Dù nổi tiếng đến đâu, các thương hiệu lớn cũng phải “nhập gia tùy tục” khi đổ bộ Hội An
Khi phải “nhập gia tùy tục” ở Hội An thì diện mạo của các thương hiệu nổi tiếng sẽ trông như thế nào nhỉ?
Vẻ đẹp của Hội An thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm mỗi năm nên nhiều thương hiệu nổi tiếng đã lần lượt “đổ bộ” phố cổ những năm gần đây. Tuy nhiên, muốn đặt chi nhánh tại đây thì các thương hiệu phải “nhập gia tùy tục” để phù hợp với không gian kiến trúc của Hội An.
Cùng xem diện mạo của các thương hiệu toàn cầu trông như thế nào khi ở Hội An nhé!
Vốn là thương hiệu thời trang nên adidas không khó khăn mấy để “biến hình” khi đến Hội An.
Gong Cha gây ấn tượng mạnh vì tấm biển gần như hoàn toàn hòa mình vào nét kiến trúc cổ kính của Hội An.
Cư dân mạng đều thốt lên “Cute quá!”, “Dễ thương thế!” khi thấy phong cách hết sức vintage này của Vinmart .
Video đang HOT
Sacombank đã hòa nhập rất tốt.
Eximbank thậm chí còn đặc sắc hơn.
Bên cạnh các thương hiệu thì các đơn vị hành chính ở Hội An lại càng “bá đạo” hơn nữa trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống của phố cổ. Chuyện, người ta là “chủ nhà” cơ mà.
Công ty Điện lực tại Hội An được nhiều cư dân mạng nhận xét là có hình ảnh đẹp và gần gũi.
Và “bá đạo” nhất là đây – trụ sở Ủy ban Nhân dân Phường.
Hiện tại, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Hội An đang phải hạn chế đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước. Hy vọng tình hình dịch bệnh sẽ sớm ổn định để du khách có thể sớm check-in Hội An cùng những cửa tiệm độc đáo.
Những giải thưởng quốc tế danh giá nào từng vinh danh du lịch Việt Nam?
Từ một cái tên gần như "vô danh" trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam đã khiến thế giới liên tục phải nhắc tên mình trong các giải thưởng và danh hiệu danh giá nhất toàn cầu về du lịch.
Hãy cùng điểm danh lại "bộ sưu tập" giải thưởng, danh hiệu quốc tế của du lịch Việt Nam trong hành trình thăng hạng ngoạn mục suốt thập kỷ.
Bộ sưu tập giải thưởng: Chất và lượng ngày càng thăng hạng
Nhìn lại gần chục năm về trước, danh sách giải thưởng, danh hiệu bình chọn quy mô quốc tế dành cho các điểm đến Việt Nam còn rất khiêm tốn. Lác đác chỉ có một vài điểm sáng như Hội An nhận danh hiệu "Thành phố được yêu thích hàng đầu thế giới" từ Wanderlust - tạp chí du lịch của Anh vào năm 2013 và "Top 10 điểm lãng mạn nhất nên đến trên thế giới 2013" theo trang tin CNN (Mỹ), hay Đà Nẵng lọt Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á bởi tạp chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia.
Thời điểm 2013, tại World Travel Awards (WTA), giải thưởng được xem là "Oscar của du lịch thế giới", chỉ có vỏn vẹn 5 đơn vị đến từ Việt Nam được vinh danh, trong đó có 4 giải thưởng đạt ở cấp độ quốc gia, chỉ duy nhất một hạng mục cấp khu vực dành cho InterContinental Danang Sun Peninsula Resort- "Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á".
Kể từ năm 2014, tên tuổi của du lịch Việt Nam mới thực sự vươn tầm quốc tế khi liên tục được xướng danh tại các cuộc đua giải thưởng danh giá tầm cỡ thế giới. Số lượng và giá trị của giải thưởng cũng tăng lên theo cấp số nhân. Ấn tượng nhất là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort - khu nghỉ dưỡng bên báo đảo Sơn Trà của Tập đoàn Sun Group đã tạo nên dấu ấn mới trên bản đồ du lịch quốc tế khi 4 năm liền liên tiếp (2014-2017) được xướng tên ở một trong những hạng mục quan trọng nhất của WTA - "Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới".
Không chỉ WTA, nhiều giải thưởng, danh hiệu uy tín khác trên thế giới cũng bắt đầu tôn vinh các thương hiệu du lịch của Việt Nam. Cũng trong năm 2014, Tạp chí du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor (Mỹ) đưa Đà Nẵng vươn tầm khi bình chọn thành phố bên sông Hàn đứng đầu danh sách top 10 điểm đến hấp dẫn nhất mới nổi trên thế giới, còn Hà Nội đứng thứ 8 danh sách điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Năm 2015, Vịnh Hạ Long vinh dự có mặt trong top 2/15 điểm du lịch hấp dẫn "phải đến một lần trong đời" do trang Buzzfeed (Mỹ) bình chọn. 2 năm sau đó, trang du lịch nổi tiếng của Anh- Rough Guides tiếp tục xếp Vịnh Hạ Long ở vị trí thứ 3/10 danh sách di sản UNESCO ấn tượng nhất châu Á.
