Dự thảo Điều lệ trường tiểu học: Cần sát với thực tế giáo dục
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học được Bộ GD&ĐT xây dựng để thay thế Thông tư số 41 sau 10 năm tồn tại có nhiều nội dung không phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện nay.
Giờ học tin học của cô và trò Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Lâm
Rất nhiều điểm mới của Dự thảo Thông tư đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục.
Học sinh có thể vượt lớp: Đề phòng biến tướng
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh (HS) có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: “Các nước tiên tiến đã làm từ lâu. Lẽ ra Việt Nam phải thực hiện điều này sớm hơn nữa…”. Ông cũng khẳng định: “Với những HS có thể lực tốt, phát triển sớm về trí tuệ không nên bắt các em phải “xếp hàng” lên lớp mà cần tạo điều kiện để được học vượt lớp trong phạm vi cấp học…”.
TS Nguyễn Tùng Lâm tin rằng, khi đi vào thực hiện khó xảy ra tiêu cực như nghi ngại đang đặt ra, bởi việc xét duyệt HS vượt lớp được đánh giá thông qua hội đồng với những quy định riêng. Điều cần quan tâm nhất vẫn là xây dựng những quy định, quy chế xét vượt lớp chặt chẽ.
Giải đáp băn khoăn về quy trình xét vượt lớp, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Thủ tục xem xét vượt lớp đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước: Cha mẹ HS có đơn đề nghị với nhà trường; Hiệu trưởng thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn (gồm: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ HS; GV dạy lớp HS đang học, GV dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội). Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhìn nhận: Vấn đề vượt lớp ở bậc tiểu học có thể thực hiện nhưng cần một quy trình đánh giá chặt chẽ và khách quan. Quy trình càng chính xác bao nhiêu càng hạn chế được những tiêu cực hoặc nhìn nhận không chính xác bấy nhiêu và ngăn chặn được những tiêu cực có thể biến vượt lớp thành phong trào.
Cũng theo quan điểm cẩn trọng của PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ: Nên chăng triển khai thí điểm vấn đề “vượt lớp” của HS tiểu học ở phạm vi nhỏ. Sau khi có những đánh giá, nhìn nhận, rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp thì triển khai rộng rãi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Tăng cường trách nhiệm giáo dục bắt buộc: Làm khó nhà trường?
Trong quy định về “Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học”, dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học bổ sung nhiều điểm mới đáng chú ý. Cụ thể, thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm “huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoản cảnh đặc biệt tới trường…” như Điều lệ hiện hành, dự thảo bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm “thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn” của các trường tiểu học.
TS Thái Văn Tài cho rằng: Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là với đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh tình trạng HS không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn thực tế và trách nhiệm trong việc triển khai, các nhà quản lý giáo dục lại có những băn khoăn và đề xuất riêng.
TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định: Quy định trách nhiệm giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn cho các nhà trường cần thiết song cũng nên gắn liền với điều kiện thực hiện như: Sự phối hợp và trách nhiệm của địa phương và phụ huynh HS. Bởi khi địa phương, cha mẹ HS không tạo điều kiện, nhà trường không thể xoay xở khi trong “tay” không có những thiết chế, quy định, chế tài riêng… để có thể hoàn thành công việc.
Cô Bùi Thị Hường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Si Ma Cai (Si Ma Cai – Lào Cai) chia sẻ: Hiện việc huy động HS tới trường và phổ cập thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Nhà trường chỉ chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo dục. Nếu yêu cầu trách nhiệm bắt buộc nhà trường trong việc phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi trường không có những ưu thế (nắm rõ chủ trương, đường lối, chính sách) như chính quyền địa phương khi tiến hành công việc này.
Với những ưu và hạn chế, nhà trường chỉ nên đóng vai trò phối hợp chặt chẽ, phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo với chính quyền địa phương và phụ huynh HS trong việc phổ cập giáo dục và xóa mù chữ chứ không nên đóng vai trò trách nhiệm chính.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cũng bày tỏ sự băn khoăn khi cho rằng: Phổ cập và xóa mù đòi hỏi trách nhiệm toàn xã hội mới có thể làm tốt. Việc gắn nhà trường với xã hội, gia đình trong việc phổ cập và xóa mù cần thiết nhưng không nên trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường tiểu học.
Cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) khẳng định: Nếu gắn trách nhiệm bắt buộc huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoản cảnh đặc biệt tới trường sẽ vô cùng vất vả cho đội ngũ GV. Hiện quá trình dạy học 2 buổi/ngày, thời gian cho soạn giáo án, tập huấn… đã lấy đi gần hết quỹ thời gian của GV và gần như không có thời gian để làm công việc khác. Nếu được giao việc, GV vẫn phải làm nhưng hiệu quả đến đâu, thực hiện tốt nhất hay không thì khó bảo đảm. Còn chính quyền địa phương có sẵn những chế tài (quy ước, hương ước, chế độ động viên khen thưởng…) để làm tốt công việc này vẫn nên tận dụng và phát huy.
Quy định trách nhiệm giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn cho các nhà trường tiểu học là ý tưởng mới để nâng cao trách nhiệm hiệu quả. Song cũng cần đặt ra câu hỏi có nặng và rộng quá so với khả năng của các trường tiểu học không, khi bản thân trường tiểu học đang phải thực hiện khá nhiều nhiệm vụ, mục tiêu, trách nhiệm khác của giáo dục. - PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ
Học sinh được học vượt lớp: Làm gì để ngăn lạm dụng 'xin - cho' ?
Xung quanh việc cho phép học sinh tiểu học được học vượt lớp trong cấp học, phóng viên Thanh Niên đã trao đổi với PGS Chu Cẩm Thơ về tính thực tiễn và khả thi của quy định này.
Theo dự thảo Điều lệ trường tiểu học, học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học - ẢNH: ĐỘC LẬP
PGS Chu Cẩm Thơ hiện là Phó trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục VN) nói về việc học vượt lớp trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học Bộ GD-ĐT
Nên xem xét phạm vi không phải là "lớp" mà là "môn học"
Dự thảo Điều lệ trường tiểu học Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý có nội dung cho phép học sinh (HS) học vượt lớp trong phạm vi cấp tiểu học. Quan điểm của bà về quy định này như thế nào?
Ở tiểu học, các em dễ bị tác động bởi nhận xét của thầy cô, cha mẹ. Các em không nên bị so sánh với nhau nên việc bố trí học vượt dựa trên thành tích dễ gây ra tác động "so sánh", ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các em. Cân bằng điều này là một vấn đề rất khó trong thực tiễn
PGS CHU CẨM THƠ
Trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học của Bộ GD-ĐT ở điều 36, khoản 1, mục e có quy định: "HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học". Việc học vốn dĩ phải phù hợp với năng lực, điều kiện của HS. Trong một lớp học, một môn học sẽ có em nổi trội hơn hoặc chậm hơn so với những em khác.
Khuyến khích các em được học một cách phù hợp là việc tốt, tôi ủng hộ điều đó. Tuy nhiên, nên xem xét phạm vi không phải là "lớp" mà là "môn học". Có nghĩa là, các em có thể được "vượt lớp theo môn học" chứ không phải là một lớp học. Ví dụ, HS lớp 4 có thể học toán với lớp 5 nhưng vẫn học các môn học khác với lớp 4 bình thường.
PGS Chu Cẩm Thơ - ẢNH: TUYẾT MAI
Một HS có thể có năng lực vượt trội ở môn học/lĩnh vực này nhưng không vượt trội ở môn học khác. Bên cạnh đó, không nên hiểu "vượt trội" theo kiểu dạy trước chương trình, mà cần quan tâm đến năng lực tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của môn học trên khả năng đáp ứng của HS đó.
HS có cần thiết phải học vượt lớp trong cấp học hay không? Việc học vượt lớp, nhất là ở tiểu học có ảnh hưởng gì đến tâm lý lứa tuổi?
Xét trên bình diện tâm lý giáo dục, tôi khuyến nghị chỉ áp dụng việc này cho HS lớp 4 trở lên. Chúng ta cũng cần tính đến ảnh hưởng tâm lý để các em không tự mãn hoặc cảm thấy bị áp lực khi học vượt hoặc tác động tiêu cực đến những HS khác.
Ở tiểu học, các em dễ bị tác động bởi nhận xét của thầy cô, cha mẹ. Các em không nên bị so sánh với nhau nên việc bố trí học vượt dựa trên thành tích dễ gây ra tác động "so sánh", ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các em. Cân bằng điều này là một vấn đề rất khó trong thực tiễn.
