Du lịch TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển tour nội đô và quảng bá quốc tế
Không chỉ đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, Sở Du lịch TP.HCM còn đẩy mạnh quảng bá đến các thị trường quốc tế tiềm năng để thu hút thêm khách quốc tế đến với thành phố.
Đa dạng tour du lịch nội đô hút khách
Theo Sở Du lịch TP.HCM, đến tháng 10/2023, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã công bố 42 sản phẩm du lịch.
Theo đó, với lịch trình từ nửa ngày đến 1 ngày, người dân, du khách đến TP.HCM có thể tham khảo các lịch trình gợi ý theo các sản phẩm tour quận, huyện như: Ký ức Biệt động Sài Gòn, Sống động Sài Gòn; Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn, Về Chợ Lớn xem múa lân; Chuyện nhỏ trong lòng Chợ Lớn; Cần Giờ lắng nghe hơi thở của rừng; Bình Chánh – Về chốn linh thiêng, Những chiều chưa kể; Thủ Đức – Thành phố bên sông; Gò Vấp – Trăm năm tìm lại dấu xưa…
Hiện tại, khách nước ngoài đến tham quan TP.HCM rất thích dạo phố, thưởng thức ẩm thực đêm thông qua các sản phẩm tour du lịch bằng Vespa cổ hay Foodtour… Trong đó, chợ Bình Tây, tuyến phố cưới hỏi, trầu cau (quận 6); dạo phố ẩm thực và chợ hoa tươi Hồ Thị Kỷ (quận 10) được du khách quan tâm.
Thêm nữa, một vài tour thú vị khác cũng được khách lựa chọn như: trải nghiệm tour Biệt động Sài Gòn, du ngoạn sông nước và thưởng thức ẩm thực về đêm ngắm sông Sài Gòn, khám phá điểm du lịch cộng đồng tại ấp Thiềng Liềng thuộc xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ)…
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trưởng phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, từ đầu năm đến nay, TP.HCM có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới do các quận, huyện công bố như “Phố sức khỏe” (Quận 10), tour “Du ngoạn sử xanh” (Quận 3), tour “Vùng đất của những câu chuyện” (Quận 8)… Bà Thảo cho biết, việc khảo sát sản phẩm tại từng quận, huyện nhằm sàng lọc, tìm ra sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.HCM, hướng đến tạo điểm nhấn, thu hút du khách.
“Các sản phẩm này đã tạo thêm đa dạng, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch cho TP, xây dựng lòng tự hào về TP cho cộng đồng dân cư và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc, các giá trị văn hóa bản địa”, bà Thảo thông tin.
Đẩy mạnh quảng bá đến thị trường quốc tế
Tháng 10 vừa qua, Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức chương trình quảng bá du lịch Việt Nam – TP.HCM. Tại đây, Sở Du lịch TP.HCM đã ra mắt gian hàng “Du lịch Việt Nam – TP.HCM” trong hội chợ ITB Asia 2023.
Video đang HOT
Du khách tham quan gian hàng đã được trải nghiệm nhiều hoạt động như: Hội thảo kết hợp quầy trưng bày quảng bá điểm đến, vật phẩm du lịch của Việt Nam như: USB, thiệp gỗ, túi vải, nón lá, cẩm nang du lịch TP.HCM, cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, đoàn quảng bá du lịch TP.HCM còn cho du khách trải nghiệm các hoạt động thủ công truyền thống như nặn tò he, xếp lá dừa…
Khách quốc tế thăm địa đạo Củ Chi
Đặc biệt, Sở Du lịch TP.HCM đã thiết kế các sản phẩm dành riêng cho thị trường Singapore như: du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch golf, du lịch Bleisure – du lịch MICE, du lịch học tập, du lịch sinh thái và các sản phẩm liên kết vùng của TP.HCM.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết thị trường Singapore có nhiều tiềm năng tăng trưởng và luôn nằm trong 10 thị trường khách du lịch hàng đầu đến Việt Nam và TP.HCM trong những năm gần đây.
