Dư luận Trung Quốc tranh cãi khi Bắc Kinh “chìa tay” với Taliban
Cách tiếp cận dường như thực dụng với Taliban của Trung Quốc khi nhóm vũ trang này lên nắm quyền ở Afghanistan đã gây ra làn sóng tranh luận trong dư luận nước này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund tại Thiên Tân, Trung Quốc hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc).
Ngày 15/8, nhóm vũ trang Taliban đã tiến về thủ đô Kabul, lật đổ chính quyền Afghanistan thân phương Tây và giành quyền kiểm soát quốc gia Trung Nam Á.
Trước khi Taliban giành quyền lực chính thức, Trung Quốc đã gặp lãnh đạo của nhóm vũ trang này. Theo giới quan sát, các động thái của Trung Quốc dường như gửi đi thông điệp rằng họ sẵn sàng bắt tay với chính phủ của Taliban miễn là điều đó hợp với lợi ích của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cách truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về Taliban hay các thông điệp mà giới ngoại giao Bắc Kinh mô tả về Taliban trong những ngày qua đã gây phản ứng trái chiều trong dư luận nước này, với nhiều ý kiến viện dẫn quá khứ bạo lực và kỳ thị phụ nữ của Taliban khi nắm quyền ở Afghanistan 20 năm trước.
Các chuyên gia cho rằng, cách tiếp cận của Trung Quốc với Taliban thể hiện chiến lược có tính thực dụng của Bắc Kinh. Bắc Kinh nhiều lần cáo buộc Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) – được cho có quan hệ với Taliban, đã sử dụng Afghanistan làm căn cứ để đào tạo lực lượng nhằm thực hiện các vụ tấn công ở Tân Cương. Trong cuộc gặp với giới chức Trung Quốc, Taliban đã cam kết rằng, họ sẽ “không bao giờ cho phép bất cứ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để gây ra các kế hoạch gây đe dọa tới an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Sự bất ổn ở Afghanistan cũng có thể làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh Pakistan, nơi Trung Quốc đã đổ 50 tỷ USD trong khuôn khổ sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Tác động lan tỏa của việc Taliban lên nắm quyền đối với các nhóm phiến quân Hồi giáo khác có thể đe dọa các lợi ích kinh tế và chiến lược của Trung Quốc trong khu vực rộng lớn hơn.
Giới quan sát nhận định, Trung Quốc đang có hướng tiếp cận có xu hướng xích lại gần Taliban vì điều này sẽ có lợi cho Bắc Kinh, chấp nhận thực tế rằng nhóm này đang nắm quyền ở Afghanistan.
Dư luận Trung Quốc phản ứng trái chiều
Các thành viên của Taliban chiếm dinh tổng thống ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 15/8 (Ảnh: AP).
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 19/8 cho biết: “Một số người thể hiện sự không tin tưởng với Taliban. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không có thứ gì là mãi mãi không thay đổi. Chúng ta cần xem xét quá khứ và hiện tại, cần lắng nghe lời nói và xem xét hành động”.
Nhân dân Nhật báo , cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi đó, đã đăng một đoạn video ngắn về lịch sử của Taliban hồi đầu tuần. Đoạn clip dài 60 giây cho biết nhóm được thành lập trong cuộc nội chiến ở Afghanistan bởi “sinh viên trong các trại tị nạn” và được mở rộng với sự “hỗ trợ từ người nghèo”, nói thêm rằng nhóm “đã tham gia cuộc chiến với Mỹ trong 20 năm kể từ năm 2001″.
Đoạn video đã trở thành vấn đề tranh luận khá nóng trên mạng xã hội Trung Quốc, với nhiều ý kiến chỉ trích Nhân dân Nhật báo vì không nhắc tới mối liên hệ với khủng bố của Taliban.
