Dự thảo thi THPT quốc gia 2017: Bộ đề thi có chuẩn bị kịp?
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết dự thảo phương án thi, tuyển sinh dự kiến trong bài thi tổ hợp có 60 câu cho 3 môn thi thành phần.
PV có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (ĐH), Bộ GD&ĐT xung quanh về dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2017.
- Thưa bà, với bài thi tổ hợp, 60 câu cho 3 môn, thí sinh làm bài trong 90 phút, liệu có đủ sức để phân loại thí sinh hay không?
- Một trong những lợi thế của thi theo hình thức trắc nghiệm là đề gồm một số câu hỏi nhỏ và các câu hỏi đó sẽ được bố trí ở những mức độ khó khác nhau (kiểm tra kiến thức cơ bản, kiến thức tổng hợp, vận dụng và vận dụng ở mức độ cao) nhằm phân loại thí sinh.
Trong đánh giá, một đề thi tốt không phải có nhiều câu hỏi mà là đề thi có số lượng câu hỏi tối thiểu nhưng đủ để phân loại thí sinh.
Dự thảo phương án thi, tuyển sinh dự kiến trong bài thi tổ hợp có 60 câu cho 3 môn thi thành phần. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng ma trận đề thi sắp tới, các chuyên gia ra đề thi sẽ cân nhắc đề xuất số lượng câu hỏi phù hợp để có thể đánh giá được năng lực thí sinh cho cả 2 mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2016 tìm phòng thi trên sơ đồ tại Hội đồng thi ĐH Thủy lợi – Hà Nội. Ảnh: Như Ý/ Tiền Phong.
- Dư luận phản ứng mạnh nhất là trắc nghiệm môn Toán, Bộ sẽ tiếp thu điều này như thế nào? Liệu môn toán sẽ vừa thi trắc nghiệm vừa thi tự luận như ngoại ngữ không?
- Trắc nghiệm khách quan không chỉ yêu cầu thí sinh đánh dấu vào ô đúng hay sai mà có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Ví dụ đề thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ có thể kiểm tra được nhiều kỹ năng của thí sinh chứ không phải chỉ kiểm tra mỗi kỹ năng đọc hiểu. Vì vậy, các chuyên gia ra đề thi trắc nghiệm môn toán cũng sẽ có những loại câu hỏi khác nhau để kiểm tra được khả năng suy luận, tư duy logic, tính sáng tạo của thí sinh.
Thực tế, từ năm 2012, Bộ đã giao cho ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thực hiện thí điểm đổi mới công tác tuyển sinh. Đề thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN đã thực hiện theo phương thức trắc nghiệm khách quan.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn thực hiện đề tài nghiên cứu so sánh giữa kết quả thi theo hình thức trắc nghiệm có mức câu hỏi tối thiểu với hình thức thi tự luận truyền thống thì kết quả phân loại thí sinh cũng tương đương.
Video đang HOT
- Về ngân hàng đề thi, chỉ còn thời gian rất ngắn, Bộ chuẩn bị như thế nào với số lượng nhiều môn thi như thế? Trong khi đó, Bộ dự định sẽ tổ chức thi mỗi thí sinh một đề, không có câu hỏi nào trùng nhau trong một phòng thi?
Đến nay, Ngân hàng đề thi của ĐHQGHN cũng đã khá lớn. Ngay từ đầu năm học này, Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục của Bộ đã xác định tập trung chỉ đạo việc chuẩn hoá ngân hàng câu hỏi của ĐHQGHN theo yêu cầu của Kỳ thi THPT quốc gia và tập trung các chuyên gia giỏi để xây dựng bổ sung bộ đề chuẩn hoá theo đúng quy trình đánh giá của phương thức trắc nghiệm khách quan hiện đại.
Với điều kiện chuẩn bị và lực lượng chuyên gia ra đề thi giàu kinh nghiệm trên toàn quốc, bộ đề thi sẽ được chuẩn bị đầy đủ, với chất lượng cao nhất.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng. Ảnh: Tiền Phong.
