Dự thảo không ghi xếp loại trên bằng đại học: Tốt nghiệp loại khá, giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần

Theo dõi VGT trên

Không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần.

Đó là ý kiến của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khi nói về dự thảo Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bao gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự.

Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là không ghi loại hình đào tạo, xếp loại trên bằng đại học nhưng có kèm theo phụ lục văn bằng có đầy đủ thông tin về quá trình đào tạo và cấp bằng gồm tên cơ sở giáo dục ĐH, ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo.

Dự thảo không ghi xếp loại trên bằng đại học: Tốt nghiệp loại khá, giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - Hình 1

Ông Bùi Quang Cường, Giám đốc Công ty iViet

Ông Bùi Quang Cường, Giám đốc Công ty iViet: Đ ánh giá cao khả năng xử lý vấn đề tốt hơn là bằng cấp.

Theo tôi, không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần. Bởi hiện nay, giữa việc đào tạo ở trường và kỹ năng thực tế tại doanh nghiệp vẫn đang có một khoảng cách.

Hầu hết các bạn sinh viên ra trường kể cả bằng giỏi, xuất sắc thì doanh nghiệp vẫn phải mất thời gian đào tạo lại để phù hợp với tình hình thực tế.

Doanh nghiệp ngày nay, nhất là những doanh nghiệp tư nhân sẽ rất “thực dụng”, bạn nào tạo được nhiều giá trị cho doanh nghiệp, bạn đó sẽ được trọng dụng chứ không phải là một bạn có bằng xếp loại cao. Thậm chí những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Apple, Google, IBM… đều rộng mở cửa cho những bạn không có bằng đại học vẫn có thể ứng tuyển và gia nhập.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, những gì bạn được học ở trường có khi ngoài thực tế doanh nghiệp đã trở thành lạc hậu. Lý do, để trở thành giáo trình học ở trường phải trải qua rất nhiều công đoạn duyệt, chỉnh sửa thông thường sẽ tính đơn vị là năm và trong quá trình làm việc đó, doanh nghiệp bên ngoài họ đã phải thay đổi để phù hợp với tình hình của thị trường.

Như đối với iViet, chúng tôi đánh giá cao kỹ năng thích nghi nhanh với sự thay đổi, khả năng xử lý vấn đề tốt hơn là bằng cấp. Những kinh nghiệm, bằng cấp bạn đó có được trong quá khứ phản ánh rằng bạn ý có thể có nền tảng tốt và nền tảng đó cần phải làm bàn đạp để giải quyết những công việc mới chứ không phải làm lại những gì quá khứ bạn ý đã làm.

Video đang HOT

Dự thảo không ghi xếp loại trên bằng đại học: Tốt nghiệp loại khá, giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - Hình 2

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Getfly Việt Nam.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Getfly Việt Nam: B ỏ thông tin xếp loại trên bằng đại học là hoàn toàn hợp lý!

Tôi đồng ý với việc không ghi Xếp loại trên bằng tốt nghiệp và kèm theo phụ lục ghi thông tin chi tiết của quá trình học tập mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Trước tiên, về mặt cảm nhận với việc bỏ hay không bỏ, tôi cũng có tham khảo ý kiến của các nhân viên trong công ty với câu hỏi: “Xếp loại trên bằng có quan trọng hay không?” thì đối với các trưởng bộ phận kinh doanh, họ cho rằng, thực lực là quan trọng nhất, và thực tế những người giỏi nhất trong công ty cũng không phải 100% là những người có xếp loại tốt.

Chỉ có một bộ phận nói là quan trọng, đó là nhân sự, phụ trách vấn đề về tuyển dụng. Cũng dễ hiểu là bộ phận nhân sự thì luôn muốn có nhân sự tốt nhất cho công ty nên thường ưu ái những người xếp loại khá, giỏi.

Nhưng nếu chỉ đánh giá bằng việc xếp loại khá, giỏi trên bằng mà không nghiên cứu Bảng điểm để đánh giá quá trình cố gắng thì theo tôi không toàn diện, nên đối với tôi, việc đánh giá đó là không hợp lý.

Thứ hai, về tác dụng trong thực tế, bằng đại học là tấm vé đầu tiên của một người, thể hiện họ đã chuẩn bị hành trang như thế nào chứ không phải nói rằng họ sẽ thành công ra sao.

Để thành công trong công việc đòi hỏi quyết tâm và ý chí, sự bền bỉ, tính sáng tạo, khả năng teamwork, khả năng lãnh đạo… những kỹ năng thái độ này chẳng tấm Bằng nào phản ánh được.

Trong trường hợp cụ thể như công ty Getfly chúng tôi, mỗi nhân viên mới phải tham gia chương trình hội nhập (thường kéo dài 1 tuần), chúng tôi sẽ đánh giá nhân sự với đầy đủ các kỹ năng, thái độ trong suốt quá trình hội nhập – làm việc chứ không chỉ tham chiếu bằng xếp loại bằng tốt nghiệp hay bảng điểm.

