Du lịch Phan Thiết: Khám phá kiến trúc tháp chàm Poshanư độc đáo
Tháp chàm Poshanư là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn và quan trọng đối với người dân thành phố biển Phan Thiết.
Quần thể tháp chàm này vừa là di tích văn hóa còn sót lại của vương quốc Chăm Pa cổ, vừa làm phong phú thêm cho các loại hình du lịch tại đây. Có được dịp du lịch Phan Thiết và ghé thăm tháp chàm Poshanư, bạn sẽ phải kinh ngạc về đường lối kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật điêu khắc và nét đẹp văn hóa người Chăm xưa.
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA POSHANƯ
Tháp chàm Poshanư hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài, hiện đang tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc. Đây là một trong những ngọn tháp có kích thước vừa và nhỏ nhưng tương đối còn khá nguyên vẹn, vẫn giữ được những nét nghệ thuật cổ xưa của lối kiến trúc Hòa Lai tinh tế.
Quần thể tháp chàm được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8 để thờ vị thần Shiva cao quý của Ấn Độ. Cho đến thế kỷ 15, một vài ngôi đền được xây dựng với quy mô nhỏ và đơn giản hơn dùng để thờ công chúa Poshanư con của vua Para Chanh – một người nhan sắc, tài đức vẹn toàn được người dân Chăm cổ hết mực yêu quý. Từ đó, quần thể kiến trúc này được gọi là tháp chàm Poshanư.
KỸ THUẬT XÂY DỰNG HOÀN HẢO, ĐIÊU KHẮC CHẠM TRỔ CÔNG PHU
Về tổng thể ngọn tháp được xây dựng nên từ những viên gạch nung đỏ, gắn chặt với nhau bằng một loại chất kết dính vô cùng đặc biệt mà khoa học vẫn đang nghiên cứu và đưa ra nhiều giả thiết về một loại nhựa thực vật bí ẩn. Xung quanh 4 mặt tháp có hình vuông, phân tầng càng lên cao thì càng nhỏ lại, cửa tháp có hình vòm cuốn với nhiều hoa văn tinh tế. Poshanư gồm có 1 tháp chính và 2 tháp phụ, là nơi thờ tự những vị thần quan trọng trong văn hóa Chăm cổ.
Ngọn tháp chính gồm 3 tầng với chiều cao 15 m, có một cửa chính dài hướng về phía Đông là nơi cư ngụ của các thần linh. Ngoài ra để đảm bảo tính đồng dạng, đối xứng thì tháp còn có thêm 3 cửa giả hướng về 3 phía còn lại của trời đất được điêu khắc hoa và những hình tượng kỳ lạ. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên dưới có hệ thống 4 lỗ thông gió. Bên trong tháp chính là bệ thờ Linga-Yoni bằng đá, vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của người theo đạo Hin-đu giáo.
Nằm bên cạnh tháp chính là tháp thờ Thần Lửa, có kích thước nhỏ nhất với chiều cao chỉ hơn 4m và có 1 cửa chính về hướng Đông. Những hình ảnh điêu khắc đa phần đã bị bào mòn nên khó để bạn có thể nhìn thấy rõ ràng các hoa văn được khắc trên thân tháp. Cách đó không xa là tháp thờ Thần Bò Nandin, linh vật cỡi của thần Shiva. Tháp này cao khoảng 12m, mang hình dáng và kiến trúc giống với ngọn tháp chính nhưng được tinh giản chi tiết để hài hòa hơn với tổng quan quần thể.
Video đang HOT
Quần thể tháp chàm Poshanư ở Phan Thiết vẫn đang không ngừng được tôn tạo và bảo tồn nhằm giữ gìn được những nét đẹp văn hóa Chăm Pa cổ. Nơi này đã được Việt Nam xếp vào hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hàng năm vào lễ hội Rija Nưga (tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt) được tổ chức vào đầu tháng Giêng Chăm lịch, rất nhiều người dân đã đến làm lễ cầu mưa và xin những điều tốt lành, không khí trở nên vô cùng nhộn nhịp. Đến đây trùng vào dịp lễ này bạn có thể hòa mình vào phong tục tập quán, khám phá trọn vẹn hơn về văn hóa và con người của dân vùng địa phương.
Theo trí thức trẻ
Muốn nạp 'vitamin sea' mà vừa đẹp vừa nên thơ thì cứ đến đảo Phú Quý
Nhiều người bảo Phan Thiết là nơi mà đi hoài không hết điểm du lịch, mình không tin cho đến khi lần lượt được ghé qua Mũi Né, Kê Gà, Hòn Rơm, Tháp Chàm, Cù Lao Câu, Cổ Thạch... và cuối tuần vừa qua, đã đến thăm Phú Quý, một hòn đảo hoang sơ lại vừa đẹp vừa nên thơ.
Từ Sài Gòn, nhóm mình đã di chuyển đến Phan Thiết bằng xe khách với giá 150.000 đồng/người. Nếu bạn đi xe máy thì cứ men theo hướng quốc lộ 1A. Tới bến cảng thành phố Phan Thiết, bạn sẽ mất 6 tiếng ngồi trên tàu đến Phú Quý. Nếu đi tàu trung tốc và cao tốc thì chỉ còn rút xuống từ 2,5 đến 3,5 tiếng mà thôi.
