Quy định mới về lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Ngày 9-11, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức họp báo chuyên đề cung cấp thông tin về Nghị định 132 /2020/NĐ-CP (Chính phủ mới ban hành ngày 5-11 thay thế cho Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24-2-2017).
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Nghị định 132 /2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP về quy định khống chế trần lãi vay. Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục giữ nguyên quy định mức trần chi phí lãi vay 30% lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, tiền vay; cho chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm tiếp theo và mở rộng đối tượng miễn áp dụng quy định khống chế.
Cụ thể, theo hướng quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN có giao dịch liên kết không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng với lãi vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, khi xác định tổng chi phí lãi vay trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30%. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Việc khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% không áp dụng đối với khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm ; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước như nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, một trong những điểm mới cơ bản của Nghị định 132/2020/NĐ-CP là bổ sung thêm đối tượng miễn áp dụng quy định đối với “nhà ở xã hội ”. Người nộp thuế trong giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132 có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam .
Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện, phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Đáng chú ý, Nghị định 132 nêu rõ, người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên phải có trách nhiệm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Thời hạn nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Nghị định 132 đã sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các Diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Nghị định 132/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP về quy định khống chế trần lãi vay. Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục giữ nguyên quy định mức trần chi phí lãi vay 30% lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, tiền vay; cho chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm tiếp theo và mở rộng đối tượng miễn áp dụng quy định khống chế.
Cụ thể, theo hướng quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN có giao dịch liên kết không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng với lãi vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, khi xác định tổng chi phí lãi vay trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30%. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Việc khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% không áp dụng đối với khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm ; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước như nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, một trong những điểm mới cơ bản của Nghị định 132/2020/NĐ-CP là bổ sung thêm đối tượng miễn áp dụng quy định đối với “nhà ở xã hội”. Người nộp thuế trong giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132 có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam .
Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện, phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Đáng chú ý, Nghị định 132 nêu rõ, người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên phải có trách nhiệm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Thời hạn nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Nghị định 132 đã sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các Diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) mà Việt Nam là thành viên.
Bloomberg: Giá Bitcoin có thể tăng lên 20.000 USD trong năm nay
Tính tới 18h ngày 5/6 (giờ Việt Nam), đồng Bitcoin giao dịch ở mức 9.774 USD, tăng 2,08% so với 24 giờ trước.
Trong một báo cáo mới đây, Công ty Tài chính, phần mềm, dữ liệu và truyền thông Bloomberg nhận định giá tiền ảo Bitcoin có thể tăng gấp đôi lên 20.000 USD trong năm nay. Nhận định này trái ngược với quan điểm của Goldman Sachs vào tuần trước, trong đó ngân hàng Mỹ liệt kê 5 lý do nhà đầu tư nên tránh Bitcoin.
Bloomberg dự báo giá Bitcoin tăng lên 20.000 USD trong năm 2020. Ảnh: Reuters .
Theo Bloomberg , Bitcoin - tiền ảo lớn nhất trên thị trường hiện nay, có nhiều yếu tố thuận lợi về cả nền tảng lẫn kỹ thuật và đánh giá thấp tiền ảo này là hành động "thực sự sai lầm". Công ty này chỉ ra rằng lịch sử cho thấy Bitcoin sẽ trở lại mức 20.000 USD vào năm 2020 - mức giá gần gấp đôi so với hiện tại.
"Theo quan điểm của chúng tôi, Bitcoin sẽ đạt mốc kỷ lục khoảng 20.000 USD trong năm nay, nếu như theo đúng xu hướng của năm 2016", Bloomberg nhận định.
Cũng trong báo cáo, Bloomberg cho rằng sự phát triển của đồng Bitcoin, nhờ việc tiền số ngày càng được chấp nhận phổ biến, khả năng giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin cũng như sự biến động giảm dần, sẽ giúp đẩy mạnh giá Bitcoin. Bên cạnh đó, Bloomberg cũng dự báo giá Bitcoin sẽ tăng khi thị trường chứng khoán phục hồi.
Về mặt kỹ thuật, đồng Bitcoin đang ổn định ở mức giá 8.000 USD và có thể tăng cao hơn nếu chọc thủng mốc 10.000 USD. Bloomberg tin rằng đồng Bitcoin đang được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19. Thứ nhất, trong những lần thị trường chứng khoán lao dốc vì dịch bệnh Covid-19, đồng tiền này không chịu nhiều ảnh hưởng. Thứ hai, dịch bệnh càng làm đẩy nhanh hơn xu hướng chuyển từ tiền pháp định sang tiền ảo. Và thứ ba, chính sách nới lỏng tiền tệ từ các ngân hàng trung ương trên toàn cầu "giúp thúc đẩy các tài sản lưu trữ giá trị như vàng và Bitcoin", Bloomberg nhận định.
Tuy nhiên, sự lạc quan của Bloomberg về Bitcoin không đồng nghĩa với nhận định tương tự về những tiền ảo khác, như Ether.
"Chúng tôi cho rằng giá đồng Ether sẽ không tăng nhiều so với xu hướng tăng của đồng Bitcoin", báo cáo của Bloomberg cho biết.
Trước Bloomberg , một số nhà đầu tư có sức ảnh hưởng, như quản lý quỹ Paul Tudor Jones hay tỷ phú Chamath Palihapitiya, cũng nhận định đồng Bitcoin sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Tính tới 18h ngày 5/6 (giờ Việt Nam), đồng Bitcoin giao dịch ở mức 9.774 USD, tăng 2,08% so với 24 giờ trước.
Viglacera đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 23% Lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 750 tỷ đồng, giảm 23%. Công ty dự kiến tiếp tục thoái toàn bộ vốn góp tại các đơn vị sản xuất gạch ngói đất sét nung. Viglacera (HoSE: VGC) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào ngày 19/6 tại Hà Nội. Cụ thể, HĐQT sẽ trình cổ đông kế hoạch...