Dư thừa thanh khoản ngân hàng sẽ giảm bớt trong quý II/2020
Trong tháng 3, NHNN đã hút ròng 24.000 tỷ đồng trên liên ngân hàng, nhưng cơ quan điều hành đã có tín hiệu chuyển sang bơm ròng.
Nguồn vốn cho vay ra nền kinh tế đã tăng trở lại trong tháng 3.
Nhìn lại thanh khoản thị trường liên ngân hàng VND trong quý I/2020 duy trì trạng thái ổn định và về tổng thể khá dồi dào.
Nếu loại trừ giai đoạn khoảng 1 tuần trước Tết, lãi suất các kỳ hạn ngắn qua đêm – 1 tuần có xu hướng giảm nhẹ từ mức 2,3 – 2,9%/năm xuống quanh mức 2,2 – 2,5%/năm, trong khi lãi suất các kỳ hạn 1 – 3 tháng giảm mạnh khoảng 90-100 điểm phần trăm từ mức 3,8 – 4,2%/năm xuống quanh mức 2,8 – 3,3%/năm.
Tính chung cả quý, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần ở mức 2,46%/năm, thấp hơn 0,3%/năm so với mức bình quân của quý 4/2019 và thấp hơn khoảng 1,9%/năm so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đánh giá của lãnh đạo các ngân hàng, nền thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì rất dồi dào ngay từ giai đoạn đầu quý I do các NHTM đã duy trì bán ngoại tệ liên tục về NHNN trong giai đoạn cuối năm 2019 với khối lượng lên tới gần 5 tỷ USD.
Mặc dù việc thực hiện duy trì lạm phát mục tiêu 4% còn gặp nhiều thách thức, song đứng trước nhu cầu cấp bách từ việc hỗ trợ nền kinh tế do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 ( tăng trưởng kinh tế trong quý 1 chỉ đạt 3,82%), NHNN đã tiến hành nới lỏng quyết liệt thông qua điều chỉnh hạ một loạt lãi suất điều hành với biên độ điều chỉnh từ 0,2 – 1,0%/năm vào giữa tháng 3, trong đó đáng chú ý nhất là mức giảm 0,5%/năm xuống mức 3,5%/năm lãi suất thị trường mở (OMO).
Ngoài ra, NHNN cũng duy trì bơm/hút nhịp nhàng qua kênh mua bán ngoại tệ và tín phiếu trong suốt thời gian cả quý 1, với việc bơm khoảng 104.000 tỷ đồng qua kênh mua bán ngoại tệ với các NHTM và duy trì hút tín phiếu kỳ hạn 3 tháng để hạn chế tình trạng dư thừa, với tổng số dư tín phiếu vào cuối quý I lên đến 147.000 tỷ đồng.
áng chú ý, chênh lệch huy động vốn – tín dụng VND có xu hướng mở rộng khoảng 31.000 tỷ đồng kể từ đầu năm khi tăng trưởng tín dụng có phần chậm hơn tăng trưởng huy động vốn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Mặc dù huy động vốn và tín dụng VND có xu hướng tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm ngoái (ước tính tăng lần lượt khoảng 1% và 0,7% so với con số tăng khoảng 3% và 2,8% cùng kỳ 2019), xu hướng mở rộng của chênh lệch huy động vốn – tín dụng vẫn được duy trì và giúp thanh khoản của hệ thống duy trì trạng thái dồi dào.
Video đang HOT
Tình trạng trên đang được thay đổi khi bắt đầu tuần cuối tháng 3, NHNN liên tục bơm tiền qua OMO.
Gần đây nhất, trong tuần từ 6/4 đến 10/4, NHNN đã bơm khoảng 24.000 tỷ đồng qua OMO và không hút tiền về. iều này chứng tỏ, nhu cầu vốn cho vay của các ngân hàng đang tăng trở lại, tình trạng dư thừa thanh khoản như quý I đã không còn.
Theo báo cáo của Thống đốc NHNN tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 10/4 vừa qua, tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng cả quý I tăng 1,3% so với đầu năm.
