Dù tỷ lệ tiêm chủng cao, Israel vẫn thận trọng không để mắc sai lầm cũ
Tại một quốc gia mà phần lớn công dân đã được tiêm chủng ngừa COVID-19 đầy đủ, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không còn là một điều quá đáng sợ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo Israel vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
Một nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một người đàn ông tại trung tâm y tế Sourasky tại Tel Aviv. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik, ngày 9/5, Israel ghi nhận 10 ca mắc COVID-19 mới. Đây có lẽ là một trong những tỷ lệ mắc trong 24 giờ thấp nhất tại quốc gia này trong một vài tháng trở lại đây.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để Israel ăn mừng. Bộ Y tế nước này gần đây tiết lộ đã phát hiện một vài ca mắc có mang biến thể virus tìm thấy ở Brazil và Ấn Độ. Trong khi đó, các hãng truyền thông Israel cũng đưa tin quốc gia Do Thái này ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên mang biến thể virus Chile.
Tiến sĩ Ian Miskin – người đứng đầu đội phản ứng nhanh COVID-19 của Israel – cho hay giới chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ hết về các biến thể mới, song họ tin rằng một số trong các biến thể đó có thể làm giảm tác dụng của các vaccine hiện hành.
“Những gì chúng tôi nghe được từ Ấn Độ là vaccine Pfizer có hiệu quả trước hầu hết các biến thể. Chúng tôi chỉ hơi lo ngại về biến thể Brazil. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng thông qua tiêm chủng, người dân ít nhiều cũng có một lá chắn bảo vệ”, ông Ian nhận định.
Tính đến thời điểm hiện tại, Israel đã tiêm vaccine cho trên 5 trong tổng số 9 triệu công dân nước mình. Mặc dù chưa đạt được miễn dịch cộng đồng song Israel đang dần mở cửa khi các nhà chức trách dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Bắt đầu từ ngày 6/5, Israel nâng số người có thể tụ tập trong không gian kín từ 50 lên con số 100, Trong khi đó, các địa điểm ngoài trờ có thể tụ tập 500 người, gấp 5 lần quy định trong thời dịch. Các phương tiện truyền thông cũng không cần đăng ký trước, đồng nghĩa với việc số lượng hành khách không bị hạn chế.
Từ ngày 23/5, Israel cũng sẽ đón những nhóm du khách nước ngoài đầu tiên vào quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tái mở cửa biên giới không trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, giới chức Israel sẽ áp dụng một loạt quy định nghiêm ngặt, bao gồm xét nghiệm du khách trước khi lên máy bay và sau khi hạ cánh. Những du khách này sẽ di chuyển hoàn toàn bằng xe buýt riêng biệt và đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi.
Tiến sĩ Ian cho hay nguyên nhân buộc Israel phải áp dụng các biện pháp này là nhằm tránh lặp lại bài học sai lầm trong quá khứ. Lúc đó, Israel mở cửa sân bay, cho phép công dân Israel từ nước ngoài về nước mà không được xét nghiệm kỹ lưỡng hay thực hiện cách ly theo quy chuẩn. Kết quả là Israle nhận về hàng trăm bệnh nhân mắc COVID-19 và lây lan cho những người khác.
“Chúng ta nên nghiêm với những người từ nước ngoài trở về. Những người quay lại phải được xét nghiệm khi đến nơi và họ cũng nên cách ly bản thân ít nhất 10 ngày. Nếu họ mang theo mầm bệnh và đi lại tự do, điều đó có thể trở nên nguy hiểm”, Tiến sĩ Ian lý giải.
Israel vẫn còn vào thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành khắp đất nước, sô ca mắc trung bình mỗi ngày lên tới 10.000 người. Đó là hậu quả do việc không tuân thủ các biện pháp hạn chế mà chính phủ đề ra.
Đó cũng là lý do tại sao chuyên gia y tế hàng đầu Israel lại nói rằng quốc gia không nên “nhắm mắt đưa chân” vào thời điểm này, ngay cả khi các lệnh hạn chế đó đã được dỡ bỏ.
Hamas phóng rốc két dồn dập sau khi ra tối hậu thư cho Israel
Tiếng còi báo động rốc két vang lên ở thành phố Jerusalem và có nhiều tiếng nổ vang lên chỉ vài phút sau khi tối hậu thư của phong trào Hamas ở Dải Gaza dành cho Israel có hiệu lực.
Rốc két được phóng từ Gaza hướng về phía Israel ngày 10.5 . Ảnh AFP
Theo kênh 12 của Israel, 6 quả rốc két đã được phóng từ Dải Gaza hướng về một khu vực ở Jerusalem ngày 10.5. Quân đội Israel sau đó xác nhận 7 rốc két được phóng từ Dải Gaza bay về phía Jerusalem và một trong số đó đã bị hệ thống phòng không Israel đánh chặn và số còn lại dường như rơi trúng khu vực trống, theo tờ The Times of Israel .
Ngoài ra, quân đội Israel còn khẳng định tên lửa được phóng từ Dải Gaza trúng một xe dân sự ở miền nam Israel, khiến một người bị thương, theo Reuters.
Trong khi đó, Reuters dẫn thông tin từ phía Palestine cho hay quân đội Israel đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa ở phía bắc Gaza, khiến nhiều người bị thương.
Israel không kích vào khu vực cảng Syria, gần căn cứ không quân Nga
Hamas cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ phóng rốc két về phía Jerusalem. Trước đó, Hamas đe dọa tấn công Israel nếu lực lượng an ninh không rút khỏi hai điểm nóng là ngôi đền Al-Aqsa ở Jerusalem và một khu vực gần đó, nơi người biểu tình Palestine và cảnh sát Israel đụng độ trong mấy ngày qua.
Đụng độ tiếp tục xảy ra trong ngày 10.5, làm rung chuyển khu vực xung quanh ngôi đền Al-Aqsa, khiến ít nhất 300 người bị thương, theo AFP.
Trong mấy ngày qua, Hamas đã phóng nhiều rốc két về phía Israel, trong đó có nhiều quả bị hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel bị đánh chặn. Quân đội Israel thông báo đã phong tỏa nhiều con đường ở trong các gần biên giới giáp với Dải Gaza sau khi đánh giá tình hình.
Nhiều nước lo ngại đụng độ Israel - Palestine Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước cuộc đụng độ giữa cảnh sát Israel và dân thường Palestine, khiến hàng trăm người bị thương. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế mọi hành động có nguy cơ đẩy bạo lực leo thang", Bộ Ngoại giao Nga hôm 8/5 cho biết. "Moskva bày tỏ quan...