Tôi không muốn các em bị cá biệt hóa, bị kỳ vọng quá nên nếu việc học vượt này không phổ biến ở trường học đó thì không nhất thiết thực hiện điều này. Trong dạy học, giáo viên cũng có thể phân hóa trong nội bộ tiết học, lớp học. Do đó, nếu một giáo viên có chuyên môn tốt, họ hoàn toàn có thể giúp HS có năng lực nổi trội đó cơ hội được phát triển phù hợp mà vẫn giúp cho môi trường giáo dục công bằng, nhân văn.
Tránh "tâm lý lợi ích" khi học vượt
Điều lệ trường tiểu học hiện hành cũng đã đưa vào quy định này nhưng lâu nay chưa thực hiện được. Để quy định này đi vào cuộc sống cần phải làm gì, thưa bà?
Để thực hiện được điều này không hề dễ. Thứ nhất, nhà trường cần có bộ phận chuyên môn để đánh giá và tư vấn được "sự vượt trội" của các em. Thứ hai, nhà trường cần có cơ cấu lớp "trội". Thứ ba, đội ngũ nhân lực phải có đủ chuyên môn để dạy học phát triển năng lực cho các em chứ không phải "trội theo kiến thức, vượt trước chương trình".
Như trên tôi đã nói, nếu có số lượng HS phù hợp để cấu trúc thành một "lớp vượt" thì tâm lý học "vượt" và điều kiện học "vượt" dễ thực hiện hơn. Nên khuyến khích giáo viên dạy phân hóa trong lớp học bình thường. Hơn nữa, cần cân bằng thể chất và tâm lý cho các em. Những hoạt động giáo dục khác cũng cần được quan tâm tổ chức để các em được phát triển bình thường. Điều này đặc biệt cần thiết cho HS tiểu học. Cá nhân tôi là một phụ huynh có con học tiểu học, tôi coi trọng thể chất và tâm lý hơn là kiến thức. Vì vậy, tôi không đánh đổi học vượt nếu việc đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý của con mình.
Theo bà, cần hướng dẫn và giám sát thế nào để không lạm dụng cho HS học vượt lớp và tránh tình trạng xin - cho trong những quyết định liên quan đến vấn đề này?
Từ thực tiễn trường chuyên, lớp chọn hiện nay, chúng ta dễ thấy hiện tượng "lạm dụng" để xin - cho HS được học vượt lớp dễ xảy ra. Phụ huynh cần hiểu rằng để con em mình học sai với năng lực là một điều tệ hại, nó sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của đứa trẻ. Tuy nhiên, có vẻ rất khó để người lớn hiểu đúng về điều này. Tôi rất muốn chúng ta cởi mở hơn nữa, có biện pháp để cả giáo viên và phụ huynh tôn trọng quyền được học đúng năng lực, sở thích của mỗi HS. Về mặt quản lý, nhà trường cần làm tốt các điều kiện để thực hiện được điều này như tôi đã nói ở trên, và sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Hơn nữa, cần quy định trách nhiệm cho cha mẹ, thầy cô giáo khi họ cố tình làm sai, gây ảnh hưởng đến đứa trẻ. Còn biện pháp phòng chống, chính là làm tốt giáo dục phổ thông, để không có "tâm lý lợi ích" khi học vượt. Đầu tư công bằng cho các trường học, lớp học, cho sự đồng đều của đội ngũ nhà giáo, đồng thời giúp mỗi giáo viên dạy tốt, dạy được phát triển năng lực HS ngay trong lớp học, như thế, quyền lợi của mỗi em được đảm bảo học vượt lớp công bằng, môi trường giáo dục sẽ nhân văn, sẽ giảm những tiêu cực "xin - cho" và giúp mỗi đứa trẻ được thực hiện quyền học tập một cách đầy đủ và tốt nhất.
Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong cấp học
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện luật Giáo dục 2019, dự thảo Điều lệ trường tiểu học Bộ GD-ĐT mới công bố cho phép HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ HS có đơn đề nghị với nhà trường. Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
Giáo viên tiểu học sắp được tự chủ chuyên môn Giáo viên sẽ chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh. Đó là một trong những điểm mới trong dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để...