Du ngoạn danh thắng Bát Cảnh Sơn ở Trấn Sơn Nam (Hà Nam)
Bát Cảnh Sơn là khu di tích nằm trên xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và một phần trên dãy Hương Tích, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú.
Với hình sông thế núi ấy cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính uy nghiêm, nơi đây từ xưa được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ 16, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn.
Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành, cũng từ đó cái tên Bát Cảnh Sơn đã được đặt cho nơi đây. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là do thời gian và chiến tranh tàn phá, thắng cảnh Bát Cảnh Sơn đã bị phá hoại đi rất nhiều. Trong số 8 ngôi chùa, miếu thờ chỉ còn lại 3 ngôi chùa còn nguyên vẹn, đó là đền tiên ông và chùa Tam Giáo, chùa Ông.
Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây cũ. Theo vị trí địa lý hành chính, Bát cảnh sơn là “tiểu thắng cảnh”, là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây cũ).
Video đang HOT
Trong quần thể ấy, nổi bật là đền Tiên Ông nằm trên núi Tượng Lĩnh. Đi qua 150 bậc đá cao chừng 100 m, ngôi đền uy nghi, nằm sững sừng trên lưng chừng núi sẽ hiện ra trước mắt. Nhiều tao nhân mặc khách đến đây muốn giải thoát khỏi trần tục, để rồi yêu luôn chốn này. Nhiều bài thơ, tựa đề đã được khắc lên những cánh cửa ca tụng vẻ đẹp và cõi thiêng của đền. Trong khuôn viên của đền có nhiều thần phả, sắc phong quý hiếm cũng như những hoành phi, đại tự, câu đối có từ xa xưa. Ngôi đền được chia thành 5 gian nhà khách, 3 gian thờ tổ. Đứng trên đây có thể bao quát được toàn bộ xã Tượng Lĩnh đang từng ngày thay da đổi thịt, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay và hàng loạt ngôi nhà khang trang mọc lên san sát.
Ngay dưới chân của đền Tiên Ông là chùa Ông, trước kia chùa rất rộng nhưng đến nay đã bị thu hẹp đáng kể do thiên nhiên và chiến tranh. Phía trước chùa là một hồ rộng, mỗi khi hoàng hôn buông, nơi đây đẹp như tranh thủy mặc. Trong bức tranh đó có, núi, sông hòa quyện với con người.
Cách chùa Ông chừng 1 km, men theo sườn núi là đến chùa Tam Giáo. Chùa khi xưa có hàng trăm pho tượng phật uy nghi tráng lệ. Ở đây còn có một dòng nước từ trong núi chảy ra. Xung quanh chùa Tam Giáo có rất nhiều hang động đẹp, nhiều nhũ đá với các con vật khác nhau. Cho đến nay, trong quần thể Bát Cảnh Sơn, chùa Tam Giáo là địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất. Hàng ngày tiếng mõ vẫn vang lên, chốn uy nghiêm Tượng Lĩnh vì thế trở nên linh thiêng.
Một số ngôi miếu, chùa khác bị phá hủy phải kể đến như: Chùa kiêu, chùa bà, chùa dâu, chùa vân mộng, chùa bông. Trong đó chùa Kiêu đang trong quá trình xây dựng, chùa Kiêu nằm trên đỉnh núi phía nam xã Tượng Lĩnh, có độ cao chừng 200 m. Đường lên chùa Kiêu cây cỏ um tùm, nhưng con người sẽ tìm được cảm giác thanh thản, khi lên đến đỉnh chùa. Hiện ở đây đã lập am hương, tưởng nhớ các vị anh thần ngày xưa. Những vết tích còn lại của chùa Kiêu phải kể tới như, một nền móng và một động rộng 10 m2. Ngay trước động có ghi: Nhật Nguyệt Trường Quang, tục truyền ngày xưa cứ đêm trăng sáng, Tiên Ông cùng ngồi đánh cờ với các quan nhà trời ở đây.
Từ chùa Kiêu, vượt qua đường đèo và những sườn núi cheo leo là đến chùa Vân Mộng, tương truyền chùa Vân Mông là nơi mà Thiền sư Nguyễn Minh Không đã từng tu hành và trụ trì. Tục truyền, vua nhà Lý bị đau mắt không phương thuốc nào chữa được. Nhà Vua nghe tin tại chùa Vân Mộng có Quỷ Cốc tiên sinh thông tuệ thiên địa bèn đến cầu, quỷ cốc tiên sinh cho rằng nhà vua đau mắt là do động huyệt xoáy rồng ở khúc sông Hồng, cần có người hiến tế thì nhà vua mới khỏi bệnh. Sau có ông bà bán dầu Vũ Phục nhảy xuống sông, quả nhiên nhà vua lành mắt. Ngôi chùa cũng đã đi vào sách vở với ghi chép của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ.
Khám phá linh địa cổ Mẫu Sơn, Lạng Sơn
Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện ra Khu Linh địa cổ Mẫu Sơn (Lạng Sơn) - trung tâm của các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người ở đây.
Việc phát hiện này đã đem đến cho Mẫu Sơn một giá trị mới, đó chính là giá trị lịch sử, tâm linh bên cạnh giá trị danh thắng của Mẫu Sơn.
Khu linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.190m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc trên dãy Mẫu Sơn, thuộc địa phận thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn. Đền được xây dựng để thờ vị thần trấn núi Mẫu Sơn có tên gọi là "Đức Tôn Thần Công Tịnh Quang Mậu, Hùng Trấn Đại Vương, Thượng Đẳng Phúc Thần".