Phú Quý là một hòn đảo hoang sơ lại vừa đẹp vừa nên thơ.
Khi cập bến cảng Phú Quý rồi thì bạn nên cẩn thận vì bến cảng này lúc nào cũng đông nghịt người đón người thân, chở hàng hóa, chủ homestay chờ đón khách đưa về nhà... nên chú ý hành lý để tránh bị thất thoát.
Tính ra thì Phú Quý bé xíu, chạy xe máy một vòng là hết trọn đảo nhưng có rất nhiều đồng hoa dại ven bờ biển, cả những khóm hoa sứ, hoa trên núi bung trổ vào buổi bình minh nữa. Đặc biệt, đi đâu trên đảo cũng rợp tán cây bàng, mùa này bàng chuyển lá đỏ còn khiến khung cảnh đặc sắc hơn nữa.
Phú Quý bé xíu, chạy xe máy một vòng là hết trọn đảo nhưng có rất nhiều điểm thăm thú.
Homestay trên đảo trung bình chỉ có giá 50.000 đồng/người, hầu như homestay nào cũng thân thiện, người dân hòa đồng, rất chịu hòa mình với khách du lịch.
Buổi tối, nhóm mình cắm trại ngay dưới vách đá cột cờ, mua hải sản, chuẩn bị đồ nướng, vác lều, dựng trại, ướp tôm cá mực với nước chấm, đốt lửa và lò than giữa xung quanh là biển điêm quả thật thú vị.
Đốt lửa trại quanh biển điêm là một trải nghiệm thú vị.
Nếu là một tín đồ sống ảo thì bạn không thể bỏ qua những điểm trên đảo như cột cờ, ngọn hải đăng, cối xay gió, chùa Linh Bửu, chùa Linh Sơn, vịnh Triều Dương...
Người dân Phú Quý hòa đồng, rất chịu hòa mình với khách du lịch.
Giá vé tham quan hải đăng chỉ 10.000 đồng/người. Đường lên hải đăng có cả đường chạy xe máy và đường đi bộ, nhưng đã phượt thì phải trekking, phải đi bộ mới khám phá đầy đủ những điều thú vị trên đường đi. Ngoài cây cối quanh đường, bạn sẽ nghe tiếng chim hót, sóc kêu, hái được nhiều loại quả rừng mà nhiều nhất là quả trâm chín mọng.
Trên đảo, có rất nhiều đồng hoa dại ven bờ biển, cả những khóm hoa sứ, hoa trên núi bung trổ vào buổi bình minh nữa.
Toàn đảo chỉ có 3 cối xay gió nhưng lại tạo ra toàn bộ điện năng sử dụng trên đảo, đẹp lung linh không thua gì "cánh đồng cối xay gió" ở Bạc Liêu đâu. Các ngôi chùa thì có nhiều bãi đá nham thạch cổ, nằm sâu trong các đỉnh dốc, vụng núi, chụp lên hình thì phải gọi là "chất nghệ".
Cối xay gió ở Phú Quý đẹp lung linh không thua gì "cánh đồng cối xay gió" ở Bạc Liêu.
Mình thích nhất vẫn là vịnh Triều Dương vì rất đẹp, nước biển màu xanh ngọc bích, bãi cát trượt dài, trắng tinh, cây cỏ, gió thổi vi vu mát rười rượi.
Nếu có thời gian, bạn nhất định phải ở lại lâu hơn và khám phá các ngóc ngách khác của đảo, thưởng thức các món ăn dân dã của đảo thì mới đậm chất "phượt" đúng nghĩa.
Nơi đây còn có bán rất nhiều hải sản ngon, bổ, rẻ, cầu gai với nhum biển nướng mỡ hành chỉ 10.000 đồng/con, hào thì 15.000 đồng/con, ốc các loại chỉ 55.000 đồng/kg, cá bóp thì 250.000 đồng/kg nhưng chế biến sẵn luôn. Cả nhóm mình 7 người mà chỉ hết 900.000 đồng, xong rồi nhảy ùm xuống biển, ngắm san hô, bơi lội thỏa thích cùng cá...
Chỉ tốn tầm 1.300.000 đồng cho cả chuyến đi, quá hời cho một kỳ nghỉ cuối tuần ở đảo Phú Quý.
Nếu có thời gian, bạn nhất định phải ở lại lâu hơn và khám phá các ngóc ngách khác của đảo, thưởng thức các món ăn dân dã của đảo thì mới đậm chất "phượt" đúng nghĩa.
Cả chuyến đi, bao gồm tàu, homestay, thuê xe máy, ăn uống no nê từ sáng đến tối mà mỗi đứa nhóm mình chỉ tốn tầm 1.300.000 đồng, quá hời cho một kỳ nghỉ cuối tuần ở đảo Phú Quý.
Theo emdep.vn
Đi trốn ở "hòn ngọc thô" Mũi Yến, Bình Thuận Mũi Yến được ví như hòn ngọc thô hoang sơ mà thơ mộng của vùng đất đầy nắng và gió Bình Thuận. Tuy mới xuất hiện trên bản đồ du lịch nhưng Mũi Ngọc đã trở thành một trong những cái tên được dân phượt yêu thích và săn lùng trong thời gian gần đây. "Tan chảy" trước bức tranh thủy mặc Mũi...