Dữ liệu cá nhân: Miếng mồi ngon của những kẻ lừa đảo online
Thói quen sử dụng mạng xã hội đã khiến không ít người dùng bị lộ lọt dữ liệu cá nhân, trở thành “miếng mồi ngon” cho tội phạm mạng thực hiện lừa đảo.
73,99% người dùng lộ lọt thông tin khi mua hàng trực tuyến
Năm 2024, tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Báo cáo từ Hiệp hội An ninh mạng cho biết, 66,24% người dùng xác nhận rằng thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội, 73,99% người dùng nhận định bị lộ lọt do họ cung cấp thông tin khi mua hàng trực tuyến.
Bên cạnh đó, 62,13% cho rằng nguyên nhân đến từ chia sẻ thông tin trên mạng xã hội và 67,00% người dùng bị lộ lọt trong quá trình sử dụng dịch vụ thiết yếu như nhà hàng, khách sạn, siêu thị.
Theo chuyên gia của Hiệp hội An ninh mạng, đây cũng là những nguyên nhân phổ biến trên thế giới.
Một người dùng hiện nay thường có từ 2-3 tài khoản và sử dụng mạng xã hội, truy cập hàng chục trang web thương mại điện tử, cung cấp thông tin cho hàng trăm cửa hàng, khách sạn, siêu thị trong các hoạt động thường ngày.
Điều này khiến cho thông tin cá nhân được thu thập, lưu trữ ở hàng trăm hệ thống khác nhau; trong khi việc đảm bảo an ninh dữ liệu cho các hệ thống này không đồng nhất, có những nguy cơ bị tấn công, rò rỉ dữ liệu từ quy trình vận hành, con người hay lỗ hổng an ninh mạng.
Bên cạnh đó, nhiều người dùng cũng thiếu ý thức trong bảo vệ thông tin cá nhân, sẵn sàng cung cấp cho người khác mà không cần kiểm tra lại xem thông tin của mình được dùng để làm gì.
Các chuyên gia nhận định rằng, lộ lọt dữ liệu không chỉ gây phiền toái cho người dùng mà còn tạo điều kiện cho các hành vi lừa đảo tinh vi hơn. Tin tặc thường kết hợp dữ liệu cá nhân với các công nghệ như AI để cho ra các kịch bản lừa đảo đánh trúng tâm lý, dễ thuyết phục nạn nhân.
Cuộc gọi rác: Cuộc chiến chưa hồi kết
Video đang HOT
Bên cạnh đó, 4,46% người dùng tham gia khảo sát cho biết không bị làm phiền bởi các cuộc gọi rác (spam) trong năm 2024 và có tới 95,54% người dùng đã bị làm phiền bởi các cuộc gọi không mong muốn.
Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã liên tục rà soát, yêu cầu cập nhật thông tin thuê bao để xử lý mạnh tay các số điện thoại rác, ngăn chặn tình trạng spam.
Nhiều người dùng bị lừa mất hàng tỷ đồng khi tham gia đầu tư, giao dịch qua các website lạ (Ảnh minh họa: Hiệp hội An ninh mạng).
Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng các đối tượng thuê người dân đăng ký số điện thoại bằng thông tin chính chủ, sau đó mua lại chúng để sử dụng.
Các đối tượng sau đó cắm sim vào thiết bị chuyên dụng, sử dụng phần mềm trên máy tính để thực hiện hàng chục cuộc gọi cùng lúc.
Hạn chế chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
Các chuyên gia từ Hiệp hội An ninh mạng khuyến cáo, người dùng nên hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng xã hội; trước khi cung cấp thông tin, cần kiểm tra kỹ lưỡng uy tín của các website và doanh nghiệp.
Sử dụng mật khẩu mạnh, khác biệt cho mỗi tài khoản và kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) để bảo vệ các tài khoản cá nhân.
Người dùng cũng không bắt chuyện với các cuộc gọi không có số định danh (brand name) hoặc không có trong danh bạ (số lạ).