Về lịch sử, khu linh địa cổ có nhiều tài liệu ghi chép khác nhau. Tuy nhiên, theo báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu, khai quật khu di tích Mẫu Sơn năm 2003 của Bảo tàng tổng hợp Lạng Sơn, di tích này có từ lâu đời, có thể được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ XX.
Toàn bộ khu di tích linh địa cổ Mẫu Sơn có diện tích 24.400m 2, được coi là vị trí "đắc địa" theo luật phong thủy: Lưng tựa vào núi Mẹ Mẫu Sơn phía bắc hùng vĩ, mặt hướng ra vũng bồn địa Na Dương - Lộc Bình phía nam sông nước đồng ruộng bao la, bên phải phía tây là núi Cha sừng sững quanh năm mây phủ, bên trái phía Đông là cánh rừng nguyên sinh mọc tươi tốt trên các ngọn núi. Môi trường tự nhiên khá đa dạng và trong lành với những khe suối nhỏ, nhiều cánh rừng nguyên sinh, thảm thực vật nhiều tầng còn bảo lưu được những cây gỗ quý như Tùng la hán, Trầm hương, Các loài hoa Đỗ quyên, Trúc rừng... Thấp hơn phía chân núi là các cánh rừng thông, tre nứa, các khoảng đồi bát ngát hoa sim, mua. Nhiều loại động thực vật hoang dã như lợn rừng, hươu, nai, các loại cầy, dúi, các loài chim... Bởi vậy, đến Đền cổ Mẫu Sơn hình tâm hồn con người trở nên thanh thoát.
Ông Bế Cao Chuyển - Phó Ban quản lý Khu du lịch Mẫu Sơn cho biết: Sau đợt khảo sát và khai quật năm 2003 - 2004 của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh kết hợp với các chuyên gia Viện khảo cổ đến nay về cơ bản di tích vẫn giữ nguyên hiện trạng như sau khai quật, gồm có 03 nền móng đắp bằng đá xây dựng đền thờ, các chân cột đá, tường đá và tường gạch, bậc thềm và cánh cửa đá... Gạch xây dựng cho thấy ngôi đền được trùng tu vào cuối thế kỷ XIX.
Hầm mộ đá với cấu trúc và quy mô lớn có vòm che và có nhiều khả năng theo kiểu quan trong ngoài quách. Toàn bộ mộ được dựng bằng những khối đá lớn khai thác tại chỗ. Ngoài ra, một hầm mộ khác có quy mô nhỏ hơn, được dựng theo kiểu trác thạch bằng cách lợi dụng hai tảng đá tự nhiên hai bên và ở trên đậy bằng một phiến đá. Trên một khu vực rộng lớn có rất nhiều tảng đá lớn nằm theo cụm hay đơn lẻ, một số tảng đá lớn có vết tích chế tác của con người. Qua kích thước và vết đục có thể nói những tảng đá này được khai thác làm nguyên liệu để xây dựng ngôi đền cổ. Các đập chắn nước phía trên ngôi đền lợi dụng địa thế của các dãy đá tự nhiên chạy ngang sườn núi có gia cố thêm bằng đá phiến.
Ông Bế Cao Chuyển cũng cho biết thêm: Đầu tháng 9/2011, Ban quản lý Khu du lịch Mẫu Sơn đã thực hiện kế hoạch số 52/KH - TTXTDL của Trung tâm Xúc tiến Du lịch về khảo sát, hội thảo đánh giá tiềm năng du lịch Linh địa cổ Mẫu Sơn. Nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng điểm du lịch này sẽ đáp ứng yêu cầu của một khu du lịch quốc gia.
Khu đền cổ và mộ đá trên khu linh địa cổ hiện tồn tại với đầy đủ ý nghĩa của di tích tín ngưỡng, tôn giáo, vừa là nơi thờ tự thần núi Mẫu Sơn vừa là nơi có di tích mộ đá lớn. Song, nó đơn thuần không chỉ là nơi thờ tự, lăng mộ, hành lễ, mà còn là biểu tượng của sức mạnh văn hóa thể hiện đời sống tinh thần phong phú người Tày cổ ở khu vực này.
Linh địa cổ Mẫu Sơn vẫn còn đó những bí ẩn về lịch sử và bí mật về chủ nhân đã dày công xây dựng nên nó. Những câu chuyện lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc nơi đây và những chứng tích còn lại vẫn là những bí mật mà mỗi chúng ta cần có thời gian và bằng chứng để khẳng định về một vùng linh địa đã tồn tại lâu đời tại vùng núi Mẹ nơi biên cương địa đầu tổ quốc thiêng liêng này.
Với ý nghĩa như vậy có thể khẳng định khu đền cổ và mộ đá ở khu linh địa là một điểm đến không thể bỏ qua đối với khách du lịch đến với Lạng Sơn. Đến đây du khách có thể hiểu rõ thêm về lịch sử hào hùng của các tộc người ở đây và thưởng thức các cảnh đẹp, đặc sản riêng của vùng núi Mẫu Sơn.
Thưởng ngoạn cảnh đẹp đầm Ô Loan (Phú Yên) Vùng đất Phú Yên vốn nổi tiếng bình yên với núi sông hiền hòa, những cánh đồng xanh màu mỡ, là vựa lúa Nam Trung Bộ. Từ hàng trăm năm nay, Phú Yên còn gắn liền với một danh thắng cấp quốc gia, đó là đầm Ô Loan, đầm nước lợ nằm ở phía Nam thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An. Nằm...