Dự thảo liên thông mới: Không quản được thì “chặt gốc”
“Thả nổi” hình thức đào tạo liên trong một thời gian dài nên việc Bộ GD-ĐT soạn thảo một quy định mới để chấn chỉnh là điều cần thiết. Tuy nhiên với quan điểm “chặt gốc” nửa vời được thể hiện trong dự thảo đưa lên mạng cho thấy có nhiều bất cập.
Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT thì bất cập của đào tạo liên thông hiện nay chính là khâu tuyển chọn đầu vào quá “lỏng lẻo”. Chính vì thế mà giải pháp Bộ đưa ra trong dự thảo đó là đối với tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ đại học thí sinh dự thi tuyển 2 môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hàng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và 1 môn cơ sở ngành.
Cần có một đánh giá trước khi chấn chỉnh đào tạo liên thông.
Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng lên trình độ đại học thì thí sinh dự thi tuyển 1 môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hàng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và 2 môn cơ sở ngành.
Xóa sổ liên thông từ trung cấp lên ĐH?
Theo quy định hiện hành thìđối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học phải được Bộ GD-ĐT chấp thuận bằng văn bản khi nhà trường đủ điều kiện. Tuy nhiên dự thảo liên thông mới thì lại giao quyền tự chủ cho các trường. Theo đó, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định đào tạo liên thông khi đáp ứng các điều kiện quy định và báo cáo kế hoạch đào tạo liên thông với Bộ GD-ĐT chậm nhất 3 tháng trước khi tổ chức tuyển sinh.
Video đang HOT
Nghe qua dự thảo thì có vẻ như cơ hội của sinh viên TCCN rộng mở bởi số các trường đào tạo liên thông hệ này lên ĐH sẽ nhiều hơn. Song với việc thay đổi môn thi so với trước kia thì gần như cánh cửa không còn.
Trước đây,đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề). Đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT. Đề thi môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề) do Hiệu trưởng nhà trường quy định. Với quy định này chí ít cơ hội cho thí sinh tốt nghiệp TCCN cũng rộng mở hơn nếu các em chịu khó học hỏi và nâng cao tay nghề. Với dự thảo mới, Bộ GD-ĐT yêu cầu phải dự thi hai môn văn hóa cùng với kì thi ĐH, CĐ chẳng khác gì “đánh đố” bởi hầu hết các em theo học TCCN đều có lực học phổ thông ở mức trung bình thập chí là dưới trung bình. Ngoài ra sau 2-3 năm học TCCN thì lượng kiến thức phổ thông cũng đã mai một nên việc yêu cầu tổng điểm 2 môn văn hóa cộng với môn cơ sở ngành đạt từ 15 trở lên là bài toán “vô cùng khó” dành cho đối tượng này.
Khi chúng tôi thực hiện các bài viết về liên thông nhiều độc giả đều cho rằng với các quản lý hiện nay thì không nên duy trì hệ liên thông từ TCCN lên thẳng ĐH bởi nó quá bất công. Điều đó được thể hiện ở chỗ: Đầu vào TCCN không phải dự thi ĐH, CĐ mà chỉ xét qua học bạ. Sau đó nếu học tốt được liên thông lên ĐH ngay, trong khi chất lượng kì thi đầu vào cũng như đào tạo lại có quá nhiều bất cập.
Xét về góc độ nào đó thì cách làm của Bộ GD-ĐT sẽ được phần lớn xã hội đồng tình nhưng mặt trái của nó là đẩy các trường TCCN vào con đường khó khăn. Lâu nay việc tuyển sinh TCCN đã quá “bi đát”, chiêu “hút” thí sinh của hầu hết đơn vị này là lời hứa sau khi tốt nghiệp nhà trường sẽ tạo điều kiện được liên thông lên bậc cao hơn.
“Nếu Bộ muốn siết để nâng cao chất lượng thì nên siết chỉ tiêu, siết quá trình đào tạo, siết đầu ra chứ không nên siết đầu vào” – Hiệu trưởng của một trường TCCN ở Hà Nội chia sẻ.
Lỗ hổng của quy định mới
Nếu như dự thảo mới “khắt khe” với liên thông từ TCCN lên thẳng ĐH thì các hình thức liên thông từ TCCN lên CĐ và từ CĐ lên ĐH có phần nhẹ nhàng thậm chí là so với trước chẳng thay đổi là bao.
