“Dự thảo văn kiện không nên nói phát triển con người toàn diện chung chung”
GS Phạm Tất Dong cho rằng, không nên nói phát triển con người toàn diện chung chung bởi như vậy sẽ không thể đưa ra định hướng trọng tâm cụ thể.
Đây là nội dung chủ yếu trong góp ý của GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội khuyến học Việt Nam tại Hội nghị lay y kien cac tổ chức thành viên của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội khuyến học Việt Nam.
Nhiều nội dung “vắng bóng” yếu tố con người
Theo GS Phạm Tất Dong, các dự thảo văn kiện còn “vắng bóng” vai trò của con người trong phát triển khoa học-công nghệ, kinh tế- xã hội.
“Các dự thảo văn kiện đề cập nhiều đến chất lượng nhân lực nhưng tôi nghĩ rằng “tòa nhà” nhân lực phải được xây dựng bằng “những viên gạch” là con người của thế kỷ 21. Cho nên cần phải nói đến chất lượng con người và yêu cầu đặt ra với con người. Thậm chí, trong khi đề cập đến những yếu tố đột phá, chúng ta cũng quên nhắc đến phát triển con người như thế nào?”.
GS Dong nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, giờ đã là cuối thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 và mọi người đều quá hiểu khái niệm phát triển toàn diện con người cũng như con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế. Nhưng con người trong từng giai đoạn phát triển xã hội sẽ có yêu cầu phát triển toàn diện khác nhau.
Con người toàn diện ở xã hội Việt Nam giai đoạn 2.0 sẽ khác với 3.0 và khi Việt Nam đã có Nghị quyết tiếp cận xã hội 4.0 thì sự toàn diện của con người sẽ tập trung vào việc phát triển những năng lực cốt lõi và những phẩm chất đặc biệt của thế kỷ 21. Đây cũng là điều mà mọi quốc gia trên thế giới đang tìm kiếm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, GS Dong lưu ý, không nên nói phát triển con người toàn diện chung chung bởi như vậy sẽ không thể đưa ra định hướng trọng tâm cụ thể trong việc phát triển những năng lực, phẩm chất của con người cho thế kỷ 21. GS Dong gợi ý, trong môi trường hiện đại, con người phải có đủ năng lực và phẩm chất để sống trong môi trường số.
“Tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đương nhiên công dân Việt Nam phải là công dân số. Bất cứ người dân nào cũng phải có năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ như một công cụ làm việc hàng ngày để lao động, giao tiếp, tương tác với xã hội. Quyết định 749 (Phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) của Chính phủ yêu cầu rất cụ thể mà chúng ta vẫn chưa đi sâu triển khai. Quyết định nêu rõ: Phải phổ cập dịch vụ Internet băng thông rộng, phổ cập dịch vụ máy tính 5G, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là 80%. Người dân là trung tâm chuyển đổi số. Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong kỷ nguyên số”, GS Dong nêu rõ.
Hệ thống giáo dục Việt Nam cần thay đỏi theo hướng mở, chia sẻ tri thức cho những người có nhu cầu và cộng đồng yếu thế. Ảnh minh họa: Tạp chí Tài chính
Phá bỏ “bốn bức tường” khép kín của GD-ĐT
Để làm được điều này, theo GS Dong, cần đổi mới toàn diện và cơ bản giáo dục. Giáo dục cần thay đổi để đi vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ở giai đoạn phát triển chậm, các quốc gia thường tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ thông, coi nhẹ giáo dục thường xuyên cho người lớn và đặc biệt là coi nhẹ giáo dục đại học.
Tuy nhiên, để tiếp cận với nền kinh tế tri thức, trình độ giáo dục phổ thông không đủ sức làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Để có nhân lực chất lượng cao, học tập suốt đời, gắn giáo dục thường xuyên với cán bộ, công nhân viên chức, kỹ sư, bác sĩ… phải đưa giáo dục thường xuyên thành chính sách quốc gia và đưa giáo dục đại học vào chính sách ưu tiên.
“Giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 phải là “phá bỏ bốn bức tường khép kín” của hệ thống giáo dục, phải làm cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan hành chính sự nghiệp đều có tổ chức học tập tại chỗ, thực hiện phương châm “học tại nơi làm việc, vì công việc”, GS Dong nêu rõ.
Chính phủ cần kiến tạo thể chế và những chính sách giúp hình thành một nền giáo dục mở. Trong đó, trước hết, hệ thống giáo dục đại học là hệ thống mở mang chức năng chia sẻ tri thức cho những người có nhu cầu và cả những cộng đồng yếu thế, GS Dong kết luận./.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Trách nhiệm lớn đặt lên các địa phương
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cần tính đến yếu tố ổn định, hạn chế xáo trộn so với các năm trước.
