Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
Theo các chuyên gia, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học có nhiều điểm mới.
Một lớp học của Trường ĐH Mở Hà Nội. Ảnh: TG.
Quy chế vừa tôn trọng tự chủ đại học, bảo đảm chất lượng đào tạo chung của hệ thống; Đồng thời có tính kế thừa và tháo gỡ nhiều vướng mắc cho cơ sở giáo dục đại học (GDĐH).
Vừa “mở” vừa chặt chẽ
TS Phùng Xuân Dũng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội ghi nhận: Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học không chỉ kế thừa những ưu điểm của các quy chế đào tạo trước đó, mà còn cập nhật nhiều nội dung mới, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34). Dự thảo Quy chế đồng thời giải quyết nhiều vướng mắc trong thực tiễn mà các cơ sở GDĐH đang gặp phải, như: Cách tính điểm, quy định chuyển trường, sinh viên trong diện bảo lưu kết quả học tập… Những nội dung này được Quy chế hướng dẫn chi tiết và có thống nhất; khắc phục tình trạng mỗi trường triển khai một kiểu.
Cho rằng, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học vừa chặt chẽ, lại vừa “mở”, phù hợp với xu thế tự chủ đại học, PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phân tích: Chặt chẽ ở chỗ: Các vấn đề về quản lý đào tạo từ trước đến nay chưa đề cập hoặc chưa thống nhất, nay đã đề cập tới và giải quyết một cách cơ bản thống nhất.
Còn ở chiều “mở”, dự thảo Quy chế chỉ đưa ra khung chính, điều khoản cơ bản, để phù hợp với Luật cũng như xu thế tự chủ của các trường. “Ngoài ra, dự thảo Quy chế đã chú trọng đến hai vấn đề quan trọng: Bảo đảm nâng cao chất lượng và công nhận tín chỉ, liên thông. Hai vấn đề này được đề cập khá đầy đủ trong dự thảo lần này” – PGS.TS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh.
Video đang HOT
Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học vừa “mở”, vừa chặt chẽ.
Chỉ liên kết đào tạo với hình thức vừa làm, vừa học
TS Trương Đại Lượng – Trưởng phòng Đào tạo quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội cho rằng: Dự thảo quy định về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ khá chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn. Theo đó, khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo. Điều này giúp các em có cơ hội tích lũy thêm kiến thức mới.
“Nếu xem xét dựa trên yếu tố chất lượng đào tạo, đây là bước tiến đặc biệt. Quy chế này yêu cầu các cơ sở GDĐH, muốn liên kết đào tạo phải đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng, ở mức độ cao hơn là kiểm định chương trình đào tạo” – TS Lượng nhấn mạnh, đồng thời ghi nhận: Quy định về liên kết đào tạo trong dự thảo này chặt chẽ hơn. Theo đó, liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm, vừa học. Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề không được liên kết đào tạo.
Dự thảo Quy chế cũng nêu rõ các yêu cầu tối thiểu với cơ sở tổ chức liên kết đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo. Cụ thể, để liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở GDĐH (còn thời hạn theo quy định) bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp. Đồng thời, chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cơ sở đào tạo phải bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo. Các điều kiện bảo đảm chất lượng tại cơ sở phối hợp đào tạo cũng phải được cơ sở đào tạo quy định và thẩm định.
Về phía cơ sở phối hợp đào tạo, dự thảo quy định đơn vị này phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục (còn thời hạn theo quy định) bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
Đáng chú ý, so với dự thảo lần trước, bản dự thảo lần này bỏ quy định cơ sở phối hợp đào tạo phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản. Đây cũng là điểm mới được đại diện các cơ sở GDĐH và cơ sở phối hợp đào tạo ghi nhận, góp phần giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho công tác liên kết đào tạo. Tuy nhiên, cơ sở phối hợp đào tạo phải lưu ý báo cáo UBND về công tác liên kết đào tạo, tuyển sinh… theo đúng quy định.
Theo báo cáo của Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT), nội dung dự thảo Quy chế đào tạo đại học là quy chế khung, quy định các vấn đề cốt lõi trong đào tạo (gồm các quy định cứng, quy định mở, về yêu cầu tối thiểu trong tổ chức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông, đào tạo văn bằng 2 cho người có trình độ đại học). Căn cứ Quy chế này, các cơ sở đào tạo phải xây dựng và ban hành quy chế riêng của trường mình để thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế.