ây là tín hiệu tương đối khả quan vì tín dụng hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm, đến tháng 3 đã có bước tăng trưởng tích cực.
Việc nới lỏng tiền tệ và nhu cầu cho vay tăng lên là tín hiệu tốt cho nền kinh tế, các nguồn vốn giá rẻ được ngân hàng đưa ra thị trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.
Nhưng theo các phân tích gần đây, việc nới lỏng ở mức nào để không gây sức ép lên lạm phát lại là bài toán khó với cơ quan điều hành.
Một nghiên cứu của Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV cho rằng, NHNN dự kiến tiếp tục điều hành chính sách theo hướng nới lỏng thận trọng khi đứng trước “thế lưỡng nan”.
Một mặt, tăng trưởng kinh tế GDP đang đối mặt với thách thức do tác động của dịch Covid-19 đến các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ đang ngày càng lớn dần.
Mặt khác, áp lực lạm phát mặc dù đã giảm bớt do giá xăng dầu giảm, song dự kiến vẫn duy trì khá cao trong quý II (CPI bình quân dự kiến tăng khoảng 4-4,5% so với cùng kỳ năm trước).
“Theo đó, nhiều khả năng NHNN sẽ thận trọng trong việc nới lỏng chính sách bằng việc kết hợp các công cụ bơm tiền trên thị trường mở và có thể sử dụng công cụ tái cấp vốn, tái chiết khấu. ồng thời, chúng tôi cũng sẽ quan sát khả năng cắt giảm thêm một số loại lãi suất điều hành với biên độ thấp hơn, khoảng 0,25-0,5%/năm”, chuyên gia phân tích BIDV nhận định.
Hồng Dung
Phiên chiều 30/3: Cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng đua nhau nằm sàn
Áp lực bán tháo trên diện rộng khiến hàng trăm mã giảm sâu, đáng chú ý là nhóm cổ phiếu Vingroup, dòng bank và chứng khoán đua nhau nằm sàn khiến VN-Index bốc hơi hơn 30 điểm trong phiên đầu tuần 30/3.
Tâm lý lo sợ trước dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp khiến thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái bán tháo trong phiên sáng đầu tuần 30/3, sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước. Áp lực bán mạnh trên diện rộng khiến hàng trăm mã mất điểm, trong đó nhiều mã lớn bé nối đuôi nhau giảm sàn khiến VN-Index thủng mốc 660 điểm khi chốt phiên giao dịch sáng.
Bước sang phiên chiều, thị trường không có tín hiệu gì tích cực. Trong khi dòng tiền tham gia thận trọng và có dấu hiệu suy giảm thì áp lực bán ồ ạt vẫn diễn ra trên diện rộng khiến thị trường duy trì đà giảm sâu.
Đáng chú ý, bên cạnh sức ép đến từ bộ 3 cổ phiếu Vingroup, đồng loạt dòng bank cũng đua nhau giảm sàn khiến thị trường không thể đứng dậy, chỉ số VN-Index bốc hơi gần 35 điểm và dừng chân tại mốc 662 điểm.
Đóng cửa, với 339 mã giảm (96 giảm sàn), gấp hơn 7 lần số mã tăng là 47 mã, VN-Index giảm 33,8 điểm (-4,86%) xuống 662,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 233 triệu đơn vị, giá trị 3.440,25 tỷ đồng, giảm 28,96% về khối lượng và 22,17% về giá trị so với phiên 27/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,82 triệu đơn vị, giá trị 1.036,46 tỷ đồng.
Nhóm VN30 đáng kể có EIB đứng giá tham chiếu, HPG đảo chiều hồi nhẹ, còn lại vẫn giảm sâu. Đáng kể là nhóm Vin và các cổ phiếu ngân hàng.
Sau khi các mã Vingroup giảm sàn, hầu hết các mã bank cũng đều chuyển sắc xanh mắt mèo như CTG, MBB, TCB, VPB, STB; hay các cổ phiếu chứng khoán như SSI, HCM, AGR, HBS...
