Dư luận Argentina quan ngại trước những căng thẳng tại Biển Đông
Trước những căng thẳng ở Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ( Haiyang Shiyou-981) tại vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.,ông Alberto Hutschenreuter (An-béc-tô Hút-chen-roi-tơ), Giáo sư địa chính trị tại Học viện không quân Argentina, đồng thời là Giám đốc công ty truyền thông Equilibrium Global bình luận: Hành động của Trung Quốc đe dọa hòa bình tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới.
Ảnh minh họa
Trong một chương trình phát thanh về những vấn đề quốc tế do Equilibrium Global thực hiện, ông Hutschenreuter cho rằng, việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam tạo ra tình huống khủng hoảng luật pháp quốc tế.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Hutschenreuter bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc không chấp nhận những phán quyết của các tổ chức quốc tế để giải quyết tranh chấp, mặt khác còn kích động chủ nghĩa dân tộc và tăng cường chạy đua vũ trang.
Mối quan ngại về việc Bắc Kinh phớt lờ luật pháp quốc tế cũng được ông Diego Velázquez (Đi-ê-gô Vê-la-xkết), phụ trách truyền thông xã hội của Equilibrium Global, chia sẻ. Theo ông, Trung Quốc đang tìm cách phô trương sức mạnh để hù dọa với mục đích chiếm đoạt trái phép tài nguyên ở Biển Đông. Ông Velázquez coi việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng EEZ của Việt Nam và huy động nhiều tàu bè, kể cả tàu quân sự để vây ép, tấn công tàu Việt Nam là hành động thực dân, đế quốc và xâm lược, thách thức chủ quyền của Việt Nam, đe dọa sự ổn định ở Đông Nam Á và hòa bình thế giới.
Bà Vanina Soledad Fattori (Va-ni-na Xô-lê-đát Pha-tô-ri), phụ trách phát triển và nội dung của Equilibrium Global, đồng thời là bình luận viên của trang web về những vấn đề quốc tế “United Explanation” chỉ rõ, hành động của Bắc Kinh không chỉ vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà còn đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002. Bà nhấn mạnh, Việt Nam là nước đầu tiên chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực và vừa đặt giàn khoan Hải Dương – 981, khi quần đảo còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình.
Theo bà Fattori, Việt Nam đã tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, nhằm duy trì hòa bình và an ninh tại khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Chủ trương này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế./.
Video đang HOT
Theo Việt Báo
Bất chấp phản ứng, TQ xây dựng trường học trái phép tại Hoàng Sa
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng tại biển Đông khi ngang nhiên tiến hành xây dựng trường học tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa
Ngày 14-6, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trường học đầu tiên trên cái gọi là "thành phố Tam Sa", đơn vị hành chính phi pháp mà nước này thành lập đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Công trình gồm có trường mẫu giáo và trường tiểu học, dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng một năm rưỡi. Trung Quốc còn ngang nhiên đặt tên trường là Vĩnh Hưng, tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm.
Trung Quốc thực hiện kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam thành trung tâm quân sự và du lịch của Trung Quốc
Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm hoàn thiện cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh ngang nhiên lập ra hồi năm 2012, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Việt Nam và các nước láng giềng trong khối ASEAN.
Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây, bao gồm một số công trình và các hạng mục sân bay, bến cảng.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và vô giá trị.
Việt Nam phản đối Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật Biển
Tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York) từ ngày 9 đến ngày 13-6, đã diễn ra hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 với 159/166 quốc gia thành viên Công ước tham dự.
Tại hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước LHQ vê Luât Biển năm 1982, ngày 13-6, Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc ha đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) sâu trong vung biển của Việt Nam và kêu gọi các quốc gia thành viên của Công ước phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc gây căng thẳng tại biển Đông.
Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị với sự có mặt của 159/166 quốc gia thành viên Công ước, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã thông báo cho hội nghị về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời huy động hàng trăm tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự và máy bay, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự của Việt Nam. Thậm chí, tàu của Trung Quốc còn đâm chìm 1 tàu cá của Việt Nam với 10 ngư dân trên tàu khi tàu đang hoạt động đánh bắt bình thường tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đai sư Lê Hoai Trung nhấn mạnh đây là "diễn biến nghiêm trọng" tại biển Đông, nơi có hai phần ba thương mại đường biển toàn cầu và tình hình này có những hệ lụy quan trọng đối với tính toàn vẹn và việc thực thi Công ước Luật Biển. Đại sứ Lê Hoài Trung một lần nữa yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đi cùng với việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hay các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước vê Luật Biển.
Trung Quốc âm mưu biến các đảo ở Trường Sa thành căn cứ quân sự
ASEAN cần có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc
Trước những việc làm đầy toan tính của Trung Quốc nhằm mở rộng chủ quyền ở biển Đông, Tiến sĩ William Choong, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) - khu vực châu Á cho rằng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC).
Tiến sĩ William Choong khẳng định: "Việc thông qua COC vào thời điểm này là rất quan trọng vì nó quy định cách ứng xử trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ" và như vậy "sẽ rất hữu ích đối với an ninh khu vực"
Tiến sĩ Choong nói rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương -981(Haiyang Shiyou 981) trị giá 1 tỷ USD tới hạ đặt tại Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là "một động thái được tính toán trước" và "đã được Bắc Kinh lên kế hoạch cẩn thận".
Theo học giả người Singapore, những hành động của Trung Quốc liên quan tới bãi cạn Hoàng Nham, vùng biển mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền và bãi đá James nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cùng với việc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu tại vùng biển Việt Nam "là chiến lược được tính toán kỹ càng của Trung Quốc" để dần chiếm toàn bộ khu vực đường chín đoạn.
Ông Choong cũng cho rằng trước những hành động này của Trung Quốc tại biển Đông, nếu không có phản ứng nào, dù là phản ứng quân sự hay phi quân sự từ các nước tuyên bố chủ quyền ở trong vùng, thì "Trung Quốc sẽ biến ý đồ của họ thành thực tế và mở rộng cơ bản chủ quyền của mình tại biển Đông. Điều này sẽ có hại cho an ninh khu vực, vốn được thiết lập trên cơ sở các cuộc thương lượng và cộng tác giữa Trung Quốc và các nước tại châu Á-Thái Bình Dương".
Theo An ninh thủ đô
Biểu tình phản đối Trung Quốc tại thành phố Hannover Đức Tiếp tục các hoạt động phản đối những hành vi ngày càng ngang ngược của Trung Quốc kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/6, cộng đồng người Việt Nam tại Niedersachsen, bang phía Tây Bắc nước Đức, và các bang lân cận đã tổ...