Theo dự thảo thì tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng lên trình độ đại học thí sinh phải dự thi 3 môn: một môn văn hóa và 2 môn cơ sở ngành. Trong đó hai môn cơ sở ngành do trường tổ chức tuyển sinh. Điều kiện ràng buộc là điểm xét tuyển 3 môn thi phải đạt từ 15 điểm trở lên, không có môn thi điểm 0 và xét điểm trúng tuyển của từng ngành học.
Rõ ràng quy định này không có sự thay đổi là bao so với trước kia bởi trường chỉ cần “nới” hai môn cơ sở ngành và thí sinh dự thi môn văn hóa không bị điểm 0 thì việc trúng tuyển quá nhẹ nhàng. Thậm chí nếu các trường cố tính chọn môn văn hóa là môn thi trắc nghiệm thì cánh cửa càng rộng hơn bởi về mặt lý thuyết thí sinh chỉ cần chọn chung một đáp án là đã có 2,5 điểm.
Một cán bộ tuyển sinh phía Nam chia sẻ: “Đối với hệ CĐ nghề thì khâu tuyển chọn đầu vào không khắt khe, thời gian học cũng kéo dài 3 năm. Do đó, nếu dự thảo này trở thành hiện thực thì thí sinh sẽ đầu đơn đi học CĐ nghề sau đó liên thông lên ĐH chính quy bởi hình thức này có cơ hội trúng tuyển lớn hơn.
Đối với các em học hệ trung cấp thì cũng có thể họ sẽ dùng cách “nâng cấp bằng” từng “bậc” (liên thông lên CĐ rồi từ CĐ lên ĐH). Hình thức này có nhược điểm là sẽ kéo dài thời gian đào tạo”
“Theo quan điểm của tôi thì Bộ GD-ĐT nên tổ chức một hội thảo đánh giá một cách kỹ càng về khâu đào tạo liên thông để qua đó có giải pháp tối ưu. Không nên cứ thấy bất cập ở đâu là “chặn” ở đó. Với cách làm nữa vời này không giải quyết được bất cập mà có khi lại phát sinh thêm các hình thức tiêu cực khác”- Cán bộ này nhấn mạnh.
Như vậy với dự thảo mới đưa ra Bộ GD-ĐT vẫn chưa thể giải quyết được bài toán “chấn chỉnh” liên thông. Sở dĩ nó còn bất cập là do Bộ GD-ĐT phớt lờ khâu đánh giá và quan trọng hơn là đã quên ban hành một quy chế thi cụ thể.
S.H
Theo dân trí
Cửa liên thông sẽ hẹp hơn
Nhiều trường cho rằng những quy định trong dự thảo thông tư quy định đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra khiến cánh cửa liên thông hẹp hơn bao giờ hết.
Theo đó, khi liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển hai môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và một môn cơ sở ngành.
Liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và hai môn cơ sở ngành. Tổng điểm ba môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Một buổi học của sinh viên lớp 2011 hệ liên thông cao đẳng lên đại học ngành CNTT tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
Bất hợp lý
Trần Quang Minh (sinh viên Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị) cho rằng nếu quy định này thành hiện thực thì coi như Minh chấm dứt giấc mơ liên thông lên ĐH. "Ba năm CĐ không được học quy củ các môn toán, lý, hóa như thời phổ thông nữa, làm sao tôi thi chung được?" - Minh than thở.
Hiệu trưởng một trường ĐH ví von: "Dễ thấy vô lý vì ngay cả yêu cầu người có trình độ tiến sĩ thi ĐH chưa chắc đã đỗ do bị ngắt quãng quá lâu việc thu nạp kiến thức các môn văn hóa thường xuyên. Hiển nhiên điều đó không có nghĩa là ông tiến sĩ ấy trình độ thấp. Cho nên yêu cầu thí sinh liên thông vừa học 2-3 năm trung cấp hay CĐ quay lại thi tuyển sinh chính quy không khác gì ngắt đầu vào của hệ đào tạo này".
Được bảo lưu môn văn hóaThứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và dự kiến khi ban hành chính thức, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép thí sinh đã tham dự kỳ thi ĐH, CĐ theo hình thức "ba chung" được bảo lưu kết quả môn văn hóa cho kỳ thi liên thông. Tuy nhiên, thời gian bảo lưu bao lâu sẽ còn phải tính thêm.