Sau thời gian cách ly xã hội, dạy và học trực tuyến để phòng dịch Covid-19, đến nay, học sinh trên cả nước đã trở lại trường tập trung hoàn thành chương trình, đặc biệt khối THPT chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi tuyển, xét tuyển vào đại học.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Chính phủ đã cơ bản thống nhất phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 với cách thức giữ ổn định như thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, kỳ thi được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8/2020 do Bộ GD-ĐT chủ trì. Kỳ thi năm nay được giao hoàn toàn cho các địa phương tổ chức, dưới sự thanh tra, kiểm tra của 3 cấp: bộ, tỉnh, sở; thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các hội đồng thi, điểm thi, phòng thi... của địa phương.
Năm nay, các cán bộ, giảng viên trường đại học không tham gia coi thi, chấm thi, chấm thi trắc nghiệm, song Bộ GD-ĐT dự kiến huy động một lực lượng cán bộ, giảng viên đại học tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Theo nhiều ý kiến chuyên gia, các địa phương cần nhiều yếu tố để có thể tổ chức được một kỳ thi nghiêm túc. Việc giao các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đồng nghĩa với trách nhiệm lớn đặt lên các địa phương để tổ chức tốt các khâu đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công khai và minh bạch.
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam hoan nghênh việc giao các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2020, song theo ông điều này không hề đơn giản và vì vậy Bộ GD-ĐT phải có hướng dẫn chi tiết để các địa phương không làm sai quy định.
"Người dân bao giờ cũng mong chờ sự công bằng trong thi cử, Nhà nước ta cũng yêu cầu sự chính xác trong thi cử. Bởi vì nếu như thi cử không làm được điều này thì thiệt thòi cho dân và thiệt thòi cả Nhà nước khi không đánh giá được đúng tài năng để sử dụng. Nếu Bộ không có hướng dẫn chi tiết, kỳ thi sẽ có thể trục trặc. Theo tôi, Chủ tịch UBND tỉnh và các lãnh đạo tỉnh cũng phải có chỉ đạo sát sao, không để xảy ra sai sót", GS Phạm Tất Dong nói.
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
Với các chuyên gia giáo dục đại học, khi Luật Giáo dục ra đời và khẳng định được năng lực của các địa phương tốt hơn, thì việc giao các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT là hoàn toàn hợp lý.
Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội nhấn mạnh: "Nguyên tắc của Đại học Mở trong mùa tuyển sinh năm nay, thứ nhất là không gây xáo trộn. Tức là hòa mình theo dòng chảy của ngành giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng. Thứ hai, không làm phức tạp cho các phụ huynh và thí sinh. Theo đó, làm sao để phụ huynh và học sinh không phải đi lại nhiều, đảm bảo giãn cách xã hội. Thứ ba là nhận phần khó về mình, cái gì khó thì các cơ sở giáo dục đại học phải làm. Trên tinh thần tôn chỉ này, chúng tôi cũng đặt niềm tin vào các đồng nghiệp ở bậc THPT vào các địa phương để lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT làm điểm xét tuyển" .
Tâm lý của các thầy cô ở bất cứ bậc giáo dục nào cũng giống với tâm lý chung của các bậc phụ huynh, luôn mong muốn con mình, trò mình giỏi. Nhưng không vì thế mà hạ thấp chỉ tiêu, đánh giá xuống làm mất đi vị thế của người thầy. Mọi sai phạm sẽ khó mà giấu kín được, do vậy địa phương nào làm sai sẽ không tránh khỏi tai tiếng và chịu trách nhiệm cả trước pháp luật.
Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội.
TS Trương Tiến Tùng cho rằng, bê bối trong những mùa tuyển sinh trước chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh". "Tôi hy vọng kỳ thi năm nay được tổ chức an toàn và minh bạch. Những bản án nghiêm khắc trước thềm kỳ thi năm nay sẽ răn đe với những ai có ý định đi chệch đường ray. Theo đó, củng cố niềm tin của người dân với nền giáo dục", thầy Trương Tiến Tùng chia sẻ.
Như vậy, các thí sinh năm nay tiếp tục thi tại địa phương và không có xáo trộn khiến phụ huynh phải lo khăn gói đưa con đi thi. Đề thi ra theo quan điểm học cái gì thi cái đó, để học sinh có thể tự tin thể hiện năng lực và làm bài thi theo những kiến thức đã được thầy cô giáo trang bị./.
Đừng nói hướng nghiệp, khi tham gia đóng vai thì trẻ tiểu học ắt hiểu được nghề Đối với trẻ tiểu học thì cho các em tham gia đóng vai các nghề để từ đó các em hình thành suy nghĩ, biết đến các nghề thay vì nói hướng nghiệp. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các...