Đặc biệt, năm 2019 có thể xem như năm bùng nổ của du lịch Việt Nam tại giải WTA. Lần đầu tiên, du lịch Việt Nam vượt qua những ứng cử viên sáng giá khắp thế giới để nhận giải thưởng tầm cỡ "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019" và "Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019".
Nếu như năm 2013, Việt Nam chỉ có vỏn vẹn 5 đơn vị nghỉ dưỡng và lữ hành được xướng tên tại WTA, thì năm 2019, có tới 30 đơn vị du lịch nghỉ dưỡng giành chiến thắng với "cơn mưa" giải thưởng từ cấp độ quốc gia đến châu Á và thế giới. Đặc biệt, chỉ riêng các công trình du lịch, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng của tập đoàn Sun Group đã "ẵm" tới 17 giải thưởng WTA khu vực châu Á và châu Đại Dương 2019 và 13 giải thưởng WTA thế giới 2019.
Bước sang năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới toàn thế giới, du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục được WTA tôn vinh với bộ sưu tập giải thưởng đồ sộ và giá trị ở cả khu vực châu Á và thế giới với số lượng còn cao hơn năm 2019.
Cầu Vàng (Đà Nẵng)
Chưa hết, đầu năm 2021, Cầu Vàng thuộc KDL Sun World Ba Na Hills tiếp tục đưa tên tuổi Việt Nam vươn xa khi xuất sắc dẫn đầu top những "Kỳ quan mới của thế giới" do Tạp chí Daily Mail (Anh) bình chọn. Hai thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Hà Nội và Hội An (Việt Nam) vẫn vinh dự được TripAdvisor xếp thứ 6 và 11 trong số 25 điểm đến nổi tiếng nhất thế giới năm 2021.
Sau 1 thập kỷ qua, có thể thấy hàng loạt những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín của Trip Advisor, Rough Guides, CNN, World Travel Awards... đã đưa cái tên Việt Nam phủ sóng rộng khắp tới cộng đồng quốc tế bằng một bộ sưu tập giải thưởng danh giá và đáng tự hào.
Vươn tầm nhờ những công trình du lịch mang dấu ấn vượt thời gian
Nhìn vào bộ sưu tập giải thưởng và danh hiệu đình đám nói trên, không khó nhận thấy, sự đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch và sự xuất hiện của nhiều công trình du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đẳng cấp được "xã hội hóa" trên khắp miền đất nước là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự bứt phá của du lịch Việt Nam.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay ở Phú Quốc
Với sự vào cuộc đầu tư của những "sếu đầu đàn" như Sun Group, Vingroup..., hơn một thập kỷ qua, nhiều điểm đến như Sa Pa, Đà Nẵng, Hạ Long, Phú Quốc... đã dần thay đổi diện mạo, xóa bỏ hình ảnh điểm đến giá rẻ, trở thành những thiên đường du lịch tầm cỡ châu lục với nhiều trải nghiệm đẳng cấp. Những công trình du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp vượt trội như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Cầu Vàng hay Sun World Ba Na Hills ở Đà Nẵng, Sun World Fansipan Legend ở Sa Pa, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay ở Phú Quốc... lần lượt xuất hiện và giúp các điểm đến ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.
Sun World Fansipan Legend ở Sa Pa
Không chỉ tạo nên những công trình kỷ lục, làm nên điểm nhấn cho mỗi vùng đất, các nhà đầu tư chiến lược còn giữ vai trò tiên phong trong việc sớm định hình cách làm du lịch chuyên nghiệp, để du lịch Việt cải thiện nhanh chóng cả về chất và lượng. Và bộ sưu tập giải thưởng và danh hiệu đầy danh giá chính là minh chứng cho những "trái ngọt" mà du lịch Việt Nam đã gặt hái được cho ngày hôm nay.
Thành quả đó sẽ là tiền đề vững chắc cho sự bứt tốc, thăng hoa của du lịch Việt Nam, ngay khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Người nước ngoài nhớ TP.HCM, mong sớm quay lại du lịch Dịch Covid-19 khiến các nước phải đóng cửa đường bay quốc tế. Từ đầu năm 2020 đến nay, khách du lịch nước ngoài vẫn chưa có cơ hội quay trở lại Việt Nam. 3 bạn trẻ dưới đây chia sẻ về cuộc sống hiện tại, những kỷ niệm khi ghé Việt Nam và kế hoạch du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm...