Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc
Ngày 16.5, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phát thông cáo cho biết, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp Tổng Tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc Phòng Phong Huy tại Nhà Trắng.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Tham mưu trưởng Phòng Phong Huy khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải duy trì đà phát triển quan hệ quân đội Mỹ-Trung. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh Mỹ rất quan ngại về hành động đơn phương của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định lại rằng tuy Mỹ không có quan điểm về những tuyên bố khẳng định lãnh thổ cạnh tranh với nhau, song không nên có bất cứ quốc gia nào thực hiện các bước khiêu khích để thúc đẩy những tuyên bố về các khu vực tranh chấp theo cách thức làm suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Tham mưu trưởng Phòng Phong Huy cũng thảo luận về tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh phải giải quyết một loạt các thách thức khu vực và toàn cầu.
Giàn khoan HD 981. Ảnh: wordpress
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tiếp tục ra tuyên bố chỉ trích quyết định “khiêu khích” của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981. Người phát ngôn Marie Harf, nêu rõ: “Chúng tôi hết sức quan ngại về cách hành xử nguy hiểm và hăm dọa kiểu này”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Đông, cho rằng đây là một hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực, đồng thời khẳng định ngoài Mỹ cũng có rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới cùng chia sẻ quan điểm này.
Trong ngày 15.5, Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố ngắn gọn cho biết, Moscow đang theo dõi sát tình hình trên Biển Đông. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nhấn mạnh, Nga hy vọng tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế trước tình hình căng thẳng hiện nay.
Ngày 16.5, Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra tuyên bố về vấn đề căng thẳng hiện nay trên Biển Đông.
Video đang HOT
Tuyên bố dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natatlegawa bày tỏ sự lo ngại sâu sắc của Jakarta về diễn biến hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt là quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ngoại trưởng Nattalegawa nhấn mạnh Indonesia đặc biệt lo ngại về nguy cơ leo thang thực sự và những tính toán sai lầm, được thể hiện qua các hoạt động nguy hiểm của các tàu và tàu hải quân đã gây ra một số trường hợp bị thương và thiệt hại về vật chất, cũng như sự cố bạo lực từ cuộc biểu tình phản đối dẫn đến chết người, bị thương và thiệt hại về vật chất.
Indonesia một lần nữa kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa, tôn trọng các cam kết đã được nhất trí trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tránh các biện pháp có thể làm căng thẳng gia tăng và tiếp tục nỗ lực thiết lập trao đổi thông tin để ổn định tình hình, kể cả thông qua đường dây nóng đã được nhất trí trước đó.
Trong khi đó, ngày 16.5, khoảng 200 trăm người Philippines và Việt Nam đã tổ chức tuần hành tại thủ đô Manila của Philippines để yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động khoan thăm dò dầu mỏ trong vùng biển của Việt Nam.
Đám đông biểu tình trên mang theo các biểu ngữ “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam, Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Việt Nam – Philippines chung tay phản đối Trung Quốc”, “Trung Quốc hãy ngừng bắt nạt Việt Nam và Philippines…”. Một số chính trị gia Philippines cũng tham gia cuộc tuần hành ôn hòa này.
Theo Dân Việt
Bóc trần luận điệu "vô lối" về giàn khoan của Tổng tham mưu TQ
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc trong chuyến thăm Mỹ tiếp tục tuyên bố ngang ngược bóp méo sự thật về chủ quyền của nước này đối với khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Tướng Trung Quốc tiếp tục luận điệu đổi lỗi cho Việt Nam
Trong chuyến công du Mỹ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy ngang ngược cho rằng, việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc, đổ lỗi cho Việt Nam làm căng thẳng tình hình Biển Đông và khẳng định quyết tâm không để mất một tấc đất.
Tướng Phòng Phong Huy cũng đổ lỗi cho chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama khiến cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở trong tình trạng xấu nhất kể từ cuộc chiến biên giới năm 1979.
Ông Phòng Phong Huy cho rằng, một vài nước châu Á đã lợi dụng lời cam kết của ông Obama trong việc tái cân bằng quân sự và ngoại giao tại châu Á như một cơ hội để tạo rắc rối trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Ông Phòng Phong Huy trong chuyến thăm Mỹ.
Về phần mình, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey trong cuộc họp báo chung với ông Phòng Phong Huy đã bày tỏ sự lo ngại về căng thẳng gia tăng trong khu vực Biển Đông.
