ của trường cùng với 168 cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và các địa phương khác để coi thi.
Còn Đại học Nông Lâm TP HCM năm nay tiếp tục được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi Gia Lai (cách trường khoảng 450 km). Tương tự, các trường đại học khác cũng phải di chuyển cả trăm kilômét từ TPHCM về các tỉnh phối hợp với địa phương để tổ chức thi THPT quốc gia.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Lo ngại chấm nương tay học trò tỉnh mình
Vấn đề chấm thi sao cho đảm bảo tính công bằng, minh bạch giữa các cụm thi đã được đại diện nhiều trường đại học nêu ra.
Ngày 21/3, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn thi THPT quốc gia và họp với lãnh đạo các trường đại học (ĐH) tổ chức cụm thi phía Nam.
Các cụm thi tự công bố điểm
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, các trường ĐH chủ trì cụm thi chịu trách nhiệm sao in đề thi, coi thi; chấm thi, chấm phúc khảo; công bố kết quả thi; in giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh; bảo quản bài thi của thí sinh và các tài liệu liên quan của hội đồng thi; xử lý thắc mắc, khiếu nại của thí sinh.
"Để đảm bảo chất lượng coi thi, trường ĐH chủ trì phải huy động tối thiểu 50% cán bộ coi thi, ít nhất mỗi phòng thi có 1 cán bộ coi thi của trường và có ít nhất 50% tổng số cán bộ giám sát phòng thi ở mỗi điểm thi...", ông Ga nói.
Ngoài ra, các trường ĐH chủ trì cụm thi sử dụng hệ thống phần mềm do bộ cung cấp để đánh số báo danh, sắp xếp phòng thi và hoàn thành giấy báo dự thi theo quy định trong phần mềm quản lý thi để các đơn vị đăng ký dự thi in giấy báo dự thi, ký tên, đóng dấu và trả cho thí sinh xong trước ngày 12/6.
Ông Ga cho biết, năm nay, các trường ĐH chủ trì có thể chấm thi tại chỗ hoặc mang về trường để chấm, trường nào chấm thi trường đó công bố kết quả.
Về môn thi, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 180 phút. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Các môn ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Riêng đề thi môn Ngữ văn có 2 phần Đọc hiểu và Làm văn.
Thí sinh dự thi đại học. Ảnh: Lê Hiếu.
Lo ngại thiếu công bằng trong chấm thi
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết việc Bộ GD&ĐT quy định đưa tối thiểu 50% giám thị của các trường ĐH về coi thi là hoàn toàn đúng đắn nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong thi cử.
Tuy nhiên, ông Dũng băn khoăn việc chấm thi giữa các cụm thi không công bằng khi quy định số giáo viên chấm thi của Sở GD&ĐT không ít hơn 50% tổng số cán bộ chấm thi là không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng giáo viên chấm nương tay cho học trò tỉnh mình ở các môn tự luận.
"Để đảm bảo tính công bằng, Bộ cần có văn bản quy định không được để giáo viên địa phương chấm bài của học sinh mình, riêng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM chủ trì cụm thi tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ đưa giáo viên từ TP HCM ra đó chấm thi", ông Dũng đề xuất.
Còn ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM kiến nghị, Bộ GD&ĐT có thể cho phép các trường không sử dụng giáo viên địa phương chấm thi để đảm bảo công bằng.
Bà Mai Hồng Qùy, Hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM lo ngại để giáo viên địa phương chấm bài học sinh mình dễ nảy sinh tiêu cực và đề xuất đưa tất cả bài thi về TP HCM rồi rọc phách để các tỉnh bốc thăm. "Tỉnh nào bốc thăm được bài của cụm nào thì chấm bài thi của cụm đó", bà Quỳ nói.
Đại diện ĐH Tiền Giang cho rằng việc chấm thi không sử dụng giáo viên địa phương là khó thực hiện được vì số lượng bài thi rất lớn. Còn ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM cho rằng: "Chúng ta phải tin nhau, vì mỗi kỳ thi có một triệu thí sinh tham gia, lấy đâu ra giáo viên để chấm ngần ấy số bài. Vấn đề ở đây là có cơ chế thanh tra, kiểm soát việc chấm thi, bởi thực tế đã từng xảy ra tình trạng các địa phương bắt tay nhau chấm bài thi".
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Hơn 16.000 học sinh Hà Nội không thi đại học Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, cụm thi THPT quốc gia do sở này chủ trì có 16.390 thí sinh dự thi. Tính đến thời điểm 22h ngày 30/4, toàn thành phố Hà Nội có 76.046 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Số lượng thí...