Do đó, với thực tế tại công ty mình, tôi thấy việc bỏ thông tin xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học là hoàn toàn hợp lý.

Dự thảo không ghi xếp loại trên bằng đại học: Tốt nghiệp loại khá, giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - Hình 3

Bà Đào Khánh Chi, chuyên gia tuyển dụng cấp cao Tập đoàn Sun Group.

Bà Đào Khánh Chi, chuyên gia tuyển dụng cấp cao Tập đoàn Sun Group: Bản chất của đào tạo đại học, cao đẳng là hướng nghiệp!

Bản chất của đào tạo đại học, cao đẳng là hướng nghiệp. Do đó nội dung đào tạo trong chương trình đại học hướng đến việc khai mở nguồn thông tin mới, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành để nắm được vấn đề cơ bản. Từ đó, học viên có nhiều trải nghiệm, kiến thức để định hình nghề nghiệp.

Việc phân loại trung bình – khá – giỏi không nói lên đúng mục tiêu đầu ra của đào tạo đại học. Hơn thế, với xu thế bài trừ “bệnh thành tích” thì việc phân loại và ghi trên bằng chỉ làm học viên trở nên gò bó trong tiêu chí phải đạt được.

Ngoài ra, bản chất của Bằng tốt nghiệp là thể hiện sự hoàn thành một chương trình học có nghiên cứu và mục tiêu cụ thể, khẳng định học viên có thể sẵn sàng đi tìm việc bên ngoài theo chuyên ngành đã học. Vì vậy, việc loại hình đào tạo, xếp loại được ghi trên bằng sẽ làm mất ý nghĩa tốt ưu của việc Tốt nghiệp, thay vào đó đẩy xu hướng thành kiến về bằng cấp và xếp loại học lực trở nên khó kiểm soát.

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo Dân trí

Văn bằng Đại học: Nếu không còn phân loại...

Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý về Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học (GDĐH), bao gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự.

Theo dự thảo, nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ đồng nhất, không còn phân loại khá hay giỏi, chính quy hay tại chức.

Văn bằng Đại học: Nếu không còn phân loại... - Hình 1

Quy định mới sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ĐH có cơ hội ngang nhau trong tuyển dụng lao động.

Điều này cũng phù hợp với Luật GDĐH sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 1/7/2019, theo quy định các loại hình đào tạo ĐH có giá trị như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều băn khoăn, lo lắng, thậm chí là hoài nghi về độ "vênh" trong chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra ở các loại hình đào tạo khác nhau.

Theo như quy định hiện hành thì văn bằng ĐH có ghi xếp loại tốt nghiệp: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá hoặc Trung bình; Hình thức đào tạo ghi: "Chính quy" hoặc "Vừa làm vừa học", "Học từ xa", "Tự học có hướng dẫn". Đối với ngành kỹ thuật ghi "Bằng kỹ sư"; ngành kiến trúc ghi "Bằng kiến trúc sư"; ngành Y ghi "Bằng Bác sĩ" hoặc "Bằng cử nhân"; ngành Báo chí ghi "Bằng Cử nhân".... Còn theo tinh thần dự thảo Thông tư mới sẽ không còn các quy định trên.

Băn khoăn chất lượng đào tạo

Lâu nay, có một sự thật là hình thức đào tạo chính quy vẫn chiếm ưu thế hơn nhiều so với đào tạo không chính quy, kể cả chất lượng đầu vào và chất lượng đào tạo. Ngay cả người học cũng bày tỏ băn khoăn rằng, một khi vàng thau lẫn lộn như nhau thì chất lượng giáo dục sẽ ra sao?

Ngay sau khi Luật GDĐH được thông qua (ngày19/11/2018), theo các chuyên gia việc đánh giá bằng ĐH chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là bước tiến, nhưng xã hội chưa thể công nhận ngay, do chất lượng đào tạo không đồng đều. TS Lê Viết Khuyến- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GDĐT) cho rằng: Việc chỉ có một loại văn bằng, không phân biệt chính quy hay tại chức, là quy định phổ biến trên thế giới. Ông đánh giá điểm sửa đổi này phù hợp và có thể khuyến khích xã hội học tập. Vì thế, Luật GDĐH thừa nhận sự tương đương giữa các loại hình giáo dục khác nhau, không có sự phân biệt giữa chính quy và không chính quy, có thể xem là bước tiến về tư duy. Tuy nhiên, chất lượng đầu ra mới là mấu chốt, chứ không phải phân biệt giá trị văn bằng hay hình thức đào tạo. Ông cũng phân tích rằng, thừa nhận bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là cái đích xã hội mong muốn hàng chục năm nay, nhưng còn vướng trong quá trình triển khai. Nhiều trường rút bớt chương trình, hạ chuẩn đánh giá với hệ đào tạo không chính quy.