Một số ý kiến viện dẫn quá khứ bạo lực của Taliban khi còn nắm quyền ở Afghanistan từ năm 1996-2001, như hành quyết công khai người phạm tội, chặt tay kẻ trộm, cấm phụ nữ ra đường khi không có đàn ông, cấm phụ nữ đi học và đi làm. Taliban từng phá hủy tượng phật Bamiyan Buddha nổi tiếng tại miền trung Afghanistan, bất chấp sự phản đối từ quốc tế. Nhân dân Nhật báo sau đó đã xóa đoạn video gây tranh cãi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát đi thông báo nói rằng, Bắc Kinh tôn trọng “nguyện vọng và sự lựa chọn của người dân Afghanistan”. Thông điệp này được xem là gây tranh cãi vì dường như nó có hàm ý nói rằng Taliban nhận được sự ủng hộ đông đảo tại Afghanistan. Trên mạng xã hội Wechat, một bài viết đã đặt ra câu hỏi: “Liệu Taliban có phải là lựa chọn của người dân Afghanistan?” đã thu về 100.000 lượt xem và được chia sẻ rộng rãi.
Viễn cảnh phụ nữ Afghanistan có thể mất cơ hội được đi học và đi làm được xem là có tác động mạnh tới dư luận Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, sau hàng loạt các vụ bê bối xảy ra ở nước này thời gian qua. Ví dụ, vụ Trung Quốc bắt ngôi sao giải trí Ngô Diệc Phàm vì cáo buộc cưỡng hiếp hay vụ một giám đốc điều hành của tập đoàn Alibaba bị cáo buộc tấn công tình dục nhân viên nữ đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mới chống lại tư tưởng gia trưởng và coi thường phụ nữ.
Sau khi lên nắm quyền, Taliban tuyên bố họ đã rất khác so với 20 năm trước và cam kết sẽ tôn trọng quyền phụ nữ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những lời hứa của Taliban vẫn còn khá mơ hồ và những hành động của nhóm trong thời gian qua chưa thể hiện được việc nhóm vũ trang này có thể đã thực sự thay đổi.
Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban?
Trung Quốc có thể vẫn chưa công nhận chính quyền Taliban, nhưng việc xây dựng quan hệ với lực lượng này có thể giúp Bắc Kinh trong nỗ lực chống khủng bố.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tiếp đón một phái đoàn Taliban ở Thiên Tân vào tháng 7 (Ảnh: SCMP).
Vài tuần trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan, Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường quan hệ với nhóm chiến binh này bằng cách tiếp một phái đoàn của Taliban, đồng thời coi đây là một lực lượng chính trị và quân sự quan trọng.
Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm với trưởng đoàn đàm phán của Taliban Mullah Abdul Ghani, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng yêu cầu Taliban cắt đứt quan hệ với các tổ chức cực đoan khác, trong đó có Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) - lực lượng bị Bắc Kinh cho là gây ra các cuộc tấn công bạo lực ở khu vực Tân Cương.
Taliban hứa sẽ không sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để âm mưu chống lại Trung Quốc.
Khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 15/8, Bắc Kinh đã hối thúc lực lượng này thực hiện các chính sách tôn giáo ôn hòa và duy trì quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.
Giới quan sát ngoại giao cho rằng mặc dù Bắc Kinh chưa công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan, nhưng Trung Quốc coi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Taliban là yếu tố quan trọng cho các nỗ lực chống khủng bố của họ trong khu vực.
Theo SCMP , cuộc tiến công "nhanh như chớp" của Taliban tại Afghanistan khiến Bắc Kinh lo ngại rằng, tình hình hỗn loạn có thể tràn qua biên giới đến khu vực Tân Cương. Bắc Kinh vẫn hoài nghi về việc liệu Taliban có giữ lời hứa cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố hay không.
Ngay cả khi Taliban tin rằng tính hợp pháp của lực lượng này đã được nâng cao nhờ cuộc gặp với Trung Quốc, giới phân tích nhận định Taliban vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc chấp nhận các yêu cầu từ phía Trung Quốc về việc cắt đứt quan hệ với ETIM.
Lời hứa của Taliban
Các tay súng Taliban tập trung ăn mừng thỏa thuận hòa bình được ký kết giữa Mỹ và Taliban ở tỉnh Laghman, Afghanistan vào tháng 3/2020 (Ảnh: Getty).
Yang Shu, chuyên gia về Trung Á tại Đại học Lan Châu, cho biết các nhóm như al-Qaeda, tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) và ETIM vẫn hoạt động ở Afghanistan.
"Đây không phải là lần đầu tiên Taliban đưa ra lời hứa như vậy. Năm ngoái họ đã đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố, nhưng họ đã không giữ lời", chuyên gia Shu cho biết.
Năm 2020, Taliban từng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, trong đó nhóm này cam kết cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố, bao gồm al-Qaeda, và ngăn chặn các mối đe dọa đối với lợi ích an ninh của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan.
