Du lịch Tràng An: Điểm đến không thể bỏ qua
Với những dãy đá vôi hàng triệu năm tuổi, hình thành các thung lũng, hang động, hồ đầm, hệ sinh thái và rừng ngập mặn, khu du lịch Tràng An là điểm đến nhất định ai cũng nên trải nghiệm một lần trong đời.
Tràng An sở hữu vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. (Ảnh: Hà Phương)
Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Đây là khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, nằm trong khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.
Với diện tích trải rộng hơn 2.000 ha, quần thể danh thắng Tràng An được tạo nên bởi các dải núi đá vôi, hang động, thung lũng, sông ngòi hòa quyện vào nhau, cùng nhiều di tích lịch sử.
Từ trên cao nhìn xuống, Tràng An như một bức tranh sơn thủy hữu tình, có núi non, sông nước, trời mây đan xen. Để có thể khám phá tường tận vẻ đẹp Tràng An, du khách phải di chuyển bằng thuyền.
Giá vé thuyền du lịch Tràng An hiện là 250.000 đồng/người. Tuy nhiên, một thuyền phải có đủ 5 người mới nhổ neo, trường hợp muốn xuất phát sớm khi chưa đủ 5 khách thì phải chờ, hoặc tự bỏ tiền bù cho những chỗ còn trống đó.
Từ bến thuyền, điểm dừng chân đầu tiên là đền Trình, tiếp theo du khách ngồi thuyền qua các hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu rồi lên bờ và leo gần 500 bậc đá để vào dâng hương tại đền Trần.
Tiếp đến, du khách đi thuyền qua hang Sính, hang Si, hang Ba giọt, hang Seo, hang Sơn Dương, lên thăm phủ Khống, rồi tiếp tục lộ trình đến hang Khống, hang Trần, hang Quy Hậu… và trở về điểm xuất phát.
Hiện nay, du lịch trên thuyền ở Tràng An chia làm 3 tuyến, mỗi tuyến đi qua những hang động khác nhau, nhưng có một điểm chung các hang tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Mỗi hang mang một vẻ đẹp đặc sắc riêng, gắn với tên gọi riêng nhưng đều có nhũ đá đẹp lung linh huyền ảo. Không khí trong các hang mát mẻ vào mùa Hè nhưng lại ấm áp vào mùa Đông.
Bởi thế, dẫu mùa Đông hay mùa Hè thì Tràng An luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, nơi đây nhiều lúc quá tải vì lượng khách lớn kéo về.
Hiện nay, du lịch trên thuyền ở Tràng An chia làm 3 tuyến, mỗi tuyến đi qua những hang động khác nhau. (Ảnh: Hà Phương)
Nói thêm về chủ nhân của những chiếc thuyền đưa khách ở Tràng An, hầu hết là phụ nữ trung niên, chỉ số ít là nam giới. Để được lái đò, ngoài việc họ phải trải qua lớp huấn luyện bơi, chèo thuyền, thi kỹ năng đạt tiêu chuẩn mới được hành nghề thì họ còn am hiểu về lịch sử vùng đất cố đô lịch sử và có tình yêu thiên nhiên rộng lớn.
Video đang HOT
Hơn hai năm dịch Covid-19 hoành hành khiến du lịch “đóng băng”, những người lái đò như ở bến Tràng An thất nghiệp.
Chị Huệ – người vừa chèo thuyền đưa chúng tôi đi tham quan tâm sự: Không có khách du lịch, không chỉ khiến đời sống bị chao đảo mà ai cũng buồn vì hàng ngày không được chèo thuyền, chuyện trò với du khách. Giờ khách du lịch đông trở lại, chị cũng như những người làm nghề chèo thuyền ở bến này ai cũng vui mừng.
Ngoài khách nội địa, Tràng An giờ đã dập dìu các đoàn khách quốc tế. Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, lượng khách du lịch đến địa phương đạt hơn 151.000 lượt, tăng 83% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2019 (năm chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19). Riêng tại khu du lịch Tràng An đã đón 26.200 lượt khách.
Ông Phạm Duy Phong – Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình – cho biết: Ngành du lịch đã trở lại guồng quay, vận hành trơn tru. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành sẵn sàng tiếp đón và phục vụ du khách tốt hơn.
Để đón và phục vụ du khách một cách tốt nhất, ngành du lịch Ninh Bình đã “kích hoạt” các điều kiện, trong đó yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Tại các khu vực quan trọng như bến xe, đầu cầu đã được tăng cường lực lượng chốt trực; tuyên truyền nhắc nhở qua hệ thống loa phát thanh để người dân, du khách thực hiện văn minh văn hóa du lịch.
Nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách, Ninh Bình hiện có 700 cơ sở lưu trú đảm bảo chất lượng. Vì vậy, dù khách du lịch đến đây vào ngày lễ cũng không có tình trạng thiếu quỹ phòng mà ngược lại, tại hầu hết các điểm đến đều có sự lựa chọn đa dạng.
Đến Ninh Bình, check-in con đường hoa đẹp như trong phim Hàn
Ngoài Tam Cốc - Bích Động, di sản Tràng An, chùa Bái Đính,... Ninh Bình còn hấp dẫn du khách với nhiều điểm đến tâm linh của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Một con đường hoa đẹp như trong phim Hàn cũng đang kéo khách tò mò đến check-in.
Tuần Du lịch Ninh Bình với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An", kéo dài từ 27/5-4/6, với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó có những điểm đến mới địa phương muốn giới thiệu, đưa vào khai thác trong thời gian tới.
Ngắm bức tranh lúa vàng rực rỡ
Mùa lúa chín ở Tam Cốc (Hoa Lư, Ninh Bình) thường bắt đầu vào tháng 5 hằng năm. Khi bức tranh Tam Cốc tô màu vàng rực rỡ, cũng là thời điểm diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình, với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An".
Điểm nhấn trên cánh đồng lúa Tam Cốc thơ mộng rộng hơn 9.500m2 năm nay là bức tranh "Lý ngư vọng nguyệt", còn có tên gọi cá chép chơi trăng, được khắc họa bằng chính cây lúa nước, qua đó gửi gắm ước vọng của người dân địa phương cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Đoàn thuyền rước rồng trên dòng Ngô Đồng. Hai bên bờ lúa chín vàng (Ảnh Sở DL Ninh Bình)
Sắc vàng Tam Cốc là sự kiện thường niên được Ninh Bình tổ chức từ năm 2018, vào mùa lúa chín. (Ảnh: Ngọc Hà)
Ngày khai mạc, đoàn thuyền nối đuôi nhau đưa du khách trải nghiệm trên dòng sông Ngô Đồng, nhìn ngắm, chiêm ngưỡng một trong 5 cánh đồng đẹp nhất Việt Nam đúng vào mùa chín rộ. Khách được mãn nhãn với màn rước rồng, cờ hội; được thưởng thức các làn điệu chèo, dân ca, hát xẩm,... suốt hành trình.
Là vị khách lần đầu tiên được tham dự lễ hội, bà Nguyễn Hòa Thu (50 tuổi) đến từ Nam Định, thích thú vừa ngồi trên thuyền ngắm cảnh, vừa chụp ảnh và thi thoảng livestream giới thiệu để mọi người ở nhà cùng xem. "Chưa bao giờ tôi được xem rước rồng trên thuyền, lại được ngắm cảnh núi non sông nước lúa chín vàng đẹp như vậy", bà trầm trồ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, việc phát triển du lịch gắn với thế mạnh của địa phương, đặc biệt là phát triển rất tốt loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, với cộng đồng, đã góp phần tạo nên hình ảnh và thương hiệu của du lịch Ninh Bình.
Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023 dự kiến đón trên 400.000 lượt khách tham quan, lưu trú trên toàn tỉnh, trong đó, riêng Tam Cốc đón khoảng 100.000 lượt.
Hành trình chiêm bái tại vùng đất địa linh nhân kiệt
Đến Ninh Bình, du khách không thể bỏ qua các điểm đến tâm linh tại huyện Gia Viễn, bởi đây là vùng đất "sinh vương, sinh thánh", nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư).
Đó là ngôi đền cổ Đức Thánh Nguyễn, được xây dựng trên nền ngôi chùa cách đây cả nghìn năm (1121) tại làng Điềm, thuộc hai xã Gia Thắng, Gia Tiến. Đền thờ thánh Nguyễn Minh Không. Ông là quốc sư thời Lý, sinh ra trên đất này.
Bà Vũ Thị Dược, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn, cho biết, cả nước có 500 đền thờ ông, riêng Ninh Bình có 24 đền. Trong tại Gia Viễn có 17 đền, nằm dọc theo sông Hoàng Long, cũng là con sông cổ, gắn với tích cờ lau tập trận của vua Đinh, vùng đất địa linh nhân kiệt.
Gác chuông đền Đức Thánh Nguyễn có niên đại từ thời Mạc, cao hai tầng tám mái bằng gỗ lim, được bảo tồn nghiêm ngặt. (Ảnh: Ngọc Hà)
Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/3 âm lịch.
Tôn chỉ của ngài là tích thiện, mong mọi người sống thiện, yêu thương nhau. Bước vào đền với tâm thế thiện, thánh Nguyễn Minh Không đã truyền thụ và đưa du khách cảm nhận về một thế giới vua tôi đồng lòng, quần tụ thể hiện ở con nghê ngồi trên đầu rồng, họa tiết tiên, bức hoạt cảnh đời thường...