“Chúng tôi luôn kỳ vọng lượng khách Singapore đến Việt Nam cũng như TP.HCM ngày càng tăng. Bởi thị trường này sẽ góp phần làm cho ngành du lịch của chúng ta ngày càng phát triển và tạo nguồn thu lớn để đóng góp cho TP.HCM”, ông Hòa chia sẻ.
Gian hàng du lịch TP.HCM tại Lào
Cũng trong tháng 10 vừa qua, ngành du lịch TP.HCM tham gia Tuần lễ văn hóa du lịch tại Luông Pha Bang (Lào) để quảng bá du lịch Việt Nam nói chung, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và TP.HCM nói riêng đến các doanh nghiệp du lịch của Lào. Đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch TP.HCM tiếp cận, tìm hiểu đặc điểm và xu hướng phát triển thị trường Lào, đồng thời mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong lĩnh vực du lịch.
Từ hoạt động này, ngành du lịch TP.HCM còn có thể học tập kinh nghiệm tổ chức, quảng bá điểm đến, nắm bắt thông tin về tầm nhìn và chiến lược phát triển du lịch tại Lào, từ đó xây dựng kế hoạch xúc tiến cho ngành du lịch TP một cách phù hợp và hiệu quả.
Nhiều du khách Singapore quan tâm đến du lịch TP.HCM
Trước đó, Sở Du lịch TP.HCM đã quảng bá, xúc tiến du lịch TP đến với thị trường Mỹ. Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết chương trình có ý nghĩa đặc biệt khi được tổ chức ngay sau khi hai nước Việt Nam và Mỹ ra tuyên bố nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong đó du lịch là một trong 10 lĩnh vực được xác định thúc đẩy, hợp tác. Ngành du lịch TP.HCM tin rằng, hoạt động này không chỉ góp phần triển khai, cụ thể hóa tuyên bố chung giữa hai nước mà còn mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng lưu lượng khách du lịch giữa hai nước thời gian tới.
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel nhận xét, du lịch TP.HCM đã làm tốt về sản phẩm, nhưng cần chú trọng đưa sản phẩm đến với khách thế nào. “Chúng ta cần nỗ lực để quảng bá sản phẩm du lịch, ngành du lịch cần xúc tiến, tiếp thị sản phẩm ra bên ngoài để có thêm cơ hội so với các nước trong khu vực. Khách du lịch quốc tế có kế hoạch đi chơi khá sớm nên việc quảng bá cần thực hiện từ sớm, có kế hoạch để đẩy thêm nguồn lực khách đến”, bà Hoàng nêu ý kiến.
Ông Trần Thế Dũng, Tổng giám đốc Lữ hành Vietluxtour thì cho rằng để các sản phẩm nội đô hấp dẫn, các doanh nghiệp cần ngồi cùng nhau để kết nối các sản phẩm theo chủ đề, chọn lọc điểm đến đặc trưng, nổi bật làm tour liên tuyến. Theo ông Dũng, sản phẩm đặc trưng phải là sản phẩm mà nhắc đến TP.HCM thì khách đến nhất định phải trải nghiệm. Bên cạnh đó, TP cũng cần chú trọng các sản phẩm đặc trưng về đêm để khách có thêm trải nghiệm.
Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Truyền thông – Marketing TST Tourist, cho rằng, xu hướng chi tiêu của khách hàng có nhiều thay đổi trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, đặc biệt là các đoàn khách lớn.
Do vậy, thành phố cân nhắc xem xét lợi thế thu hút nguồn khách tại chỗ gồm công nhân viên, người lao động; song song đó là thu hút các đoàn khách MICE (hội thảo kết hợp du lịch) trong nước cũng như quốc tế. Về lâu dài, thành phố tiếp tục làm sạch các kênh, xây thêm bến tàu du lịch đón trả khách…
Việc tăng cường quảng bá vẻ đẹp du lịch thành phố qua các kênh thông tin trong nước, quốc tế thông qua những người kinh doanh, buôn bán, tài xế taxi… cũng là điều cần thực hiện thường xuyên.
3 trục liên kết du lịch giữa TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long
Trên ba trục liên kết du lịch, TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các đơn vị đã khai thác 80 chương trình du lịch.
