Bảo tồn, khai thác nhà cổ trong lòng di sản Tràng An
Quần thể danh thắng Tràng An ( Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 nhờ các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo, cảnh quan và nền văn hóa được kết tinh, bồi tụ trải dài suốt hàng chục thế kỷ.
Những năm qua, Ninh Bình luôn chú trọng tới công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản theo các cam kết với UNESCO, bao gồm cả việc bảo tồn nhà cổ trong lòng di sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Một ngôi nhà cổ với kiến trúc truyền thống độc đáo trong quần thể danh thắng Tràng An.
Làng quê truyền thống giữa lòng di sản
Tràng An là một vùng đất cổ. Hơn 10 thế kỷ trước, nơi đây từng là kinh đô của nước Đại Việt (968 – 1010) dưới 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý. Ngày nay, quần thể danh thắng Tràng An được biết đến là một di sản hỗn hợp “độc nhất vô nhị” ở khu vực Đông Nam Á với hệ thống dãy núi đá vôi hình thành 250 triệu năm trước. Đó là nơi bảo tồn, chứa đựng hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú.
Là nơi quần cư lâu đời nên quần thể danh thắng Tràng An được ví như một “di sản sống” và là một ví dụ nổi bật về truyền thống cư trú đặc biệt của loài người. Ở đó có các xóm làng trù mật với những nếp nhà cổ ẩn hiện giữa những dãy núi đá vôi đặc trưng của vùng đất bán sơn địa, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, đến tháng 9-2023, trong vùng lõi của di sản có khoảng 100 nếp nhà truyền thống được xây dựng cách đây từ 50 – 100 năm, phân bố chủ yếu ở các xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Vân (huyện Hoa Lư). Những ngôi nhà này hầu hết được dựng bằng gỗ, đá với kiểu kiến trúc ba gian hai chái. Khuôn viên truyền thống gồm cổng, hàng rào xếp bằng đá thô, vườn trước, ao, sân, nhà chính, nhà phụ, vườn sau…, thể hiện tính tự cấp tự túc đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Bộ xưa.
Góp phần tạo nên khung cảnh làng quê truyền thống đặc trưng ở các ngôi làng cổ trong quần thể danh thắng Tràng An không thể thiếu những con đường, ngõ nhỏ liên kết với không gian cảnh quan mặt nước, ao hồ. Xen kẽ giữa những ngôi nhà cổ, đường làng, vườn tược, giếng làng là các đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ tổ… tạo nên khung cảnh truyền thống độc đáo. Bởi thế, hệ thống nhà cổ, làng cổ trong quần thể danh thắng Tràng An được Ninh Bình coi là một nguồn tài nguyên văn hóa, một loại hình di sản độc đáo cần được bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
Video đang HOT
Khuyến khích vai trò của cộng đồng
Mặc dù tốc độ đô thị hóa ở khu vực quần thể danh thắng Tràng An chậm hơn so với nhiều nơi khác nhưng cũng ảnh hưởng đến không gian di sản. Trước sức ép của gia tăng dân số, nhiều gia đình mong muốn mở rộng không gian sống nên đã cải tạo hoặc phá dỡ nhà cổ để xây dựng những ngôi nhà hiện đại, khang trang hơn. Bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà truyền thống cũng bị xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị phá dỡ nếu không có các biện pháp trùng tu kịp thời.
Việc đưa nhà truyền thống vào hoạt động du lịch là cách đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách. Những năm qua, sự phát triển của du lịch cộng đồng đã góp phần cải thiện nguồn sinh kế của cư dân địa phương. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sang dịch vụ. Hiện nay, hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 15% cơ cấu kinh tế. Sự gia tăng thu nhập từ du lịch cũng giúp bà con gắn bó hơn với di sản.
Để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn di sản theo quy định, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết: Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới quần thể danh thắng Tràng An, bao gồm hỗ trợ tu bổ, sửa chữa nhà ở mang kiểu dáng kiến trúc truyền thống có tuổi đời từ 50 năm trở lên trong vùng lõi di sản; hỗ trợ xây dựng mới nhà ở trong vùng lõi di sản… nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân và bảo tồn các giá trị văn hóa. “Với mong muốn quản lý, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, tỉnh Ninh Bình đặc biệt coi trọng việc nâng cao nhận thức, tạo sinh kế bền vững, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác bảo tồn và quản lý giá trị di sản, thể hiện rõ nhất ở việc mỗi người dân tham gia giữ gìn, bảo tồn ngôi nhà của chính mình” – ông Mạnh nói.
Nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững, ông Bùi Quang Ninh, Phó Giám đốc Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An cho rằng, chỉ có người dân ở đây mới bảo vệ và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Do vậy, cần tạo điều kiện để cộng đồng được tham gia hoạt động phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa.
Đồng thời phải khai thác được những giá trị văn hóa địa phương để xây dựng sản phẩm điểm đến, lấy giá trị văn hóa bản địa làm sản phẩm du lịch cốt lõi nhưng vẫn bảo đảm các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô.
An Lão (Bình Định): An Toàn - Vùng đất làm say lòng du khách
Đến với xã An Toàn, huyện An Lão nơi được ví là "cổng trời" với độ cao 1.000m, cùng vẻ đẹp hùng vĩ của cánh rừng nguyên sinh, đồi sim cổ thụ, thác nước, ruộng bậc thang xen kẽ những ngôi nhà sàn của người đồng bào Bana, Hrê làm say lòng du khách.
Đường vào khu dân cư của xã An Toàn, huyện An Lão.
Homestay trên cổng trời
Chị Phạm Ngọc Thủy là nhân viên Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Bình Định cùng bạn bè tham gia chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm ở xã An Toàn vào giữa tháng 7 vừa qua để trải nghiệm dịch vụ du lịch cộng đồng nơi "cổng trời" An Lão.
Men theo những con đường hoa lau nở trắng muốt uốn lượn bao quanh sườn núi, đoàn của chị Phạm Ngọc Thủy đến vùng cao An Toàn. Không khí dịu mát, trong lành giúp đoàn quên đi sự mệt mỏi trên chuyến hành trình hơn 115km từ thành phố Quy Nhơn đến vùng cao An Toàn.
Đón đoàn tại farmstay Nẫu Ecovalley nằm ngay con đường bê tông nhỏ sạch sẽ, uốn lượn lưng chừng dốc. Đoàn du khách thả mình trong không gian tĩnh mịch, giữa tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim hót, tiếng róc rách của dòng suối và chiêm ngưỡng vườn cây dược liệu, hoa cẩm tú cầu xanh mướt.
Chị Phạm Ngọc Thủy chia sẻ: Lần đầu tiên đến với xã An Toàn, tôi ấn tượng cảnh quan, không khí ở đây. Chúng tôi trải nghiệm nhiều điểm tham quan như: đồi sim, làng bích họa, thác Rung, thác Sông Mia, thác Đá Dĩa, hòa mình với cuộc sống của người dân với lễ hội cồng chiêng, thưởng thức món ăn chế biến từ gà đồi, heo đen đến rau dớn, cá niên, rượu ghè.
Người dân làm homestay để phát triển du lịch cộng đồng.
Hiện nay, xã An Toàn có 4 điểm lưu trú cho khách du lịch là homestay Đinh Thị Mới, homestay Phạm Thị Kênh, farmsaty Nẫu Ecovalley (thôn 1), homestay Đinh Văn Liêu (thôn 2).
Chị Phạm Thị Kênh (41 tuổi), người dân tộc Bana cho biết: Tôi xây dựng homestay với diện tích 600m2, 12 phòng mức đầu tư trên 2 tỷ đồng dành cho khách du lịch. Ban đầu, gia đình chỉ định làm homestay nhỏ cho các nhóm du lịch khám phá thác K50 nhưng lượng khách vào mùa hè tăng nhanh. Vợ chồng tôi quyết định đầu tư bài bản nhà sàn gỗ đầy đủ tiện nghi với những ngôi nhà sàn bằng gỗ đúng chất của người bản địa. Du khách rất thích khi mặc trang phục thổ cẩm truyền thống Bana chụp ảnh lưu niệm tại cổng trời An Toàn, biểu diễn múa hát cùng đội cồng chiêng, múa xoang của thôn và trải nghiệm hái sim, nhổ mì, bắt cá sông suối.