TS Nguyễn Xuân Tùng – Phó Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) ghi nhận, dự thảo Quy chế đã bao hàm tất cả khía cạnh về quản lý Nhà nước, nhưng không can thiệp quá sâu, hay “cầm tay chỉ việc” và bảo đảm quyền tự chủ của các trường.
Dự kiến quy chế tuyển sinh 2021: Cho phép tân sinh viên chuyển trường, chuyển ngành
Theo dự kiến, quy chế tuyển sinh 2021 sẽ cho phép thí sinh được chuyển trường, chuyển ngành nếu thấy sự lựa chọn của mình chưa thật sự hợp lý.
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu -Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo (ĐH Kinh tế Quốc dân) thì có một thực tế là sinh viên lựa chọn ngành nghề theo cảm tính, có những em không xác định rõ ngành học phù hợp khi trúng tuyển đại học.
Điều này dẫn đến việc khi các em vào học đại học rồi mới thấy lựa chọn của mình chưa hợp lý. Dự thảo quy chế mới mở ra cơ hội chuyển ngành, chuyển trường cho sinh viên nếu đáp ứng các quy định.
Cụ thể, Điều 16 của dự thảo quy chế tuyển sinh mới nêu các điều kiện để sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo (hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính); chuyển trường; chuyển từ hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo; công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối với sinh viên thuộc các trường hợp này.
Sinh viên được xem xét chuyển ngành, chuyển trường, chuyển nơi học, ngoại trừ sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.
Ảnh minh họa
"Tôi nghĩ quy định cho học sinh được chuyển ngành, chuyển cơ sở đào tạo là đúng đắn vì như tôi nói ở trên, nhiều sinh viên chọn ngành theo cảm tính, đến khi học mới biết nó không hợp với mình.
Việc cho sinh viên chuyển ngành đảm bảo quyền lợi cho sinh viên vì năm thứ nhất, chủ yếu học các môn đại cương, các ngành có sự tương đồng, nhờ đó, việc học tập ở ngành mới, trường mới từ năm thứ hai sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều", PGS.TS Bùi Đức Triệu nói.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12.
Đề thi với mục tiêu kiểm tra kiến thức tối thiểu của học sinh để xét tốt nghiệp nhưng có độ khó, độ phân hóa nhất định để các trường sử dụng có thể dùng kết quả này xét tốt nghiệp. Đề thi sẽ không ra những kiến thức đã giảm tải, phù hợp với chương trình giảm tải.
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với khối ngành sư phạm và nhóm ngành khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề; các trường đại học cũng sẽ công bố điều chỉnh ngưỡng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.
Đây là thời điểm rất quan trọng, sau khi biết điểm thi THPT, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sao cho phù hợp với khả năng, mức điểm của mình và mong muốn của bản thân.
Theo dự kiến, quy chế tuyển sinh năm nay sẽ cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng hình thức trực tuyến trong thời gian quy định của Bộ GD&ĐT thay vì như năm ngoái thí sinh chỉ được điều chỉnh duy nhất một lần. Thí sinh phải đăng nhập hệ thống bằng tài khoản của mình để thực hiện điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến.
Các trường trong xét tuyển đợt 1 đều xét bình đẳng các nguyện vọng đăng ký của thí sinh từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự nguyện vọng, dựa theo mức điểm của thí sinh đến khi đủ chỉ tiêu.
Do vậy các thí sinh cần xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng số 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất để trúng tuyển vào trường mình yêu thích ngay từ nguyện vọng đầu tiên.
Khi đã trúng tuyển nguyện vọng nào thì các nguyện vọng thí sinh không được xét tuyển nữa. Hiện nay rất nhiều trường xét tuyển học bạ, nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức này và trúng tuyển, các trường nhập dữ liệu thí sinh lên hệ thống thì thí sinh sẽ mất cơ hội xét tuyển các hình thức khác và các nguyện vọng bổ sung nên các em cần lưu ý.
Khai mạc khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài chương trình đào tạo Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Ngày 28-1, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức khai mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo đại học ngành: Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học. Sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giờ học. Việc khảo sát do đoàn chuyên gia Trung...