Ngoài ra, các bluechip khác cũng đều giảm sâu. Trong đó, sau 3 phiên liên tiếp khởi và tiếp tục được BSC nhận định tích cực, dự báo có thể tiếp cận ngưỡng 150, nhưng trong phiên hôm nay, SAB đã giảm về gần mức giá sàn khi để mất 6,6%, kết phiên tại mức giá 121.100 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ROS tiếp tục trở về với sắc xanh mắt mèo và dừng chân tại mức giá 3.500 đồng/CP, dư bán sàn gần 1,44 triệu đơn vị, cùng nhiều mã quen thuộc khác như DLG, HQC, FLC, ITA, ASM, TSC, FIT, HAR, JVC... Trong đó, DLG vẫn là mã sôi động của nhóm khi có 11,22 triệu đơn vị được khớp lệnh; còn STB dẫn đầu thanh khoản với 16,13 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, thị trường cũng giao dịch tiêu cực và lình xình quanh vùng giá 93.
Đóng cửa, với 31 mã tăng và 125 mã giảm (38 giảm sàn), HNX-Index giảm 4,07 điểm (-4,18%) về 93,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 39,71 triệu đơn vị, giá trị 357,51 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,12 triệu đơn vị, giá trị 71,71 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HNX cũng duy trì đà giảm sâu với ACB có lúc bị đẩy xuống mức giá sàn và kết phiên -7,6%, đứng tại mức giá 18.200 đồng/CP; SHB -4% xuống 11.900 đồng/CP.
Thêm vào đó, PVB, PVC, SHS đều giảm sàn, PVS -8,8% xuống 9.300 đồng/CP, DGC -3,8% xuống 20.200 đồng/CP, CEO -3,2% xuống 6.000 đồng/CP...
Top 5 cổ phiếu thanh khoản lớn nhất sàn HNX gồm ACB khớp 5,92 triệu đơn vị, SHB khớp 4,33 triệu đơn vị, PVS khớp 4,14 triệu đơn vị, ART khớp hơn 4 triệu đơn vị, NVB khớp 3,37 triệu đơn vị.
Trạng thái giao dịch trên cũng diễn ra tại UPCoM khiến chỉ số UPCoM-Index tiếp tục giảm sâu.
Đóng cửa, với 63 mã tăng và 117 mã giảm, UPCoM-Index giảm 1,19 điểm (-2,43%) về 47,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,32 triệu đơn vị, giá trị 106,28 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,73 triệu đơn vị, giá trị 78,52 tỷ đồng.
Các mã lớn vẫn giảm sâu hoặc nới rộng biên độ giảm như LPB -8,2% xuống 5.600 đồng/CP, BSR -10,9% xuống 4.900 đồng/CP, VGI -4,5% xuống 19.300 đồng/CP, VEA -8,1% xuống 28.200 đồng/CP, ACV -5,1% xuống 42.600 đồng/CP, BCM -4,5% xuống 17.000 đồng/CP...
Trong đó, LPB và BSR dẫn đầu thanh khoản với khối lượng giao dịch lần lượt đạt 2,33 triệu đơn vị và 2,16 triệu đơn vị.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất (ngày 16/4) là VN30F2004 được giao dịch mạnh nhất với 202.159 hợp đồng, khối lượng mở 17.646 hợp đồng, kết phiên giảm 5,2% về 583 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 7 mã tăng và 11 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, CHDB2004 là mã có thanh khoản cao nhất với 96.401 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa đứng tại mức giá sàn 10 đồng.
Chứng khoán 30/3: Mức độ sợ hãi của nhà đầu tư Việt Nam lại vượt khu vực So với chứng khoán khu vực, VN-Index đang tỏ ra tiêu cực hơn một loạt thị trường. Cuối phiên sáng, khối ngoại cũng chưa có thêm sự bất thường dù chỉ chuyển sang bán ròng 3,7 tỷ đồng. VIC (-6,9%), VHM (-7%), VCB (-5,6%) vẫn chưa cho thị trường một tia sáng hy vọng nào. Trong đó, VIC đáng chú ý nhất khi...