Anh Vũ Đức Hòa - Giám đốc Hợp tác xã nông dược và dịch vụ tổng hợp An Toàn cho biết: Mỗi tháng, Nẫu Ecovalley đón khoảng 100 du khách. Cứ dịp cuối tuần lại có khách đến trải nghiệm tham quan các vườn dược liệu quý chè dây, chè lá vằn, tham quan mua sắm các sản phẩm đặc trưng của miền núi như: Rượu ghè, mật ong rừng, nông sản. Do điều kiện cơ sở vật chất ở An Toàn chưa đạt tiêu chuẩn cao cấp như nhiều nơi khác nên chúng tôi níu chân khách du lịch bằng chính sự giản dị, thân thiện, mến khách, bằng không gian văn hóa đặc sắc bản địa đang được bảo tồn, phát huy giá trị, phục vụ phát triển du lịch.
Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng
UBND huyện An Lão đang triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kết hợp chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó tập trung phát triển hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở xã An Toàn như: Bưởi, cam, bơ; mây tự nhiên (100ha), chè tiến vua (đồi chè với hơn 500 gốc chè cổ thụ), chè dây, trà thảo mộc, cao dược liệu, sim thôn 1, rượu cần Bana; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đan lát của người Hrê, Bana; sản phẩm heo đen, bò cỏ, gà thả đồi. Các dự án này, bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp (theo mô hình nông, lâm kết hợp), còn tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt để cung cấp cho du khách nhằm tạo nên sức hút riêng cho du lịch An Toàn trong tương lai.
Đến An Toàn thưởng thức rượu cần đồng bào Bana.
Ông Đinh Văn Đang - Chủ tịch UBND xã An Toàn cho biết: Những năm qua, xã được đầu tư xây dựng đường bê tông từ thị trấn An Lão tới các thôn. Trong năm 2023, UBND huyện An Lão đầu tư xây dựng các điểm nghỉ chân để du khách chụp ảnh tại cổng trời An Toàn, đỉnh ngắm mây, cổng chào tại 3 thôn, làng bích họa văn hóa Bana thôn 3, khu trồng dược liệu của Công ty Bidiphar, đồi sim Gia Vựt thôn 1. Người dân ở An Toàn đã biết cách làm du lịch, kiếm thêm thu nhập ngay tại thôn mình. Qua đó, chúng tôi quảng bá nông sản, đặc sản đến khách du lịch trong cả nước.
Ông Đỗ Tùng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết: Từ đầu năm đến nay, UBND huyện An Lão đầu tư 1,1 tỷ đồng hạ tầng kỹ thuật các địa danh du lịch ở An Toàn. UBND huyện đưa ra danh mục 8 dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện, với tổng diện tích khoảng 1.000ha. Trong đó, có dự án bảo tồn và phát triển vùng sim với 306ha, tại tiểu khu 1, xã An Toàn, xây dựng khu du lịch sinh thái phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng vui chơi giải trí gắn với sản xuất rượu sim.
Thưởng thức món ăn đặc sản của tại vùng cao An Toàn.
Ông Đỗ Tùng Lâm chia sẻ thêm: UBND huyện đang đề nghị UBND tỉnh Bình Định quan tâm hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch phân khu đất các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện và xã An Toàn, như: Đầu tư xây dựng đường bê tông xi măng từ sông Mia đến đồi sim sân bay Gia Vực (thôn 1); kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao và khu nghỉ dưỡng tại thôn 1, thôn 2, thôn 3 với hơn 28ha; dự án bảo tồn và phát triển vùng sim An Toàn tại tiểu khu 1 với diện tích 306,2ha và thôn 2 với diện tích 16,3ha. Xác định du lịch là hướng đi giúp cho đồng bào dân tộc nơi đây có sinh kế bền vững, cải thiện đời sống, thời gian tới, chính quyền huyện tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, nhằm đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của An Lão.
Khu danh thắng giữa vùng đầm lầy tựa 'Tràng An thu nhỏ' ở Thanh Hóa Khu danh thắng Kim Sơn ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đang là điểm hút khách du lịch bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và suối hoa súng chảy dài hơn 3 km. Quần thể danh thắng Kim Sơn là một vùng danh thắng nguyên sơ mang vẻ đẹp của tạo hóa. Được thiên nhiên ban tặng quần...