- Trong dự thảo, các trường sẽ được tự tổ chức tuyển sinh nếu đủ năng lực. Nếu trao quyền cho các trường tổ chức thi đánh giá năng lực, điều này có thể hiểu là một số trường sẽ phải tổ chức thêm một kỳ thi nữa ngoài kỳ thi THPT Quốc gia? Vậy sẽ có 2 kỳ thi. Các trường ĐH sẽ được chủ động đến mức độ nào trong tuyển sinh, thưa bà?
- Trong thực tế 2 năm qua, công tác tổ chức thi đã đảm bảo được độ tin cậy, trung thực, khách quan, có tính phân hóa tốt nên hầu hết trường ĐH, CĐ đều đã sử dụng kết quả này để tuyển sinh, không tổ chức thi tuyển sinh riêng.
Năm 2017, phương án thi được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong hai năm qua nên những kết quả tốt của kỳ thi chắc chắn sẽ tiếp tục được phát huy trong năm 2017.
Thực tế, quyền tự chủ tuyển sinh đã được quy định trong luật Giáo dục ĐH nhưng từ khi luật có hiệu lực đến nay, chỉ có những trường đặc thù (các ngành nghệ thuật, thể dục, thể thao…) và một số ít trường khác tổ chức thêm các hình thức đánh giá năng lực hoặc thi thêm các môn năng khiếu ngoài kỳ thi chung.
Đối với những trường tổ chức thi đánh giá năng lực, dự thảo phương án thi 2017 quy định việc tổ chức đánh giá năng lực phải lựa chọn hình thức phù hợp, đảm bảo không gây ra tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Thi THPT quốc gia 2017: Lo đề trắc nghiệm môn Toán
Nhiêu y kiên cho răng, hoc sinh co qua it thơi gian đê chuân bi cho phương an thi dư kiên cua Bô GD&ĐT. Trong đo, thi trăc nghiêm Toan cung gây tranh luân.
Ngày 8/9, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thi THPT quốc gia 2017. Kỳ thi năm nay có nhiều điểm mới như sử dụng 5 bài thi bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Đặc biệt, bài thi môn Toán sẽ thực hiện theo hình thức trắc nghiệm.
20 câu hỏi mỗi môn không thể phân loại học sinh
Theo Bộ GD&ĐT, các bài thi Khoa học Tự nhiên hay Khoa học Xã hội phải được gọi là "bài thi tổ hợp" chứ không phải "tích hợp" hay "tổng hợp".
Tổ hợp là sự thay đổi về kỹ thuật để ghép 3 môn thi thành chung một bài thi. Ví dụ, ba môn Toán, Hóa học, Sinh học sẽ có 60 câu (mỗi môn 20 câu).
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016. Ảnh:Anh Tuấn.
Hoàng Đình Quang, cựu sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội, tham gia giảng dạy trên mạng xã hội, chia sẻ: Chỉ với 60 câu trong tổ hợp Khoa học Tự nhiên, việc thực hiện các mục tiêu vừa xét tốt nghiệp, vừa xét cao đẳng, đại học rất khó.
20 câu mỗi môn thi quá ít, không thể phân loại được thí sinh học kém, khá hay giỏi. Đó là chưa kể thí sinh khoanh "cầu may" vào đáp án.
Hoàng Đình Quang đề xuất tăng số câu hỏi cho một đề tổ hợp thành 90. Bộ GD&ĐT nên áp dụng theo cách chấm điểm của nhiều nước trên thế giới: Điền đúng thì tính điểm, điền sai trừ điểm, không làm không tính điểm. Chỉ có như vậy, cách thức tuyển sinh 2017 mới có thể hạn chế được việc ăn may, khoanh liều.
