Du lịch mất 23 tỉ USD, muốn vay tiền để gượng dậy
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam dự kiến sẽ mất khoảng 23 tỉ USD và giảm hơn 80% khách quốc tế.
Các công ty du lịch cho hay quy định để vay vốn, nhận hỗ trợ quá khó khăn và chưa phù hợp với thực tế. Trong ảnh: Khách tham quan dinh Độc Lập. Ảnh: TÚ UYÊN
Ngành du lịch đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, đến nay vẫn có rất ít doanh nghiệp (DN) tiếp cận được các gói hỗ trợ của Nhà nước.
Để giảm bớt khó khăn cho ngành du lịch, mới đây Bộ KH&ĐT đề xuất cho các công ty lữ hành mới thành lập được giảm 80% số tiền ký quỹ trong thời hạn hai năm. Tuy vậy, nhiều ý kiến còn băn khoăn về đề xuất này.
Ông TỪ QUÝ THÀNH , Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang :
Gói hỗ trợ của Nhà nước đang ở rất xa
Thời điểm này mọi năm các công ty du lịch đã bắt đầu tung ra chương trình du xuân, khách hàng cũng tìm hiểu đặt mua tour tết. Tuy nhiên, năm nay sau khi đợt dịch COVID-19 thứ hai được kiểm soát thì lại xảy ra bão lũ tại miền Trung khiến người dân thắt chặt chi tiêu, e dè đi du lịch. Điều này khiến ngành du lịch đã khó càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên, các gói hỗ trợ của Nhà nước đến nay vẫn còn xa vời đối với các công ty lữ hành, đơn cử như gói 16.000 tỉ đồng cho DN vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động. Để nhà kinh doanh có thể tiếp cận được các gói hỗ trợ, Nhà nước cần phải nới lỏng các điều kiện, thủ tục cho vay. Nếu không làm như vậy thì chính sách hỗ trợ chỉ là khẩu hiệu. Ví dụ, DN nào chấp hành đóng thuế tốt trong ba năm và căn cứ vào tình hình doanh thu trong ba năm gần nhất để cho vay.
Vấn đề quan trọng nhất đối với các công ty du lịch hiện nay là cần có khách hàng. Từ đó có nguồn thu để giữ chân người lao động, tránh việc phải đóng cửa. Để thu hút khách, các công ty du lịch đang triển khai các tour kích cầu với giá rất tốt nhưng làm sao kích thích người dân đi du lịch thì cần sự sát cánh của Nhà nước.
Video đang HOT
Chẳng hạn, một tour du lịch có giá 4 triệu đồng, nếu du khách đăng ký tour ở công ty có giấy phép đàng hoàng sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30%-50% giá. Như vậy, DN có được doanh thu, dù lãi ít nhưng đây là cách hiệu quả có thể giúp vực dậy các DN du lịch.
Ông PHẠM MINH NHỰT , Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang :
Cho vay tiền đã ký quỹ là tốt nhất
Hiện nay chỉ còn khoảng 20%-30% cơ sở lưu trú, 50% DN lữ hành hoạt động. Thời gian qua, đa số công ty du lịch tại Nha Trang vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ.
Tuy nhiên, Nghị quyết 154 mới ban hành của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có một số nội dung thoáng. Với chính sách mới này, chúng tôi hy vọng nhiều công ty sẽ tiếp cận được gói hỗ trợ.
Với đề xuất giảm 80% tiền ký quỹ cho công ty lữ hành mới thành lập, chúng tôi cho rằng nó không có tác dụng hỗ trợ cho những công ty đang hoạt động. Bên cạnh đó, việc giảm tiền ký quỹ cho DN lữ hành mới thành lập có thể dẫn đến một số hệ lụy và khó đạt được mục tiêu của ký quỹ là bảo vệ cho du khách.
Ví dụ, khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch nội địa, DN phải ký quỹ 100 triệu đồng, nay chỉ phải đóng 20 triệu đồng. Giả sử chẳng may khách du lịch bị tai nạn hoặc du khách bị bỏ rơi trong quá trình du lịch thì số tiền ký quỹ đó làm sao đảm bảo bảo vệ quyền lợi cho du khách.
Do vậy, chúng tôi kiến nghị cho DN vay tiền đã ký quỹ là tốt nhất. Qua đó giúp họ giảm bớt khó khăn phần nào trong giai đoạn hiện nay.
TS PHẠM TRUNG LƯƠNG , nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch :
Nhà nước cần tháo gỡ nút thắt về vốn
Rất nhiều công ty lữ hành nhỏ và vừa phá sản, các công ty lớn thì lao đao. Do vậy khó có nhà đầu tư nào dám mạo hiểm thành lập mới để hưởng chính sách được giảm 80% tiền ký quỹ. Như vậy, chính sách này không có nhiều tác dụng.
Đối với đề xuất cho DN vay 50% lại tiền ký quỹ cũng thấp so với nhu cầu vốn phục vụ cho việc kinh doanh nhưng ít còn hơn không. Nếu tỉ lệ này được nâng lên bằng 80% số tiền ký quỹ thì các công ty lữ hành dễ thở hơn.
Thực tế hiện nay các công ty du lịch khó tiếp cận các gói tín dụng hỗ trợ do vướng các điều kiện, thủ tục phức tạp. Nút thắt này chỉ có thể được giải quyết bởi vai trò của Nhà nước thông qua việc bảo lãnh. Nếu Nhà nước cũng lo không thu hồi được vốn vay thì có lẽ tiền khó đến được với cộng đồng kinh doanh.
