Dù thích đến mấy, những bộ phận này của cá tuyệt đối đừng ăn, kẻo có ngày rước họa
Cá ngon và bổ nhưng có những bộ phận của cá tốt nhất nên vứt đi nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Cá là một trong những bộ phận vô cùng bổ dưỡng, luôn được mọi người lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa cơm hàng ngày. Thịt cá giàu protein, vitamin A, kẽm, axit béo không bão hòa và nhiều chất dinh dưỡng khác…
Cá ngon và bổ dưỡng nên nhiều người có thói quen sử dụng gần hết cả bộ phận của cá để nấu ăn, tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng nên ăn, sẽ không tốt cho sức khỏe.
1. Ruột cá
Có thể bạn chưa biết, lòng cá có những bộ phận chứa các chất dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng có một số bộ phận gây ngộ độc như ruột cá. Lý do là bởi ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố khác nhau, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước.
Đặc biệt, cá là loài ăn rất nhiều tạp chất, những thức ăn này sẽ đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Tuy nhiên, ruột cá khi chế biến khá ngon vì giòn và béo, do đó vẫn có thể chọn những loại ruột cá ăn được như cá trắm, basa và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối, đặc biệt phải nấu thật chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.
2. Mật cá
Mật cá vốn đắng, thường không ai nghĩ đến việc ăn mật cá. Tuy nhiên, không rõ bắt nguồn từ đâu, người ta truyền tai nhau về bài thuốc nuốt mật cá (như cá lóc, cá trắm đen, trắm trắng) sẽ chữa được nhiều loại bệnh và tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng thực tế, mật cá vô cùng độc hại, nhiều người từng ngộ độc nặng chỉ vì nuốt chúng.
Video đang HOT
Mật cá là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc của cá như axit mật và axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín) và dễ gây hại cho gan khi ăn/nuốt. Vì vậy, khi mổ cá, cần loại bỏ túi mật này trước chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật cá, phải rửa sạch rồi mới chế biến.
3. Thận, gan, mang cá
Ngoài ra, theo thạc sĩ Bùi Tấn (Viện khoa học Địa chất & Khoáng sản – Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết: “Các chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng có nhiều trong thận, sau đó đến gan, mang, cơ của cá. Khi nhiễm bệnh thì các bộ phận này không nên ăn”.
Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường – tiến sĩ độc học môi trường, viện Khoa học địa chất & khoáng sản (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cũng cho biết: “ Đối với cá bị nhiễm kim loại nặng, bộ phận độc hại nhất của cá là gan và thận. Khi nấu ăn, nên chú ý bỏ hẳn 2 phần này của cá trước khi chế biến. Bởi không có cách chế biến nào có thể giảm được hàm lượng các chất này đến mức an toàn cho người ăn phải”.
4. Mắt cá, não cá
Đây là những bộ phận có nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu cá sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm hoặc những loại cá có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại, nhất là các loại cá sống ở tầng đáy cao hơn so với cá tầng mặt như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình… Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.
Ăn cá phải mạnh dạn vứt bỏ bộ 3 phận này đi vì rất nguy hiểm cho sức khỏe
Theo cảnh báo từ các chuyên gia với một số bộ phận của cá nên mạnh dạn vứt bỏ vì nó không tốt như nhiều người nghĩ.
Cá là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3 hết sức đa dạng, phong phú và có lợi cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn, chỉ với một món chín là cá là có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cá không những có lợi cho người lớn và người cao tuổi, cá còn mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ em.
Nhiều người quan niệm rằng, thịt cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, lại không gây tăng cân nhiều nên có thể ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhất định nên tốt nhất mỗi người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần, mỗi bữa khoảng 140g là đủ.
Với những người thích món cá, có thể duy trì ăn hàng ngày, nhưng cần hạn chế với những loại cá có nguy cơ chứa kim loại nặng tích tụ như: cá bơn, cá hồi đá, cá vược...
Ảnh minh họa
Nội tạng cá nên ăn hay vứt bỏ?
Nhiều người khi thịt cá thường hay vứt bỏ nội tạng song cũng có nhiều người thường giữ lại để ăn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, ĐH BKHN, ngoài thịt cá ra thì trong nội tạng cá, duy chỉ có gan và trứng là hai bộ nên giữ lại ăn vì chứa nhiều dinh dưỡng và không chứa các yếu tố độc hại.
Trứng cá chứa nhiều hàm lượng omega 3 cần thiết cho sức khỏe. Còn gan cá thì chứa một lượng cholesterol tốt, khác với các loại động vật trên cạn, chỉ chứa một lượng độc tố không đáng kể nên có thể tận dụng.
Ngoài ra, 3 bộ phận này của cá nên mạnh dạn vứt bỏ
Ruột cá
Chỉ nên chọn ruột cá to để ăn, còn ruột nhỏ thì nên vứt bỏ. Ảnh minh họa
Theo giáo sư Thịnh thì ruột cá nếu ăn chỉ nên chọn ruột cá to, còn ruột cá nhỏ nên vứt bỏ. Bởi ruột cá là nơi chứa nhiều độc tố do nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước. Nếu ăn phải ruột cá nhiễm ký sinh trùng, chế biến không kỹ có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.
Lưu ý, khi chế biến ruột cá cần phải phải rửa, bóp muối cẩn thận, nấu ở nhiệt độ cao, tuyệt đối không ăn khi chưa chín kỹ.
Mật cá
Ảnh minh họa
Sau rất nhiều cảnh báo nhưng người nhiều người vẫn có thói quen dùng mật cá để nuốt hoặc ngâm rượu chữa bệnh.
Theo khuyến cáo của chuyên gia thì vi chất mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố. Đây là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Vì thế tuyệt đối không nên dùng.
Mắt và não cá
Ảnh minh họa
Mắt cá, não cá có nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Nhưng với những loại cá có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại, nhất là các loại cá sống ở tầng đáy cao hơn so với cá tầng mặt như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình... Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.
Cách ngăn ngừa các bệnh đường ruột do bão, lụt Liên tiếp bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung đã làm nhiều người chết, mất tích, nhiều nhà cửa bị phá hủy. Sau bão, tình trạng môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt thay đổi nhanh chóng bởi sự tàn phá của bão kèm theo mưa, lũ lụt làm hư hỏng các công trình vệ sinh, từ đó các...