Những học sinh, sinh viên chưa tham dự kỳ thi ba chung sẽ phải thi các môn văn hóa như dự thảo. "Sinh viên CĐ, ĐH phải có mức kiến thức văn hóa tối thiểu. Trường sẽ khó biết kiến thức văn hóa tổng quát của học sinh, sinh viên chưa tham gia kỳ thi ba chung như thế nào. Nếu hổng kiến thức nhiều quá sẽ khó đảm bảo chất lượng. Việc chỉ thi chuyên môn như hiện nay khiến chất lượng đào tạo thấp, xã hội kêu ca.
TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng đứng trên quan điểm đảm bảo chất lượng, quy định như thế là phù hợp. Tuy nhiên thực tế lại khác hoàn toàn. Mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp là nghiêng về đào tạo nghề nghiệp, không nặng về văn hóa. Do đó nếu yêu cầu đối tượng này thi đề chung của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ khó có ai đạt được. Hơn nữa, quy định điểm sàn 15 là bất khả thi bởi ngay cả điểm sàn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng chưa với tới được mức điểm này.
Cùng quan điểm, TS Vũ Thị Phương Anh - Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho rằng việc phải thi đầu vào hai môn văn hóa như thế là bất hợp lý, tạo ra rào cản quá lớn, khó có sinh viên đạt được. Đồng ý sinh viên phải có trình độ nhất định mới học tốt nhưng không nhất thiết là các môn văn hóa. Thực tế các môn văn hóa đó không liên quan đến chương trình đào tạo liên thông. Nếu ngành học thiên về tính toán trường có thể kiểm tra đầu vào bằng môn toán cơ sở chứ không phải toán phổ thông. Học sinh, sinh viên đã chọn cho mình đường vòng để vào ĐH, không nên đặt ra rào cản ngặt nghèo như thế.
Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường CĐ lại lo lắng: cả xã hội đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh. Nếu thực hiện việc này thì kế hoạch đó coi như phá sản. Thí sinh dù đủ điểm học CĐ cũng sẽ không theo học mà tiếp tục ôn để năm sau thi ĐH tiếp bởi dù có học, tốt nghiệp CĐ sau đó vẫn phải thi lại từ đầu. Chúng ta không cổ xúy vào ĐH bằng mọi cách nhưng mong muốn được học lên, nâng cao trình độ là nguyện vọng chính đáng của người học.
Không nên đồng nhất yêu cầu
TS Vũ Thị Phương Anh đưa ra ví dụ: ở Mỹ, sinh viên theo học tại hệ thống trường CĐ cộng đồng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học tiếp tại các trường ĐH. Điều này đòi hỏi các trường CĐ cộng đồng phải liên hệ với trường ĐH trong vùng địa lý hay có cùng ngành đào tạo để tham khảo và điều chỉnh chương trình của mình cho phù hợp với chương trình của trường ĐH. Khi đã thống nhất, sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu đạt các điều kiện của trường ĐH sẽ được nhận vào học. Hai trường chia sẻ và chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. Ở VN có quá nhiều quy định, mà càng quy định càng dễ làm sai, tìm cách lách.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng: thực tế liên thông ở VN chỉ thêm về mặt thời gian chứ kiến thức thêm không bao nhiêu bởi các môn học ở bậc thấp hơn không được chấp nhận, sinh viên phải học lại. Việc thi văn hóa không giải quyết được vấn đề chất lượng. Để đảm bảo mục đích của đào tạo liên thông, các trường có thể đặt ra các điều kiện tuyển sinh của riêng mình, có thể thi tuyển hoặc chỉ xét tuyển, phỏng vấn. Đây là cách mà nhiều trường ĐH ở các nước thực hiện.
Trong khi đó PGS.TS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ - địa chất, đặt vấn đề: Tại sao liên thông lại chuyển từ quyền tự chủ ở các trường sang nhập với môn thi của kỳ thi chung do bộ tổ chức? "Tôi phản đối việc một vài cơ sở đào tạo biến liên thông thành hình thức đào tạo na ná tại chức, nhưng không nên giải quyết bất cập đó theo hướng này. Bộ có thể yêu cầu thí sinh thi liên thông ngành kỹ thuật, công nghệ... phải thi thêm môn, nhưng không nhất thiết phải thi chung với chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượnggiáo dục là đủ minh bạch" - PGS Thắng đề xuất.
Theo tuổi trẻ
Điểm xét tuyển hệ liên thông lên ĐH phải đạt 15 điểm trở lên Ngày 13/8, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Theo đó, điểm xét tuyển 3 môn thi phải đạt từ 15 điểm trở lên, không có môn thi điểm 0 và xét điểm trúng tuyển của từng ngành học. Theo Dự thảo, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trong tổng...