Dự phòng viêm bàng quang cấp tái phát
Bệnh viêm bàng quang cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở người luông tuổi nhiều hơn.
Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và để lại nhiều hậu quả xấu.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm bàng quang cấp gặp ở cả nam và nữ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi sinh vật, nhất là họ vi khuẩn đường ruột, đứng hàng đầu là E.coli, sau đó là Proteus, Enterobacter, Citrobacter. Tiếp dến là vi khuẩn họ cầu khuẩn, chủ yếu là tụ cầu da (S.epidermidis) hoặc tụ cầu hoại sinh (S.saprophyticus).
Đặc biệt nhất viêm bàng quang do vi khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), vi khuẩn này có sức đề kháng rất tốt, đồng thời chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh (đa đề kháng kháng sinh). Ngoài ra, viêm bàng quang cấp có thể do vi khuẩn gây viêm niệu đạo cấp hoặc mạn tính đi ngược lên như Chlammydia, Mycolasma.
Viêm bàng quang cấp có thể do một số yếu tố thuận lợi như bàng quang ứ nước do sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi thận hoặc do sự chèn ép gây ứ đọng nước tiểu (u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới, nhất là nam giới là người cao tuổi).
Ở phụ nữ viêm bàng quang cấp có thể do cấu tạo niệu đạo ngắn, lại ở sát gần hậu môn, nếu vệ sinh không đúng cách, rất dễ vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, đi ngược lên bàng quang gây viêm cấp tính. Ngoài ra, một số thống kê cho thấy ở nữ giới sau khi cưới chồng hoặc quan hệ tình dục nhiều lần rất dễ bị viêm bàng quang cấp.
Viêm bàng quang cấp.
Các triệu chứng lâm sàng
Video đang HOT
Khi bị viêm bàng quang cấp, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện thường gặp sau đây: tiểu buốt, tiểu máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi; bệnh nhân có thể bị đau nhẹ ở vùng trên khớp mu khi bàng quang căng. Tuy nhiên có trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, thậm chí đau lan sang niệu đạo, âm hộ (với nữ giới). Cảm giác đau thường giảm hoặc hết sau khi đi tiểu xong; luôn cảm thấy buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào ban đêm.
Có khi các triệu chứng không điển hình. Bệnh nhân có thể chỉ thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc bị tiểu dắt. Thông thường bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp tính không sốt, hoặc chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ C.
Để chẩn đoán viêm bàng quang cấp cần hỏi kỹ tiền sử của người bệnh, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó cần chụp Xquang hệ tiết niệu, siêu âm hệ tiết niệu, tiền liệt tuyến (nam giới).
Bệnh có nguy hiểm?
Bệnh đặc biệt gây lo lắng, buồn phiền, thậm chí có thể khiến bệnh nhân hoang mang. Đặc biệt là với các bạn nam nữ mới lập gia đình, hay người cao tuổi, nhất là khi bị đau, rát và đi tiểu ra máu. Nếu không phát hiện bệnh sớm hoặc bệnh nhân vì ngại mà không đi khám sớm, bệnh sẽ chuyển thành viêm bàng quang mạn tính.
Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm ngược dòng lên thận gây viêm thận (viêm bể thận), xấu nhất là gây suy thận.
Bệnh viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Ngoài ra, bệnh có khả năng làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Biến chứng thận hư, thận yếu, suy thận sẽ làm giảm khả năng sinh lý gây ra nguy cơ hiếm muộn hoặc vô sinh cao.
Cách nào điều trị?
Đối với viêm bàng quang cấp thông thường: thường có tiên lượng tốt, bệnh thường khỏi hoàn toàn sau một liệu trình kháng sinh ngắn, phù hợp. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có khả năng đi ngược dòng lên niệu quản, bể thận và thận gây viêm bể thận, viêm thận cấp, đây là một tình trạng cấp cứu nội khoa. Nếu bệnh tái phát từ 4 lần trở lên trong 1 năm, cần phải điều trị dự phòng.
Đối với thể viêm bàng quang cấp biến chứng có yếu tố thuận lợi thì tiên lượng sẽ dè dặt hơn. Cùng với việc sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, cần phải điều trị loại bỏ các yếu tố thuận lợi nếu có thể. Đồng thời, liệu trình sử dụng kháng sinh trong trường hợp này cũng phải kéo dài trong nhiều ngày hơn.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần uống đủ nước, lượng nước tiểu ít nhất phải trên 1,5 lít/24 giờ. Đồng thời, người bệnh cũng không được nhịn tiểu quá 6 giờ. Vệ sinh vùng kín sạch và đúng cách.
Khi có các biểu hiện của bệnh, cần đi khám ngay, để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn thuốc kháng sinh cũng như phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ.
Điểm mặt "thủ phạm" gây tiểu máu
Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng rơm khi bạn uống ít nước hoặc trong suốt khi bạn uống nhiều nước. Tuy nhiên, khi đái ra máu, chứng tỏ cơ thể bạn có thể đang gặp phải bệnh lý nào đó.
Tiểu ra máu thường có 2 loại chính:
Tiểu ra máu đại thể: đây là tình trạng người bệnh có thể nhìn thấy rõ sự biến đổi màu sắc của nước tiểu bằng mắt thường. Nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng hoặc có những sợi máu trong đó.
Tiểu ra máu vi thể: là tình trạng nước tiểu có lẫn máu nhưng người bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do lượng hồng cầu quá ít.
Có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu:
Do bệnh lý ở bàng quang: Bệnh lý thường gặp nhất là sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang. Triệu chứng nhận biết là khó tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu, thường phát hiện nhờ siêu âm.
Do bệnh lý ở niệu đạo - tuyến tiền liệt: Đối với nam giới, bệnh lý gây tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Có thể nhận biết khi thấy khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, són tiểu, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt lớn. Với phụ nữ, tiểu ra máu có thể do polype niệu đạo, bệnh này có thể phát hiện và chẩn đoán dựa trên nội soi niệu đạo.
Các nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Do các bệnh lý về thận: là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu ra máu. Các bệnh lý về thận liên quan có thể kể đến:
Sỏi thận: Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.
Viêm cầu thận cấp: Thường gắn với đái máu vi thể. Trước đó bệnh nhân thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng.
Viêm thận - bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, cảm thấy đau vùng dưới rốn.
Lao thận: thường đi kèm với tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng dễ thấy là tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, hay đi tiểu lắt nhắt, són tiểu, đau khi tiểu xong. Kết quả chụp UIV cho thấy đài thận bị cắt cụt, xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có trực khuẩn lao.
Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài - bể thận.
Thận đa nang: người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ urê máu tăng, phát hiện khối u vùng hố thận khi khám. Kết quả chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra và hẹp lại.
Nhồi máu thận: Bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim.
Do chấn thương (chấn thương thận, chấn thương niệu, chấn thương bàng quang, chấn thương vùng chậu hay vùng thắt lưng). Tình trạng tiểu ra máu cũng có thể xuất hiện sau khi vận động mạnh như bơi lội, chạy, đá bóng, đấm bốc... gây chấn thương.
Lưu ý: Trong trường hợp tiểu ra máu chỉ xuất hiện 1-2 ngày là hết thì sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đi tiểu ra máu trong thời gian dài thì cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.
Nhận biết, phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng tại hệ thống bài tiết nước tiểu. Khi nhiễm trùng chỉ xảy ra ở bàng quang người bệnh thường thấy đau và khó chịu. Nhưng khi nhiễm trùng lan lên thận có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu Khi bị...