Dư nợ bất động sản khoảng 1,6 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng với toàn nền kinh tế là 8,3 triệu tỷ đồng; riêng lĩnh vực bất động sản vào khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 19% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản.
Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, phân khúc bất động sản công nghiệp và đất nền, căn hộ còn nhiều tiềm năng. Trong khi phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua có trầm lắng, song về dài hạn còn nhiều dư địa phát triển. Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng nhận định, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên từ đầu quý IV-2020. Lãi suất cho vay hạ nhiệt hỗ trợ tích cực cho thị trường này.
Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank) cũng cho rằng, hiện tại thị trường bất động sản cũng được đánh giá cao về tiềm năng hồi phục thời gian tới.
Tín hiệu tích cực trong dư nợ bất động sản
Bộ Xây dựng cho biết, tổng dự nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) là 580.168 tỷ đồng - một con số rất lớn. Song các chuyên gia cho rằng, con số này vẫn nằm ở ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế, chiếm xấp xỉ 20% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Video đang HOT
Dư nợ gia tăng
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý I/2020, so với thời điểm cuối năm 2019, tổng dư nợ toàn ngành tăng 160,1 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng về BĐS chỉ tăng 4,596 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng là 0,88% giảm 3,48% so với cuối năm 2019. Nguyên nhân của việc dư nợ tín dụng BĐS giảm chủ yếu do quý I/2020 là khoảng thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp nhất, tình hình chung của thị trường trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Bước sang quý II/2020, dư nợ tín dụng BĐS của DN tăng đáng kể so với quý I/2020, thêm 53,772 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng 10,21%. Điều này cho thấy, quý II/2020 thị trường đã bắt đầu có sự cải thiện, nhất là sau khi giãn cách xã hội kết thúc vào ngày 23/4, DN đã dần quay lại trạng thái làm việc bình thường.
Nguồn tín dụng dư nợ cho vay BĐS vẫn ở ngưỡng an toàn.
"Bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3%. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng BĐS giảm dần từ 8,05% xuống còn 6,47% trong năm 2019, giảm còn 6,3% trong quý I/2020 và quý II/2020 tăng nhẹ lên 6,48%. Trong quý III/2020, dư nợ tín dụng BĐS tăng khoảng 6,3% - 7%" - đại diện Bộ Xây dựng cho hay.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS Cấn Văn Lực cho rằng, nếu so với nhiều quốc gia trên thế giới và một số nước phát triển trong khu vực châu Á, dư nợ tín dụng từ hoạt động kinh doanh BĐS tại Việt Nam vẫn thấp hơn và trong ngưỡng an toàn. "Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hy vọng rằng trong thời gian tới, dư nợ sẽ được Nhà nước nới rộng ở mức cao hơn, tạo điều kiện cho thị trường phục hồi. Bởi hiện nay, chính sách siết chặt tín dụng BĐS chỉ tập trung vào các đối tượng vay để kinh doanh BĐS, còn những đối tượng vay để xây nhà, sửa nhà đang được Nhà nước ưu tiên. Vì vậy trong ngắn hạn, tôi cho rằng chính sách tín dụng có siết chặt nhưng vẫn tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu thực được tiếp cận, vay vốn" - TS Cấn Văn Lực nhìn nhận.
Cần thêm nguồn vốn vay
Từ đầu năm đến nay, thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp với làn sóng thứ hai, thậm chí thứ ba ở một số nơi. Kinh tế thế giới năm 2020 dự báo suy thoái sâu (tăng trưởng âm 4 - 6%) trước khi có thể phục hồi (tăng trưởng khoảng 3 - 3,5% năm 2021, theo dự báo của các tổ chức quốc tế). Nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng, tài khóa mở rộng với những gói hỗ trợ quy mô lớn chưa từng có nhằm giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội. Điều này mang tới nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS.
"Chính phủ cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ hiện tại, đồng thời sớm xây dựng một số chính sách, gói hỗ trợ bổ sung giai đoạn 2. Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực để ưu tiên hỗ trợ theo đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với những ngành nghề từ đầu năm đến nay. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, xuất khẩu và tiến trình phát triển kinh tế số" - TS Cấn Văn Lực nhìn nhận.
Đồng quan điểm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, PGS.TS Trần Kim Chung cho rằng, hiện nay, nguồn vốn đổ vào thị trường BĐS từ hệ thống ngân hàng thương mại vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm từ 70 - 75%. Nhưng nguồn vốn từ trái phiếu do DN địa ốc phát hành đang có xu hướng gia tăng. Năm 2019, vốn trái phiếu DN phát hành đạt 120.000 tỷ đồng. "Trước sự siết chặt về nguồn tín dụng cho vay kinh doanh BĐS, trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều luồng vốn mới, như vốn trái phiếu DN, vốn từ thị trường chứng khoán, vốn kiều hối và đặc biệt là vốn M&A... Đây là những nguồn vốn phái sinh tốt cho thị trường BĐS" - PGS. TS Trần Kim Chung nhận định.
"Theo tôi, mặc dù Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách siết chặt nguồn tín dụng cho vay đối với hoạt động kinh doanh BĐS, bước đầu cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với DN. Nhưng về dài hạn, vấn đề vốn đầu tư không phải yếu tố khó khăn nhất, mà đó chính là thủ tục hành chính. Thiếu vốn thì DN có thể xoay từ nguồn này nguồn khác, song vướng mắc về thủ tục hành chính chỉ có trông đợi vào Nhà nước." - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính
Cẩn trọng khi dùng đòn bẩy tài chính đầu tư bất động sản Đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực và khuyến cáo người mua phải xác định đầu tư dài hạn, không nên mua để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, nếu không sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, việc sử dụng đòn bẩy tài...