Sở Du lịch TP.HCM cho hay từ đầu năm đến nay, có 103 DN lữ hành quốc tế và nội địa trên địa bàn TP làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Đại diện Sở Du lịch TP.HCM:
Bắt tay với các địa phương để kéo khách
Đối với các chính sách hỗ trợ cho DN gặp khó khăn do dịch COVID-19, qua sơ kết đợt 1 cho thấy chưa đến 20 công ty lữ hành của TP được hỗ trợ giảm lãi suất, gia hạn nợ gốc. Nguyên nhân là vì các quy định để vay vốn, nhận hỗ trợ quá khó khăn và chưa phù hợp với thực tế.
Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến đề xuất kiến nghị Chính phủ giảm 80% tiền ký quỹ cho các DN lữ hành mới thành lập. Đây là cách khuyến khích các DN mới hoạt động.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, công ty lữ hành đưa khách Việt Nam đi nước ngoài phải ký quỹ 500 triệu đồng, đưa khách quốc tế đến ký quỹ 250 triệu đồng và tổ chức tour cho khách Việt đi trong nước ký quỹ 100 triệu đồng. Do vậy, sở tiếp tục kiến nghị cho DN lữ hành được vay 50% tiền ký quỹ để có thêm vốn xoay xở lúc khó khăn. Đây là một giải pháp thiết thực.
Bên cạnh đó, sở cũng đưa ra nhiều giải pháp đòn bẩy để tăng lượng khách trong nước là liên kết với các địa phương kéo khách về. Phía các DN cũng đã tung ra nhiều sản phẩm mới.
Khách quốc tế giảm hơn 80%
Tại phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 9-11, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho hay năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,3 lần so với năm 2016. Khách du lịch nội địa đạt 85 triệu lượt, tăng 1,3 lần. Tổng thu du lịch đạt 35 tỉ USD, đóng góp 9,2% GDP.
Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, du lịch Việt Nam sẽ thất thu 23 tỉ USD và giảm hơn 80% khách quốc tế, du lịch nội địa giảm trên 50%. Đây là một năm vô cùng khó khăn đối với du lịch Việt Nam, du lịch thế giới.
Tăng 6% là cao hay thấp?
Hồi tháng 6, tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ nhận về trách nhiệm cao nhất với GDP, không để con số này lao dốc.
Anh minh hoa
Theo đó, Chính phủ chưa trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng mà vẫn đang dốc sức cố đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,8%, hoặc phấn đấu ít nhất đạt mức tăng từ 4 - 4,5%. "Dẫu biết đó là mục tiêu rất cao trong hoàn cảnh cả thế giới đảo lộn vì đại dịch Covid-19, nhưng Chính phủ thấy cần phải đặt ra mục tiêu như vậy". Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu lý do: "đặt mục tiêu thấp thì không còn động lực phấn đấu".
Nhưng đến giờ phút này, có thể chắc chắn được rằng, không thể duy ý chí. Chính phủ nhìn nhận, quy mô GDP tiếp tục tăng nhưng giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với năm 2019 và bình quân giai đoạn 2016-2020. Năm 2020, GDP theo giá hiện hành ước đạt khoảng 6,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 263 nghìn tỷ đồng so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 (tăng gần 500 nghìn tỷ đồng so với năm 2018); tốc độ tăng GDP năm 2020 thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2019 (7,02%). Một con số cật lực cho tăng GDP năm nay, đẹp nhất cũng chỉ là 3%.
Đối với năm 2021, Chính phủ trình Quốc hội chỉ tiêu GDP cho năm này tăng khoảng 6% so với năm 2020. Con số này hiện chứa nhiều "kịch tính". Trong khi nhiều ý kiến từ đại biểu Quốc hội cho rằng 6% cao quá thì trong giới chuyên gia lại thấy... thấp quá.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, có ý kiến cho rằng để có cơ sở vững chắc, rủi ro ít hơn, không ảnh hưởng đến việc điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 (dự kiến 6%) thận trọng hơn; tiếp tục đặt trọng tâm phòng, chống dịch bùng phát trở lại. Trường hợp cần thiết có thể xây dựng các phương án tăng trưởng. Có ý kiến đề nghị chỉ nên đặt mục tiêu phấn đấu, không nên ấn định con số tăng trưởng cho năm 2021.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định, con đường phía trước còn nhiều gập ghềnh, đại dịch còn diễn khó lường, trong khi thiên tai hoành hành cũng không kém phần bất ngờ, vì thế, chỉ tiêu GDP bao nhiêu đều cần được tính toán kỹ lưỡng. Năm 2021 vẫn rất khó khăn, chưa có khả năng xử lý dứt điểm đại dịch Covid-19 trước tháng 6/2021. Với tốc độ lây lan dịch bệnh, may ra đến năm 2023, tình hình mới có thể bình thường trở lại, các năm 2021 - 2022 vẫn phải trong tình trạng vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.
Quốc hội luôn rất thận trọng với mức tăng GDP và muốn giảm sức ép cho Chính phủ. Nhưng giới chuyên gia thì có vẻ rất sôi sục về GDP. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) quả quyết: "dù còn hay không còn đại dịch, theo tôi, GDP năm sau vẫn có thể tăng cao hơn mức 6,5%, thậm chí có thể đến 9 - 10% nếu nguồn lực được phân bổ lại một cách hiệu quả". Nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế cũng cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ bật dậy mạnh mẽ ngay trong năm 2021, chứ không chỉ "làng nhàng" ở mức tăng 5% hay 6%.
Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 9 tháng đầu năm Bảo hiểm là một trong số ít lĩnh vực tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao trong bối cảnh đại dịch. Ảnh minh họa. Liên quan đến thị trường bảo hiểm, trong báo cáo mới nhất về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã cập nhật những thông tin mới nhất về bức tranh toàn ngành trong...