"Chúng tôi đã trao đổi về việc sử dụng quân sự để giải quyết tranh chấp là hành động khiêu khích và tăng tính rủi ro. Chúng tôi cũng có cuộc thảo luận phong phú về hiện trạng hiện nay, cũng như những người đang tìm cách thay đổi nó", ông Dempsey cho biết.
Phát biểu tại Lầu Năm Góc, tướng Phòng Phong Huy ngang ngược cho rằng, Việt Nam đã cố ý gây rối bằng cách điều tàu tới quấy phá giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc cho là đang hoạt động trong vùng biển của mình.
Khi nói về căng thẳng trong khu vực, ông Phòng Phong Huy cho biết Bắc Kinh không tạo ra rắc rối nhưng cũng không ngại đối mặt và Bắc Kinh sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
"Lãnh thổ Trung Quốc được truyền lại cho thế hệ hiện tại từ các thế hệ đi trước. Chúng tôi quyết tâm không để mất một tấc đất nào", ông Phòng Phong Huy cho hay.
Như vậy, giới cầm quyền Trung Quốc tiếp tục sử dụng luận điệu bóp méo sự thật khi khẳng định chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
Trung Quốc cho rằng khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa - bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1974. Tiến sĩ Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho biết tuyên bố này của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Thứ nhất, vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của UNCLOS.
Mảnh bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
Thứ hai, vị trí dặt giàn khoan không phải thuộc vùng biển Tây Sa của Trung Quốc, mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ thế kỷ 18. Bản đồ của triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Thanh (đầu thế kỷ XX) chỉ có Hải Nam là đảo cực Nam chỉ đủ để xác định đường cơ sở theo UNCLOS. Trong khi Triều Nguyễn trước đó đã khai thác, làm chủ quần đảo Trường Sa từ nhiều thế kỷ. Các bản đồ cổ, bản đồ Hàng hải các nước phương Tây nhưng xuất bản từ thế kỷ 18, 19 đều có cụm từ quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Các văn bản sắc phong, chỉ lệnh liên quan đến Hoàng Sa đều còn lưu giữ. Thời Pháp thuộc Việt Nam đã đặt trạm khí tượng thủy văn, đèn Hải đăng, cột phát sóng vô tuyến. Các tài liệu đo khí tượng thủy văn, sổ sách được lưu giữ cẩn thận, có hình ảnh. Năm 1951, tại San Francisco - Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam mà không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 quốc gia tham dự hội nghị.
Hiệp định Genève 1954 có các cường quốc là Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, trong đó văn bản của hiệp định ghi rõ chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17 có ghi rõ 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ở nam vĩ tuyến 17 do chính quyền ở đó quản lý đó là nước Việt Nam Cộng hòa. Trung Quốc có chữ ký trong văn bản này, nghĩa là mặc nhiên thừa nhận chủ nhân quần đảo Hoàng Sa là Việt Nam. Vậy mà ngày 19/1/1974, trung Quốc bất chấp công lý, đạo lý đã dùng vũ lực tấn công chiếm giữ, gây ra tội ác đẫm máu trên đảo Hoàng Sa, trên biển Đông.
Thứ ba, đảo Tri Tôn chỉ là cồn cát và không có thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. "Đảo có người ở" là điểm quan trọng đặc biệt để xác định vùng đặc quyền kinh tế theo Luật biển 1982 nhưng điều kiện cần và đủ là bộ tiêu chuẩn bằng phụ lục giải thích có trong UNCLOS, nó phải có bề dày sở hữu trên văn bản, trên thực tế con người mà không phải là một đảo "nhân tạo" có được bằng hành vi cướp bóc xâm chiếm... Như vậy, việc lấy Hoàng Sa làm một đảo xa bờ hiện nay để xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 km, để tự vỗ ngực "Trung Quốc có đủ bằng chứng để chứng minh quyền chủ quyền, quyền tài phán của Hoàng Sa" là một toan tính chủ quan sai lầm.
Theo Kiến thức
Biển Đông dậy sóng: Trung Quốc mạnh miệng trên đất khách Theo hãng Reuters, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), tướng Phòng Phong Huy, ngày 15/5 đã biện bạch cho việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại Biển Đông, đồng thời tuyên bố nước này không thể "mất một tấc" lãnh thổ nào. Tướng Trung Quốc "vô lối" về giàn khoan tại biển Việt Nam...