Vẫn theo ông Khuyến, với tình hình hiện tại, học riêng, thi cử riêng, đánh giá riêng, tất nhiên xã hội chưa thể công nhận hai văn bằng tương đương. "Đích để đi tới là để đảm bảo làm sao cho người học có trình độ ĐH được xã hội đánh giá bình đẳng với hệ chính quy chứ không chỉ là chuyện ghi hay không ghi hình thức đào tạo lên tấm văn bằng tốt nghiệp. Muốn vậy, khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý phải tăng cường chứ không thể chỉ trông chờ vào sự tự giác của các trường"- ông Khuyến nhấn mạnh.

TS Hoàng Ngọc Vinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cũng cho rằng: Quy định bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là chính sách tiến bộ, tuy nhiên, xã hội vẫn nghi ngại giá trị văn bằng của hình thức đào tạo không chính quy. Bằng tại chức, liên thông, đào tạo từ xa chưa được xem trọng do thái độ người học, khâu kiểm soát chất lượng lỏng lẻo. Vì thế, Luật GDĐH đã thông qua rồi nhưng thực tế còn nhiều thách thức.

Liệu có sát thực tế?

Dù thế nào, câu chuyện đồng nhất văn bằng GDĐH đang mở ra những kỳ vọng mới về việc nâng cao chất lượng giáo dục ở hệ đào tạo này. Chỉ biết rằng thị trường lao động sẽ quyết định tất cả. Những cơ sở đào tạo không tuân thủ những quy định của Luật, chỉ thấy lợi nhuận trước mắt mà dễ dãi trong việc tuyển sinh, đào tạo, thì đầu ra của hệ ngoài chính quy sẽ bị trả giá bằng chính uy tín của đơn vị đào tạo đó.

Và mặc dù Bộ GDĐT khẳng định sẽ đẩy mạnh kiểm định chương trình đào tạo, nhưng nhiều ý kiến cho rằng: Ngay cả chuẩn đầu ra của các chương trình chính quy cũng chưa thực sự đảm bảo chất lượng thì việc cấp bằng cho hệ đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, liên thông, liên kết... như bằng chính quy vào thời điểm này là chưa hợp lý. Không phải ngẫu nhiên mà lâu nay xã hội vẫn phân biệt chất lượng các loại hình đào tạo khác chính quy. Thậm chí cách đây vài năm, một số địa phương từng có những văn bản (gây tranh cãi) về việc không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ ĐH tại chức vào làm do chất lượng đào tạo tại chức được đánh giá là đáng "báo động".

Vi Cầm

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Ảnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốtẢnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốt
19:57:49 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Hoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũHoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũ
22:37:04 01/02/2025
Lê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếpLê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếp
19:59:35 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?
20:51:04 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cháy lớn tại bảo tàng ở Hàn Quốc

Cháy lớn tại bảo tàng ở Hàn Quốc

Thế giới

03:08:35 02/02/2025
Bảo tàng Hangeul quốc gia Hàn Quốc, do nhà nước quản lý, nằm ở quận Yongsan trung tâm thủ đô Seoul, lưu giữ những tài liệu và di vật vô giá liên quan đến bảng chữ cái tiếng Hàn độc đáo, được phát minh lần đầu tiên vào năm 1443.
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

Tin nổi bật

03:00:38 02/02/2025
Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.
Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hậu trường phim

23:33:30 01/02/2025
Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành đang dẫn đầu phòng vé dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, Hoa hậu Việt Nam 2018 Tiểu Vy gây nhiều bất ngờ về diễn xuất.
Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Sao âu mỹ

23:30:54 01/02/2025
Nam ca sĩ Justin Bieber tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy. Anh cũng liên tục có những hành động gây chú ý trên mạng xã hội.
Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận

Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận

Sao việt

23:27:48 01/02/2025
Sau Lê Giang thì người đẹp này có bài đăng dài nhắc thẳng tên MC Quốc Thuận về status ám chỉ phim Trấn Thành vô tri, nhạt nhẽo .
Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Nhạc quốc tế

23:14:59 01/02/2025
Vào cuối tháng 1, một video có sự góp mặt của Jennie với tư cách là khách mời đã được tải lên kênh YouTube SsookSsook .
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi

Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi

Nhạc việt

23:11:03 01/02/2025
Nhiều người thừa nhận, chỉ có đu idol quốc nội mới cảm nhận được sự mắng mỏ đầy đanh đá nhưng lại ngập tràn yêu thương đến từ thần tượng như vậy.
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim châu á

22:06:34 01/02/2025
Theo 163, ngày 2/1, tức Mùng 4 tết, suất chiến của phim Anh Hùng Xạ Điêu: Hiệp Chi Đại Giả đã tụt xuống còn 6,3%, trong khi ngày đầu phim đạt hơn 10%.
Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.