Lưu ý rằng các cơ quan quản lý nhà nước không làm việc với người dân qua điện thoại và hãy kết thúc ngay cuộc gọi nếu thấy nội dung không liên quan tới nhu cầu của mình để tránh bị lừa đảo.
Người dùng có thể sử dụng các tính năng chặn cuộc gọi có trên điện thoại, hoặc sử dụng các ứng dụng chặn cuộc gọi spam như nTrust để bảo vệ tự động.
Nhận định và dự báo tình hình an ninh mạng năm 2025
Năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử; các mã độc sẽ có khả năng tự nâng cấp, công nghệ Deepfake được cải tiến và các công cụ AI tạo sinh khác sẽ giúp kẻ xấu sản xuất nội dung giả mạo khó lường hơn.
Sự phát triển của blockchain, trí tuệ nhân tạo góp phần giúp tin tặc phát tán mã độc tinh vi hơn (Ảnh: Savvycom).
Điện toán lượng tử, dù còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng cũng có khả năng phá vỡ các thuật toán mã hóa truyền thống, gây lo ngại lớn cho việc bảo vệ dữ liệu.
Hacker (tội phạm mạng) sẽ sử dụng AI để tự động hóa các cuộc tấn công; công nghệ 5G phát triển sẽ kéo theo số lượng thiết bị IoT tăng mạnh, cùng với đó sẽ có nhiều lỗ hổng bảo mật trên các thiết bị này có thể bị khai thác, từ camera an ninh, đồng hồ thông minh đến thiết bị gia dụng.
Người dùng cá nhân cần trang bị kiến thức, sử dụng các công cụ bảo mật tiên tiến và cẩn trọng hơn trong việc chia sẻ thông tin trên không gian mạng. Các cơ quan chức năng và tổ chức an ninh mạng cần phối hợp để đối phó hiệu quả với các thách thức mới, bảo vệ một không gian mạng an toàn và đáng tin cậy hơn.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ của Hiệp hội: “Mặc dù mục tiêu có thể là tấn công tổ chức nhưng khi triển khai, các nhóm tin tặc luôn chọn tấn công người dùng để làm bàn đạp đầu tiên. Trong nhiều năm tới, người dùng cá nhân vẫn là mục tiêu ưa thích của các loại mã độc”.
Luật Dữ liệu giúp bảo vệ người dùng trên không gian mạng
Mới đây Quốc hội đã thông qua dự án Luật Dữ liệu gồm 5 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Theo đó, luật vừa thông qua có quy định về việc chuyển và xử lý dữ liệu xuyên biên giới. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam, xử lý dữ liệu của nước ngoài tại Việt Nam, được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng bao gồm: Chuyển dữ liệu đang lưu trữ tại Việt Nam tới hệ thống lưu trữ dữ liệu đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển dữ liệu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng nền tảng xử lý ở ngoài lãnh thổ Việt Nam để xử lý dữ liệu.
Việc chuyển và xử lý dữ liệu quy định trên phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dữ liệu thuộc quyền sở hữu cho cơ quan Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân phải cung cấp dữ liệu cho cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà không cần chủ thể dữ liệu đồng ý trong các trường hợp sau đây: Ứng phó với tình trạng khẩn cấp; Khi có nguy cơ đe dọa quốc phòng, an ninh nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; Thảm họa; Phòng, chống bạo loạn, khủng bố.
Khóa 31 nghìn thuê bao phát tán cuộc gọi rác
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), từ đầu năm 2023 đến nay, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 570 nghìn phản ánh, trong đó có hơn 104 nghìn phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo, chiếm 18% tổng số phản ánh.
Hiện Bộ TT&TT đã và đang phối hợp với Bộ Công an nhằm quản lý chặt chẽ và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những thuê bao phát tán cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Để ngăn chặn tình trạng tin nhắn rác và cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, bên cạnh việc tập trung triển khai các quy định của pháp luật, Bộ TT&TT đã chủ động nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp, tiêu biểu như kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý nhằm chuẩn hoá thông tin thuê bao, xử lý các trường hợp vi phạm.
Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả chặn tin nhắn rác. Ảnh minh hoạ
Kết quả bước đầu cho thấy, tính đến tháng 7/2023, các doanh nghiệp viễn thông di động đã loại khỏi hệ thống hơn 7,5 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên, chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Trung bình mỗi tháng các các doanh nghiệp viễn thông chặn, khóa 31 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện chặn 291 triệu tin nhắn rác.
Cùng với đó, các các doanh nghiệp viễn thông đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) cam kết cùng thực hiện loại bỏ SIM rác tồn kênh và đã thu hồi được 265.000 số, tương đương 26.500 số/tháng, đồng thời xử lý các thuê bao phát tán cuộc gọi rác và thu hồi được 290.000 số, tương đương 29.000 số/tháng.
Các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT và doanh nghiệp viễn thông cũng đã tổ chức sàng lọc, xác thực, chuyển hơn 30 nghìn phản ánh về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến các đơn vị của Bộ Công an để phối hợp điều tra xử lý; tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo; thực thi quy định về quảng cáo chính danh (brandname) theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP.
Rõ ràng, với các biện pháp mạnh của Bộ TT&TT thời gian qua như loại bỏ hàng triệu SIM không chính chủ ra khỏi hệ thống, khoá hàng ngàn thuê bao phát tán cuộc gọi rác, chặn hàng chục triệu tin nhắn rác, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác nhìn chung đã giảm mạnh so với trước song vẫn chưa triệt để.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho rằng, trong thực tế, tin nhắn rác, cuộc gọi rác là các bản tin hoặc cuộc gọi không mong muốn. Các tin nhắn, cuộc gọi rác này có thể bị phát tán từ các thuê bao không chính chủ và cả thuê bao chính chủ. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là bởi sự xuất hiện của hoạt động quảng cáo, tiếp thị từ xa qua điện thoại. Hiện không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều đang phải "đau đầu" trước vấn nạn này.
Cũng theo lãnh đạo Cục Viễn thông, các tin nhắn, cuộc gọi rác chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo. Hoạt động này đã được quy định rõ trong Nghị định 91/2020. Theo Nghị định này, doanh nghiệp gửi tin nhắn hay thực hiện cuộc gọi quảng cáo đều sẽ phải có brandname (tên định danh).
Bộ TT&TT sẽ tăng cường thanh tra, nếu cuộc gọi quảng cáo không đăng ký brandname sẽ bị xử phạt hành chính; tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác như áp dụng các công nghệ mới để đạt hiệu quả tối đa việc chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác; chủ động theo dõi, kịp thời cảnh báo, tuyên truyền tới người dân các hình thức, dấu hiệu lừa đảo mới.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết: Đối với các tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo, kẻ xấu chủ yếu mạo danh các cơ quan công quyền như Công an, Cảnh sát giao thông, Viện Kiểm sát, Ngân hàng, Bộ TT&TT đã trao đổi với các đơn vị có liên quan để tiến hành thí điểm định danh cuộc gọi của các đơn vị này.
Các nhà mạng đã xây dựng xong giải pháp kỹ thuật và dự kiến trong thời gian tới sẽ triển khai đến các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương có liên hệ với người dân. Các cơ quan nhà nước khi gọi đến công dân đều phải có định danh, cuộc gọi phải hiện tên đích danh cơ quan. Khi đó, bất cứ số máy lạ, không hiển thị brandname gọi đến xưng danh đại diện cơ quan công quyền đều là lừa đảo. Với các cuộc gọi được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo, các đơn vị của Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an để xử lý.
Thuê xe ô tô rồi đem cầm cố để trả nợ Sáng 17/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Võ Nguyễn Xuân Huy (SN 1989, trú tại phường Đông Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trước đó, để có tiền sử dụng và trả nợ cá...