Theo bạn trẻ giảng dạy online này, Bộ GD&ĐT cần sớm thông tin về các đề án tự chủ của mỗi trường. Việc tự chủ sẽ ảnh hưởng rất lớn việc ôn luyện thi của học sinh, để các em chủ động trong việc học và thi.
Thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định, nhận định: Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đề thi của năm 2017 giống đề Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ưu điểm là mỗi thí sinh một đề, đảm bảo hoàn toàn tính khách quan. Tuy nhiên, điều khó khăn và gây tranh cãi là cách ra đề thi trắc nghiệm của môn Toán. Với cách thi này, nhiều học sinh sẽ học theo cách chỉ quan tâm kết quả mà bỏ qua cách thức đi đến đáp án.
"Thí sinh nên bình tĩnh học như trước đây. Bởi các em không thể đối phó và luyện thi với ngân hàng lớn hơn 17.000 câu hỏi được", thầy Quỳnh chia sẻ.
Cẩn trọng trong khâu ra đề thi
Là người có kinh nghiệm tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, TS Sái Công Hồng - Giám đốc Trung tâm khảo thí - cho biết: Cách ra đề thi của Bộ GD&ĐT hoàn toàn phân hóa được thí sinh.
Đề thi trắc nghiệm thường có "mẹo" làm bài. Vì vậy, đề thi cần được ra cẩn trọng, các câu hỏi phải được thiết kế để tránh được các thủ thuật này. Đề thi cũng phải tương đương nhau về độ khó, tránh việc không công bằng giữa các thí sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư phạm Hà Nội, cách thức thi 2017 ngay lập tức thay đổi việc học và dạy trong nhà trường, không còn phân biệt giữa môn chính và môn phụ. Phương án thi này có lợi cho những thí sinh học khối D vì môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ được tách là 3 môn riêng biệt.
Bà Thu Anh đề xuất, hiện nay, chương trình sách giáo khoa tương đối nặng về kiến thức, vì vậy Bộ GD&ĐT cần thông báo kỹ hơn về nội dung ôn tập để học sinh hiểu rõ. Thời gian áp dụng kỳ thi năm 2017 tương đối ngắn, yêu cầu của Bộ GD&ĐT không quá cao, các em mới có thể đáp ứng.
"Bộ GD&ĐT không gây sốc"
Trước nhiều băn khoăn của thí sinh về việc sự thay đổi khiến các em không có nhiều thời gian chuẩn bị, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Nội dung thi chủ yếu ở lớp 12 nên chương trình ôn tập như trước đây. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh là từ nhà trường, kỳ thi chỉ là giải pháp kỹ thuật giúp đánh giá năng lực các em.
Từ kỳ thi Đánh giá năng lực và nhiều kỳ thi ở nước ngoài cho thấy, học sinh vùng nông thôn không cần quá lo lắng vì vẫn có kết quả không kém học sinh thành phố.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ GD&ĐT không gây sốc khi những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2015, tức là đủ khoảng thời gian 3 năm để lứa học sinh sẽ tốt nghiệp vào năm 2017 nắm thông tin và chuẩn bị.
Cụ thể, từ năm 2015, ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của 2 năm tuyển sinh này là cơ sở để Bộ GD&ĐT phát triển cho kỳ thi THPT quốc gia.
Bên cạnh đó, từ năm 2015, các trường đại học khác đã dành chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh bằng những tổ hợp môn thi khác (như khối A1, khối O...) ngoài tổ hợp truyền thống (các khối A, B, C, D).
Theo Zing
Đề xuất không gộp 3 môn thành một bài thi THPT quốc gia 2017 Theo TS Tăng Thị Thùy, khi chưa tích hợp được môn học, Bộ GD&ĐT không nên gộp ba môn thành một bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. TS giáo dục Tăng Thị Thùy tốt nghiệp ĐH Chi Nan (Đài Loan, Trung Quốc), nghiên cứu sâu về đo lường đánh giá. Nữ tiến sĩ có những chia sẻ với Zing.vn xung...