Trong hành trình chiêm bái, du khách còn được tham quan đền Văn Bòng, hay còn có tên là đền Đinh Bộ Lĩnh - một ngôi đền cổ khác trên địa bàn xã Gia Phương, thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đây là quê gốc, nơi đức vua sinh ra và cũng là quê hương của nhiều danh tướng triều Đinh.
Hồ bán nguyệt trước cửa đền Văn Bòng, hay còn có tên là đền Đinh Bộ Lĩnh.
Cô trò trường Tiểu học thị trấn Me tổ chức Lễ báo công kết thúc năm học (Ảnh Ngọc Hà)
Đoàn khách chúng tôi may mắn được chứng kiến và cùng tham gia Lễ báo công học sinh tiêu biểu năm học 2022-2023 của một trường tiểu học trên địa bàn. Trong tiếng trống và tiếng đọc trang trọng của bậc bô lão, cả cô trò và du khách đều cảm nhận được không khí linh thiêng và tự hào.
Check-in con đường hoa đẹp như phim Hàn
Điểm ấn tượng với du khách lần đầu đến với Khánh Thiện là không khí làng quê thanh bình, hạ tầng cơ sở phát triển, đường làng sạch đẹp. Là mô hình điểm nông thôn mới, với nhiều làng nghề truyền thống và người dân chăm chỉ, chịu khó đã mang đến cuộc sống no đủ tại vùng quê này.
Đặc biệt, con đường hoa dài 2km rực rỡ sắc màu hoa giấy, hoa ngũ sắc, hàng cây tỉa thẳng tắp,... được xây dựng từ năm 2019 nối hai xã Khánh Tiên và Khánh Thiện, khiến du khách hết lời khen ngợi.
Chị Hải, một du khách đến từ Hà Nội, nhận xét, nếu đạp xe đi dạo trên con đường này vào buổi sớm, chiều mát thì thật tuyệt.
Con đường giấy hoa nở tưng bừng.
Đường có chiều dài hơn 2km, hai bên trồng hoa giấy, hoa ngũ sắc nở rực rỡ (Ảnh: Ngọc Hà)
Nhưng, Khánh Thiện không chỉ có đường hoa. Nơi đây còn có rất nhiều điểm có thể kết hợp làm du lịch, với các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, tuổi đời hàng trăm năm như Chùa Đọ, đền Quan Thám, đình Hàng Tổng; hay các điểm tham quan cầu Âu Xanh, bến đò Xanh nối với tỉnh Nam Định ở bờ bên kia sông Đáy, kho dự trữ lương thực quốc gia,...
Nơi đây còn được biết đến với văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng, những món ngon làm say lòng du khách. Trong đó, bánh đa vừng, chạo chân giò và chả đa vuông của xã Khánh Thiện là ba món ngon tiêu biểu từ 18 đặc sản của xã và là những món ăn truyền thống, được người dân nơi đây lưu giữ và truyền đến nay.
Cùng với làng nghề ẩm thực Phong An, xã Khánh Thiện còn có làng nghề cây cảnh, làng nghề đan lát (bèo, cói, đay, rơm rạ), trồng rau hữu cơ...
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của huyện Yên Khánh - sản phẩm sạch thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách (Ảnh: Ngọc Hà)
Với nhiều tiềm năng như vậy, Khánh Thiện hướng tới phát triển du lịch nông nghiệp. Đề án cho mô hình này đang trong quá trình xây dựng, dự kiến triển khai từ các năm 2023-2030, tầm nhìn 2040 với tổng mức đầu tư gần 52 tỷ đồng.
Ông Phạm Văn Toàn, Phó Bí thư xã Khánh Thiện, chia sẻ, người dân nơi đây đã sẵn sàng tham gia cùng địa phương, như chỉnh trang nhà cửa, đảm bảo trang thiết bị để sản xuất bún bánh, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, các đơn vị lữ hành cho rằng, địa phương cần sớm hoàn thiện hệ thống sản phẩm, có những hoạt động cụ thể để tăng trải nghiệm cho khách, đóng gói sản phẩm nông nghiệp hấp dẫn hơn mới có thể đưa vào chương trình tham quan của khách.
Khám phá Tràng An cổ cho hội "mê phượt" Ninh Bình là nơi nổi tiếng gắn liền với nhiều thắng cảnh như cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc,...Một trong những địa điểm không thể không nhắc đến khi tới nơi này đó chính là Tràng An Cổ. Với phong cảnh kỳ vĩ, địa hình tựa như bối cảnh phim kiếm hiệp, địa điểm này đã trở thành địa điểm được...