Edmund Fitton-Brown, điều phối viên của hội đồng Liên Hợp Quốc theo dõi Taliban và các nhóm khủng bố ở Afghanistan, hồi tháng 2 cho biết mặc dù đã cam kết ngừng hợp tác với các nhóm khủng bố, song lực lượng Taliban ở Afghanistan vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với al-Qaeda, cho phép al-Qaeda tiến hành huấn luyện ở Afghanistan và triển khai các máy bay chiến đấu cùng với lực lượng Taliban.
"Do vậy, tôi không nghĩ Taliban sẽ giữ lời hứa với Trung Quốc. Taliban có thể làm điều gì đó để xoa dịu Trung Quốc, bằng cách không liên kết chặt chẽ với các nhóm khủng bố này, nhưng tôi không nghĩ Taliban sẽ thực hiện đầy đủ các lời hứa của mình", chuyên gia Yang nói thêm.
Chuyên gia Yang cho rằng Taliban có thể trục xuất một số thành viên ETIM khỏi Afghanistan, nhưng việc cắt đứt quan hệ với các nhóm như vậy sẽ rất khó khăn và các nhóm này có thể tìm cách trả thù.
Theo Reuters , giới quan sát ngoại giao cho biết liên lạc giữa Trung Quốc và Taliban đã diễn ra trong nhiều năm, đôi khi ở cấp độ thấp.
Pan Guang, chuyên gia về khu vực Trung Á tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói rằng Bắc Kinh có liên hệ với Taliban ngay cả trước khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 ở Mỹ, gặp gỡ thủ lĩnh Taliban lúc đó là Mohammed Omar ở Afghanistan. Các liên lạc đã tạm dừng sau ngày 11/9, nhưng được nối lại trong những năm gần đây.
Ông Pan cho biết việc Bắc Kinh tiếp đón một phái đoàn Taliban khi Mỹ đang rút quân khỏi Afghanistan có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc đóng vai trò trong việc tái thiết Afghanistan.
Kể từ ngày 15/8, Taliban đã khẳng định rằng sự trở lại nắm quyền của lực lượng này sẽ khác với giai đoạn cách đây 20 năm. Trước khi Mỹ dẫn đầu lực lượng quốc tế đưa quân vào Afghanistan, Taliban là lực lượng điều hành đất nước.
Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, cho biết hôm 16/8 rằng các quyền của phụ nữ sẽ được bảo đảm và Taliban muốn duy trì quan hệ hòa bình với các quốc gia khác.
"Tôi muốn đảm bảo với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, rằng không ai sẽ bị tổn hại. Chúng tôi không muốn có bất kỳ kẻ thù bên trong hoặc bên ngoài nào", Mujahid nói.
Zhang Jiadong, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết rất khó để dự đoán Taliban sẽ cầm quyền ở Afghanistan như thế nào.
"Ít ra thì có vẻ như không có khả năng xảy ra một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài mới có thể biết được Taliban sẽ nắm quyền như thế nào", ông Zhang nói.
"Taliban cần phải đưa ra những lời hứa hẹn như vậy để được thế giới công nhận và đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Họ đang gửi đi những thông điệp lạc quan, nhưng đó chỉ là những lời hứa suông và Trung Quốc nên tin tưởng hoàn toàn, nếu không sẽ biến chúng ta trở thành những kẻ ngây thơ", chuyên gia Zhang nhận định.
Li Shaoxian, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Ả Rập tại Đại học Ninh Hạ, cho biết tương lai trước mắt của Afghanistan vẫn còn đáng lo ngại.
"Taliban phải đối mặt với những thách thức rất nghiêm trọng. Chúng tôi hy vọng nội bộ Afghanistan có thể đạt được sự hòa giải toàn diện vì lợi ích của việc phát triển ổn định. Đồng thời, chúng tôi lo ngại Afghanistan sẽ trở thành đấu trường của những phần tử khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo", chuyên gia Li cho biết.
Trung Quốc lo viễn cảnh "lợi bất cập hại" khi Taliban nắm quyền Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc dường như đang lo ngại việc Taliban lên nắm quyền dường như sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn là cơ hội cho Bắc Kinh. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund tại Thiên Tân, Trung Quốc hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc). Kể từ...