Chương trình liên kết du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL theo ba trục và 4 cụm du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chương trình liên kết với năm nội dung: quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.
Các địa phương trong liên kết cũng đã xác định xây dựng một tầm nhìn phát triển xa hơn trong xu hướng liên kết du lịch vùng, tăng thế mạnh đặc trưng, phát triển sản phẩm du lịch gắn với thế mạnh của các địa phương trong khu vực.
Tỉnh Sóc Trăng phát triển du lịch sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng tại Cồn Phong Nẫm (huyện Kế Sách). Sở Du lịch TP.HCM đã thông tin về ba trục của chương trình liên kết 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Cụ thể:
Tuyến 1: Những nẻo đường phù sa, TP.HCM - Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau
Tuyến này phát triển sinh thái sông nước miệt vườn, ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ, công trình di tích lịch sử - văn hóa, chợ nổi... phát triển tuyến kết nối với Côn Đảo từ Cần Thơ, Sóc Trăng.
Tuy vậy, hạ tầng phục vụ du lịch các cơ sở lưu trú gắn với thiên nhiên, khách sạn 4 sao trở lên, nhà hàng đạt chuẩn... còn thiếu. Điểm đến mới chưa được đầu tư phát triển, giá trị văn hóa bản địa chưa khai thác và kết nối trên tuyến.
Sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm còn thiếu, cơ sở ăn uống phục vụ thị trường chuyên biệt chưa đáp ứng.
Để liên kết du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL hiệu quả, các tỉnh cần đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch.
Tuyến 2: Non nước hữu tình gồm TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh
Đây là tuyến kể về những câu chuyện văn hóa bản xứ giàu bản sắc; du lịch cộng đồng, homestay thân thiện; giá trị ẩm thực ven biển; những bãi biển có sức hấp dẫn, đặc biệt trải nghiệm văn hóa Kh'mer...
Cung đường nối Trà Vinh và Sóc Trăng còn hạn chế nên không thể kéo dài hành trình; thiếu thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên tuyến đường biển liên vùng giữa các địa phương. Hiện tuyến này chưa có các tour đêm gắn với văn hóa Khmer.
Tuyến 3: Sắc màu vùng biên, TP.HCM - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang.
Sản phẩm du lịch phát triển theo sinh thái vùng Đồng Tháp Mười kết hợp văn hóa vùng mậu biên; trải nghiệm các loại hình vận chuyển: thuyền, vỏ lãi, tắc ráng... Đặc biệt kết nối tuyến du lịch quốc tế bằng đến Campuchia bằng bộ từ các cửa khẩu đường bộ; tuyến đường sông liên vận từ TP.HCM đến Châu Đốc đến Campuchia...
Tuyến giao thông đường bộ chưa đáp ứng cho vận chuyển khách đoàn, thiếu dịch vụ lưu trú và ăn uống. Các hoạt động "giao thương mậu biên" chưa được khai thác, sản phẩm mới còn thiếu. Chi phí dịch vụ vẫn còn khá cao so với mặt bằng các địa phương khác.
Trải nghiệm các loại hình vận chuyển thuyền,vỏ lãi, tắc ráng... là những đặc trưng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, đánh giá: Chương trình liên kết giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL là một chương trình liên kết du lịch vùng triển khai trên phạm vi rộng lớn về quy mô lãnh thổ và về nội dung liên kết.
Từ đây, các địa phương cam kết sẽ không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh; đẩy mạnh liên kết trong việc kết nối hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch.
"Đặc biệt, địa phương chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương theo hướng chuyên nghiệp hóa và tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch từ số lượng sang chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp." - bà Hiếu nói.
Ra mắt tour du lịch một mình đến Việt Nam và Campuchia Nhà điều hành tour du lịch Newmarket Holidays (Anh) vừa triển khai một tour du lịch mới đến khu vực Đông Nam Á, dành riêng cho khách du lịch một mình. Du khách đến tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh minh họa: TTXVN Cụ thể, "Di sản của Việt Nam và Campuchia" là tour du lịch kéo dài 14...